c) Ảnh hưởng từ nhà trường
4.2.1. Giải pháp định hướng nghề nghiệp
Để định hướng hướng nghề nghiệp mang lại hiệu quả cho thanh niên huyện Văn Giang cần giải quyết được những vấn đề sau:
* Xác định sở thích phù hợp với nghề nghiệp
Có nhiều phương pháp để phát hiện sở thích, kỹ năng, tính cách, năng khiếu… của từng cá nhân, như trắc nghiệm tự khám phá sở thích nghề nghiệp, trắc nghiệm về màu sắc.
Theo lý thuyết của Holland, bất kỳ ai cũng thuộc một trong sáu nhóm sở
thích nghề nghiệp đặc trưng sau: Realistic – tạm dịch là thực tế (R); Investigate – tìm tòi (I); Artistic – nghệ thuật (A); Social – xã hội (S); Enterprising – dám làm (E) và cuối cùng là Conventional – quy củ (C). Ứng với mỗi nhóm sẽ có những lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp. Trắc nghiệm tự khám phá sở thích nghề
nghiệp theo lý thuyết của Holland được thực hiện qua việc bạn tự trả lời các câu hỏi về những công việc thích làm, những công việc có thể làm tốt, những nghề
nghiệp quan tâm, những kỹ năng cá nhân về máy móc, nghiên cứu khoa học, mỹ
thuật, giảng dạy, kinh doanh, hành chính.
* Nắm được các lĩnh vực nghề nghiệp tương ứng
Người có khả năng về kỹ thuật, công nghệ, hệ thống; ưa thích làm việc với đồ vật, máy móc, động thực vật; thích làm các công việc ngoài trời là người thuộc nhóm sở thích nghề nghiệp R, phù hợp với các ngành về kiến trúc, an toàn lao động, nghề mộc, xây dựng, thủy sản, kỹ thuật, máy tàu thủy, lái xe, huấn luyện viên, nông – lâm nghiệp (quản lý trang trại, nhân giống cá, lâm nghiệp…), cơ khí (chế tạo máy, bảo trì và sửa chữa thiết bị, luyện kim, cơ khí ứng dụng, tự động…), điện – điện tử, địa lý – địa chất (đo đạc, vẽ bản đồ địa chính), dầu khí, hải dương học, quản lý công nghiệp…
Người có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề thuộc nhóm sở thích I, phù hợp với các ngành thuộc lĩnh vực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56
khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, địa lý, địa chất, thống kê…); khoa học sự sống (sinh, công nghệ sinh học); khoa học xã hội (nhân học, tâm lý, địa lý…); y – dược (bác sĩ gây mê, hồi sức, bác sĩ phẫu thuật, nha sĩ…); khoa học công nghệ
(công nghệ thông tin, môi trường, điện, vật lý kỹ thuật, xây dựng…), nông – lâm (nông học, thú y…).
Người có khả năng về nghệ thuật, khả năng về trực giác, khả năng tưởng tượng cao, thích làm việc trong các môi trường mang tính ngẫu hứng, không khuôn mẫu, thuộc nhóm sở thích A phù hợp với các ngành về văn chương; báo chí (bình luận viên, dẫn chương trình…); điện ảnh; sân khấu; mỹ thuật; ca nhạc; múa; kiến trúc; thời trang, hội họa, giáo viên dạy sử/tiếng Anh, bảo tàng, bảo tồn…
Người có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, thích làm những việc như giảng giải, cung cấp thông tin, sự chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho những người khác, thuộc nhóm sở thích phù hợp với các ngành nghề như sư phạm, giảng viên, huấn luyện viên điền kinh; tư vấn – hướng nghiệp; công tác xã hội, sức khỏe cộng
đồng, thuyền trưởng, thư viện, bác sĩ chuyên khoa, thẩm định giá, nghiên cứu quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự, cảnh sát, xã hội học, nữ hộ sinh, chuyên gia về X-quang, chuyên gia dinh dưỡng…
Người có khả năng về kinh doanh, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác; có khả năng quản lý, thuộc nhóm sở thích E phù hợp với các ngành nghề về quản trị kinh doanh (quản lý khách sạn, quản trị nhân sự…), thương mại, marketing, kế toán – tài chính, luật sư, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, thông dịch viên, pha chế rượu, kỹ sư công nghiệp (ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp), bác sĩ cấp cứu, quy hoạch đô thị, bếp trưởng (nấu ăn), báo chí (phóng viên, biên tập viên…)…
Người có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với dữ liệu, theo chỉ dẫn của người khác hoặc thích làm công việc văn phòng, thuộc nhóm sở thích C phù hợp với các ngành nghề về hành chính, quản trị văn phòng, kế toán, kiểm toán...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57
+ Đội ngũ tổ chức hướng nghiệp.
- Trong trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học: - Thành lập tổ chức, nhóm tư vấn.
- Người tư vấn có nghiệp vụ về hướng nghiệp. - Trong xã hội:
Có chủ trương xây dựng nội dung hướng nghiệp và lồng ghép với các chương trình hoạt động của các Đoàn thể.
