NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý: Huyện Văn Giang là huyện cực tây bắc của tỉnh Hưng Yên, nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, bên bờ tả ngạn sông Hồng, giáp với Hà Nội. Phía Nam giáp huyện Khoái Châu, phía Đông Nam giáp huyện Yên Mỹ, phía
Đông Bắc giáp huyện Gia Lâm Hà Nội và huyện Văn Lâm của Hưng Yên. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Gia Lâm, phía Tây giáp huyện Thanh Trì,
đều của Hà Nội. Phía Tây Nam giáp huyện Thường Tín của tỉnh Hà Tây (cũ). Chảy dọc theo ranh giới với huyện Văn Lâm là con sông đào Bắc Hưng Hải. Sông Hồng làm ranh giới tự nhiên với huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín. Diện tích tự nhiên của huyện Văn Giang là 71,79 km².
Vì vậy huyện Văn Giang được coi là cửa ngõ của trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước. Là vùng đất trung tâm giáp ranh với nhiều vùng kinh tế, văn hóa, chính trị trọng điểm. Vì thế, Văn Giang có nhiều
điều kiện để giao lưu, học hỏi và phát triển. Người dân Văn Giang nói chung và thế hệ trẻ thanh niên nói riêng lại có thêm nhiều cơ hội trong vấn đề việc làm. Bởi vì sống trong bối cảnh vùng đang có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, lại ổn định về chính trị là điều kiện rất thuận lợi cho thanh niên lựa chọn nghề nghiệp với sự phong phú đa dạng về chủng loại. Kinh tế của vùng đất Văn Giang đang được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng với nhiều loại hình kinh tế, là điều kiện rất thuận lợi cho thanh niên có thể lựa chọn cho mình một nghề nghiệp ổn định trên chính mảnh đất quê hương của mình. Tuy nhiên trước những cơ hội như vậy thì thanh niên lại gặp không ít khó khăn. Bởi sự
biến động mạnh mẽ về kinh tế, khi đời sống vật chất ngày càng nâng cao rõ rệt ít nhiều sẽ tác động tới sự nhận thức cũng như sự lựa chọn của thanh niên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22
nhất là trong lĩnh vực nghề nghiệp. Có thể sẽ có thanh niên phát huy được năng lực của mình dựa trên nền tảng của sự phát triển kinh tế vùng, những cũng có khi có những thanh niên lại bị điều kiện xã hội chi phối gây sự lệch lạc về nhận thức dẫn tới sai hướng trong nghề nghiệp sẽ kéo theo nhiều hậu quả như không phát huy được năng lực, sở trường, không làm ra kinh tế, chán nản dẫn tới thất nghiệp …ảnh hưởng nghiêm trọng tới gia đình và xã hội.
3.1.2. Tình hình phân bổ sử dụng đất đai của Văn Giang
Văn Giang có tổng diện tích tự nhiên là 7.180.88 ha, Bao gồm 5.683,20 ha đã thống kê theo đơn vị hành chính , Đất đai huyện Văn Giang
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm từ 2011 – 2013 Chỉ Tiêu 2011 2012 2013 So sánh(%) SL (ha) Cơ cấu (%) SL (ha) Cơ cấu (%) SL (ha) Cơ cấu (%) Năm 2012/ Năm 2011 Năm 2013/ Năm 2012 Tổng diện tích đất tự nhiên 7180,88 100 7180,88 100 7180,88 100 100 100 I. Đất NN 4411,87 61,4 4395,44 61,2 4342,86 60,4 99,6 99,8 1. Đất sản xuất nông nghiệp 3914,00 88,7 3901,57 88,7 3879,91 89,3 99,6 99,4 2. Đất nuôi trồng thuỷ sản 446,51 10,1 442,51 10 411,59 9,47 99,6 99,4 3. Đất nông nghiêp khác 51,36 1,16 51,36 1,16 51,36 1,18 100 100
II. Đất phi nông nghiệp 2769,01 38,5 2785,44 38,7 2838,02 39,5 100 100
1. Đất ở 807,62 29,1 814,65 29,2 820,71 28,9 100,8 100,7
2. Đất chuyên dùng 1609,33 58,1 1618,35 58,1 1665,84 58,6 100,5 102,9
3. Đât tôn giáo, tín ngưỡng 23,63 0,85 23,63 0,84 23,65 0,83 100 100
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24
3.1.3. Tình hình dân số và lao động
Huyện Văn Giang có 106.989 người, trong đó dân số nông nghiệp chiếm tới hơn 60%. Mật độ dân số trung bình là 1454 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,61%. Mặc dù mức sinh giảm nhanh nhưng kết quả chưa thật vững chắc, tỷ lệ phát triển dân số còn cao, mật độ dân sốđông, cơ cấu dân số
trẻ còn thấp. Đây là những thách thức lớn đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và sự phát triển bền vững.
