Tình hình chung về lao động thanh niên ở Văn Giang

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 40 - 43)

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1. Tình hình chung về lao động thanh niên ở Văn Giang

Sự biến động của dân số có ảnh hưởng rất lớn tới quy mô của lực lượng lao động trong đó có lao động là thanh niên, ngoài ra còn ảnh hưởng tới chất lượng lao động, các vấn đề này luôn tác động tới vấn đề xã hội hiện đang rất quan tâm là việc làm. Chính vì đó mà vấn đề dân số, lao động và việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó mà trên thế giới cũng nhưở Việt Nam mối quan hệ dân số, lực lượng lao động và việc làm rất được quan tâm ở

nhiều phương diện khác nhau. Một mặt sự tái sản xuất dân số là nguồn cung cấp lực lượng lao động cho xã hội, mặt khác đảm bảo việc làm cho người lao

động nói chung và thanh niên nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong điều kiện dân số tăng nhanh.

Huyện Văn Giang có khoảng trên 17.000 thanh niên, trong đó có 3.944

đoàn viên đang tham gia sinh hoạt học tập công tác tại 220 chi đoàn cơ sở. Thanh niên huyện Văn Giang có trình độ học vấn ngày càng cao hơn trước, thông minh nhanh nhạy, tích cực đi trước đón đầu trong mọi lĩnh vực.

Đa số thanh niên tích cực học tập, tự khẳng định bản thân, chủđộng lập thân lập nghiệp tích cực tham gia vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội tại địa phương, chủ động áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh để làm giàu cho bản thân và gia đình.

Huyện Văn Giang có số thanh niên khá đông, chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động toàn huyện, năm 2011 lực lượng lao động là thanh niên trong huyện là 15.236 người, chiếm 44,37% LLLĐ huyện, năm 2012 là 16.533 người , năm 2013 có 17.091 người chiếm 44,89% LLLĐ toàn xã, bình quân qua 3 năm LLLĐ là thanh niên tăng 1,07%. người.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

Bảng 4.1 Thực trạng lao động là thanh niên ở Văn Giang

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh(%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Năm 2012 /năm2011 Năm 2013 /năm 2012 Tổng 15236 100 16533 100 17091 100 108,5 103,3 I. Theo giới Nam 7490 49,16 8103 49 8358 48,66 108,2 103,1 Nữ 7746 50,84 8430 51 8733 51,34 108,8 103,5 III. Theo độ tuổi Từ 15-19 5375 35,2 5102 30,8 6906 40,4 94,9 135,3 Từ 20-24 4985 32,7 3764 22,7 3134 18,3 75,5 83,2 Từ 25-35 4876 32,1 7667 46,5 7051 41,3 157,2 91,96 III. Theo trình độ 1. Đại học, cao đẳng 1822 11,9 1622 9,81 1077 6,3 89 66,3 2 .Trung cấp 1225 8,04 2784 16,8 1884 11,02 227,2 67,6 3. Sơ cấp 1116 7,32 2724 16,4 2310 13,5 244 84,8

4 . Công nhân kỹ thuật 2111 13,8 2247 13,5 2495 14,6 106,4 111

5. Chưa qua đào tạo C.môn 8962 58,94 7156 43,49 9325 54,58 99,8 110

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

Cũng như các huyện trong tỉnh, nhìn chung ở huyện Văn Giang, lực lượng lao động nữ tham gia vào thị trường lao động lớn hơn lao động nam và đang có chiều hướng tăng lên: năm 2011, lao động nữ chiếm 50,84%; năm 2012: 51% và năm 2013: 51,34%. Đồng thời, trong độ tuổi lao động, lao động nữ cũng chiếm tỷ

lệ lớn hơn lao động nam . Sở dĩ như vậy chủ yếu vì hai lý do sau: - Tỷ lệ nữ của tỉnh hiện tại đang lớn hơn tỷ lệ nam.

- Dân số nông thôn chiếm tỷ lệ lớn (80,39% tổng dân số của huyện), trong khi lao động nữ của Văn Giang hiện vẫn tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, dẫn đến lực lượng lao động nữ cao hơn lực lượng lao động nam trong nhiều năm qua. Lao động nam lại dễ thoát ly khỏi tỉnh để tìm việc làm ở nơi khác.

Mặt khác, lao động nữ thiếu việc làm có tỷ lệ lớn hơn lao động nam trong các năm 2012 và 2013 nguyên nhân là do, hiện tại thiếu việc làm tập trung chủ yếu ở nông thôn – nơi mà lao động nữ vẫn đang chiếm tỷ lệ cao hơn. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (không có việc làm từ 12 tháng trở

lên) cũng có xu hướng tăng dần qua các năm từ 2011 – 2013 và tập trung ở

lao động nữ nhiều hơn lao động nam. Tỷ lệ nữ không tham gia hoạt động kinh tế cũng nhiều hơn nam. Năm 2013, nữ không tham gia hoạt động kinh tế chiếm 54,34% so với tổng số người không hoạt động kinh tế.

LLLĐ thanh niên chia theo độ tuổi thì chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 25 – 34 tuổi, chiếm 60,34%. LLLĐ trong độ tuổi thanh niên năm 2011 đến năm 2013 chiếm 58,22. Mặt khác LLLĐ thanh niên trong huyện tương đối đông, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp, do vậy chưa tận dụng

được hết sức mạnh, tính sáng tạo, trình độ của LLLĐ trong độ tuổi thanh niên hội tìm kiếm việc làm ở những khu vực phi nông nghiệp.

LLLĐ thanh niên theo trình độ cũng chiếm tỷ lệ cao tuy nhiên tỷ lệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

4.1.2. Thc trng đinh hướng ngh nghip cho thanh niên huyn Văn Giang.

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)