- Các phương tiện truyền thông có chuyên mục, chuyên trang hướng nghiệp. + Cơ sở, kỹ thuật:
- Tài liệu tư vấn, trắc nghiệm năng khiếu nghề nghiệp - Tư liệu kỹ thuật hướng nghiệp
- Bài tập thực hành trắc nghiệm này năng khiếu học sinh . - Diễn đàn định hướng nghề nghiệp .
Xây dựng hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao
động, thông tin nghề nghiệp – việc làm; tư vấn, giới thiệu việc làm tại các trường, cơ sởđào tạo đóng trên địa bàn huyện.
Phát triển hệ thống tư vấn kỹ năng tìm việc làm cho thanh niên: - Khảo sát thực trạng kỹ năng tìm việc làm của thanh niên - Hệ thống cung cấp thông tin tuyển dụng (website) - Kinh nghiệm phỏng vấn tuyển dụng
- Hiểu biết pháp luật lao động
- Hoạt động ngày hội việc làm, sàn giao dịch việc làm
Thực hiện các chính sách hỗ trợ thanh niên tham gia xuất khẩu lao động: - Học nghề và ngoại ngữ
- Cho vay tín dụng
Để giải quyết vấn đề còn tồn tại trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên huyện nói riêng, quan điểm chung:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58
Một là, Giải quyết việc làm cho người lao động phải gắn liền với việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, gắn với sự phát triển và mở rộng các thành phần kinh tế.
Hai là, Phải lấy giải quyết việc làm làm tại chỗ là chính kết hợp mở rộng và phát triển việc làm ngoại Tỉnh, nước ngoài và trợ giúp của Nhà nước. Từđó cần tiến hành các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên.
4.2.2. Giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên huyện
Văn Giang
Tạo công ăn việc làm cho thanh niên tại khu vực Văn Giang là một trong những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Tình trạng thiếu việc làm hoặc không có việc làm đầy đủ sẽ tác động rất lớn đến nền sự phát triển của nền kinh tế và thu nhập kinh tế. Trong nông nghiệp nông thôn, nhất là đối với khu vực huyện Văn Giang, vấn đề việc làm đã được
Đảng ủy, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể đặc biệt quan tâm, đã đưa ra nhiều kiến nghị và giải pháp tạo việc làm để thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần được bàn bởi bản thân thanh niên, với nguồn lực lao
động của nó không đáp ứng được công việc chuyên môn kỹ thuật cao... Vì vậy thiếu việc làm ngày một tăng, thanh niên thất nghiệp do không định hướng đúng ngày càng tăng.
Vì vậy đặt ra yêu cầu công tác định hướng đúng đắn cho thanh niên trong vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai đang trở thành vấn đề cấp bách hiện nay đối với khu vực huyện Văn Giang.
Từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường định hướng Xã hội Chủ
nghĩa đã có những thay đổi về tư duy và hành động tích cực về nhận thức và các giải pháp đầu tư nâng cao đào tạo gắn với sử dụng lao động, cân đối theo trình độ
nghề, nhu cầu ngành nghề để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy nguồn nhân lực đặc biệt đối với thanh niên về tự học tập, nâng cao trình độ nghề và các kỹ năng nghề.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59
Vấn đề tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm cho thanh niên áp dụng trên địa bàn huyện Văn Giang cần chú ý những vấn đề trọng tâm là:
- Thị trường lao động trong huyện đang tồn tại nghịch lý, nhiều người thất nghiệp hoặc mất việc làm đồng thời với nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao
động có nghề và lao động phồ thông không tuyển được lao động.
- Theo nhiều cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ học sinh chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%, chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành chọn học, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề bản thân chọn học. Khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm. Trong tổng số tìm được việc làm chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển, 50% thật sự ổn định. Vấn đề kỹ năng mềm là yêu cầu nhiều sinh viên, học sinh chưa đáp ứng được.
Hiện nay tư vấn hướng nghiệp là một công đoạn quan trọng của công tác hướng nghiệp, là hoạt động giúp cho học sinh – sinh viên thanh niên có điều kiện xác định nghề nghiệp (định hướng hoặc tìm chọn nghề) trên cơ sở đánh giá năng lực bản thân và nắm được định hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu nhân lực địa phương trong từng thời kỳ. Tuy nhiên nhìn chung hoạt động hướng nghiệp vẫn mang nặng tình hình thức; chất lượng và hiệu quả chưa cao.
- Vấn đề việc làm là điều quan tâm hàng đầu của thanh niên hiện nay, nhưng khi tham gia vào thị trường lao động, thanh niên thật sự gặp nhiều khó khăn vì thiếu kinh nghiệm, nhiều người chưa biết cách tìm hiểu việc làm phù hợp với năng lực, chưa biết cách làm bộ hồ sơ xin việc, tham gia phỏng vấn tuyển dụng.