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Văn Giang
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh(%) Năm 2012/ năm 2011 Năm 2013/ năm 2012 Tổng dân số Người 104808 106072 106955 101,2 100,8 I. Tổng số hộ Hộ 26202 26718 27138 102 101,5 1. Hộ nông nghiệp Hộ 16507 17099 17639 103,5 103,1 2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 9695 9619 9499 99,2 98,7
II.Tổng số lao động Người 43327 43850 44215 101,2 100,8
1.Lao động nông nghiệp Người 28595 29379 30066 102,7 102,3 2.Lao động phi nông nghiệp Người 14732 14471 14149 98,2 97,7
Nguồn: Phòng thống kê huyện Văn Giang * Lao động - việc làm và mức sống dân cư
Toàn huyện có 44.493 lao động, chiếm 41,34% dân số; trong đó lao
động nông - lâm- nghiệp chiếm 66 %, còn lại là lao động tham gia các ngành sản xuất khác. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện chưa thật hợp lý, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp do tính chất thời vụ nên vẫn còn tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp. Theo điều tra, hàng năm lao động của huyện mới chỉ sử
dụng hết 70% thời gian lao động. Hiện tại có khoảng 2 - 3% lao động thường xuyên không có việc làm và khoảng 30% lao động nông nghiệp nhàn rỗi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25
Có thể nói nguồn lao động của huyện khá dồi dào, song trình độ còn hạn chế. Tình trạng không có hoặc thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên học sinh mới ra trường, cũng như lực lượng lao động nông nhàn vẫn là vấn đề bức xúc cần giải quyết, đặc biệt trong khi sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ cấu lao động chưa cân đối, còn nặng về sản xuất nông nghiệp; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, du lịch chưa phát triển đa dạng ...
đã gây hạn chế rất lớn đến khả năng khai thác triệt để nguồn tài nguyên quý giá này. Trong tương lai đểđáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của huyện, thì việc đào tạo, nâng cao chất lượng, trình độ lao động sẽ là vấn đề phải được quan tâm, đểđáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
3.1.4. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật
Cấp điện: Huyện Văn Giang được cấp điện bằng hệ thống lưới điện 34KV. Hiện đã có 100% thôn, xã và 100% số hộ dân được dùng điện phục vụ
sinh hoạt và sản xuất.
Cấp nước: Số hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 80%. Hệ
thống cấp nước sạch mới chỉ tập trung ở huyện lỵ, các khu vực nông thôn dùng nước giếng khoan hộ gia đình.
Giao thông: Đến nay, các tuyến đường 207A,B,C, 205A,B, 195, 199B, 179 đã được cải tạo, nâng cấp; làm mới đường nội thị, đường liên xã Liên Nghĩa - Long Hưng. Hầu hết các tuyến đường liên xã, liên thôn đã được rải nhựa, bê tông hoặc vật liệu cứng.
Mạng lưới giao thông đường bộ của huyện khá hoàn thiện, bao gồm: 17,3 km đường do Trung ương, tỉnh quản lý,17 km đường huyện quản lý, 311,4 km đường xã, thôn, xóm đan xen đi lại khá thuận tiện, chất lượng
đường tốt đa phần được rải nhựa hoặc bê tông, gạch hoá. .
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26
Bảng 3.3. Hiện trạng hệ thống giao thông cuả huyện
Chỉ tiêu Chiều dài (km) So sánh(%) 2011 2012 2013 Năm 2012/ năm 2011 Năm 2013/ Năm 2012 1. Đường do TW, tỉnh quản lý 17,3 17,3 17,3 100 100 - Mới nâng cấp hoặc sửa chữa 13,2 14,1 15,2 109,8 107,8 - Đường xấu, xuống cấp 4,1 3,2 2,1 78 65,6
2. Đường do huyện quản lý 17 17 17 100 100
- Đã được trải nhựa 11 11 11 100 100 - Chưa được trải nhựa 6 6 6 100 100