Trong giai đoạn hiện nay các ngành, các cấp Đảng, chính quyền, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các Đoàn thể xã hội của huyện đã triển khai có hiệu quà một số giải pháp cụ thể như sau:
4.2.2.1. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế địa phương tạo việc làm mới cho thanh niên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60
Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt các vấn
đề kinh tế, chính trị, xã hội. Trong đó, kinh tế phát triển làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, chất lượng cuộc sống được cải thiện. Đồng thời, kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện hiện nay trước tiên cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi cấu trúc của các bộ phận hợp thành nền kinh tế và mối quan hệ giữa chúng có hướng đích, mục tiêu. Xác
định nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại - dịch vụ (gọi chung là dịch vụ), đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị
trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp).
Cùng với quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi cơ cấu lực lượng lao động xã hội. Thực tế nhiều địa phương cho thấy việc
đa dạng hoá và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang các cây trồng, con nuôi có giá trị kinh tế cao đã không chỉ giúp tăng thu nhập cải thiện đời sống mà còn tạo thêm được việc làm mới cho người lao động cũng như rút ngắn thời gian nông nhàn. Chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp hướng vào khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương.
Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp là cách giải quyết việc làm cho lao động
ở địa phương có hiệu quả, ít tốn kém và mang tình hiệu quả lâu dài. Các hoạt
động sản xuất nông nghiệp chuyển dần sang cơ giới hoá, đa dạng hoá dưới hình thức hộ kinh doanh hàng hoá, trang trại. Chính quyền địa phương nên có những chích sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ nông dân đầu tư phát triển các cây trồng, con nuôi có giá trị kinh tế cao bằng các chính sách thuế, đầu tư, tín dụng, khoa học, công nghệ, thị trường…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61
Để phát triển theo định hướng đó, vấn đề quan trọng nhất là cần xây dựng, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi thuận tiện cho sản xuất với sự tham gia của người dân, hỗ trợ cho người sản xuất thông tin về thị trường và tìm kiếm thị trường, hỗ
trợ về tín dụng và hệ thống các dịch vụ thông tin và chuyển giao công nghệ.
Đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng như: đường xá, và các dịch vụ xã hội đảm bảo cho hộ nông dân từng bước thâm nhập vào các hoạt động sản xuất, lưu thông và tiêu thụ, tạo ra sức mua mới cho nông dân. Chuyển từ sản xuất lúa sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, rau xanh có giá trị cao, trồng hoa và chế
biến nông sản tại chỗ. Kết hợp trồng lúa với nuôi trồng thuỷ sản (1 vụ lúa, 1 vụ
cá); Kết hợp cấy lúa với trồng cây ăn quả;
Đẩy mạnh phát triển các hoạt động thương mại và dịch vụ: Dựa vào tổ
chức, cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có, tiến hành sắp xếp lại hệ thống dịch vụ đa dạng cho sản xuất và đời sống, đa dạng hóa hình thức quy mô hoạt động, những người tham gia hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ cần thực hiện đúng trách nhiệm để đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và xã hội cho địa phương. Tuy nhiên hiện nay hoạt động thương mại dịch vụ trong phường còn nhỏ bé, tự phát và chưa có điều kiện tốt để mở rộng hình thức hoạt động. Vì vậy cần nâng cao năng lực sáng tạo trong quản lý của hệ thống chính quyền cơ sở. Về phía chính quyền cần đóng vai trò trong việc khuyến khích phát triển, đồng thời quản lý các hoạt động thương mại, dịch vụ. Qua đó sẽ thúc đẩy sự phát triển việc làm tại chỗ
và nâng cao vị trí của địa phương.
Phát triển các cơ sở công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn với hình thức sở hữu đa dạng và không hạn chế thuê mướn lao động. Phát huy được vai trò, thế mạnh và sự năng động, sáng tạo của thanh niên trong phường. Đồng thời tiếp tục thực thi những chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư, sử
dụng hiệu quả quỹđất của phường.
Phải từng bước đa dạng hoá việc làm, đa dạng hoá thu nhập, giảm dần số
lao động nông nghiệp; đa dạng hoá các ngành nghề để tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62
4.2.2.2. Xã hội hoá vấn đề giải quyết việc làm, tăng cường sự lãnh đạo của nhà nước về việc làm của thanh niên
Xã hội hoá trong giải quyết việc làm cho thanh niên là quá trình mở rộng sự
tham gia của các chủ thể, các đối tác xã hội với các hình thức, phương thức đa dạng, linh hoạt nhằm huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng, xã hội cùng Nhà nước tạo nhiều việc làm cho lao động xã hội, cho thanh niên. Đây không chỉ là chủ trương mà còn là giải pháp quan trọng để huy động mọi nguồn lực của xã hội vào giải quyết việc làm, là vấn đề vừa cơ bản, lâu dài vừa cấp thiết hiện nay
ở nước ta, đặc biệt là đối với thanh niên.
Trước hết cần phát huy vai trò xung kích của tổ chức Đoàn Thanh niên trong giải quyết việc làm cho thanh niên. Đoàn Thanh niên cần phải được tạo
điều kiện và chủ động tham gia với Nhà nước hoàn thiện chính sách, thực hiện các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; đẩy mạnh phong trào thi