Khả năng năng phân hủy thuốc Butachlor của các cộng đồng vi khuẩn hiếu khí

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn hiếu khí phân hủy butachlor từ đất luân canh lúa – màu ở một số huyện tại đồng bằng sông cửu long (Trang 37 - 40)

khí phân lập từ đất luân canh lúa - màu trong môi trƣờng khoáng tối thiểu

Các cộng đồng vi khuẩn hiếu khí đƣợc phân lập từ 20 mẫu đất gồm 8 mẫu đất ở vụ lúa và 12 mẫu đất ở vụ màu từ 14 ruộng luân canh lúa - màu tại 3 huyện Cai Lậy, Bình Tân và Chợ Mới trong môi trƣờng dung dịch khoáng tối thiểu có bổ sung Butachlor ở nồng độ 20 ppm. Butachlor đƣợc xem nhƣ là nguồn cacbon duy nhất cho vi khuẩn sử dụng, sau 5 lần làm giàu mật số cộng đồng vi khuẩn gồm có 12 cộng đồng vi khuẩn ở vụ màu và 8 cộng động vi khuẩn ở vụ lúa, các cộng đồng này đƣợc khảo sát khả năng phân hủy Butachlor ở nồng độ 20 ppm trong môi trƣờng khoáng tối thiểu với 28 ngày nuôi cấy. Kết quả cho thấy có 10/12 cộng đồng vi khuẩn ở vụ màu và 7/8 cộng đồng vi khuẩn ở vụ lúa đều có khả năng phân hủy Butachlor, kết quả chi tiết đƣợc trình bày nhƣ sau:

25  Huyện Cai Lậy (Tiền Giang)

Theo Hình 3.1 ở huyện Cai Lậy có 5 cộng đồng vi khuẩn đƣợc thực hiện thí nghiệm để khảo sát khả năng phân hủy Butachlor đƣợc phân lập từ đất luân canh lúa - màu , sau 28 ngày ủ kết quả cho thấy có 4 cộng đồng vi khuẩn phân hủy Butachlor ở nồng độ 20 ppm là CL4M (7,6%), CL4L (4,4%), CL36M (3,2%), CL49M (4,5%) và 4 cộng đồng vi khuẩn này đều khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng, cộng đồng phân hủy Butachlor nhiều nhất là CL4M (ở vụ màu). Trong 4 cộng đồng vi khuẩn phân hủy Butachlor có 3 cộng đồng vi khuẩn phân hủy Butachlor ở vụ màu là CM4M, CM36M, CM49M và 1 cộng đồng vi khuẩn phân hủy Butachlor ở vụ lúa là CL4L. Trong cùng một ruộng luân canh lúa - màu, cộng đồng vi khuẩn CL4M ở vụ màu phân hủy Butachlor hiệu quả hơn cộng đồng vi khuẩn CL4L ở vụ lúa. Nhƣ vậy, cộng đồng vi khuẩn ở vụ trồng màu phân hủy Butachlor ở nồng độ 20 ppm tốt hơn ở vụ trồng lúa. Theo kết quả điều tra tình hình sử dụng hoạt chất Butachlor thì hoạt Butachlor không đƣợc nông dân ở huyện Cai Lậy sử dụng nhƣng kết quả khảo sát cho thấy các cộng đồng vi khuẩn ở huyện này có khả năng phân hủy Butachlor, nguyên nhân có thể là do trong quá trình điều tra, nông dân chỉ nhớ việc sử dụng hoạt chất ở những lần gần nhất nhƣng thực chất là thuốc Butachlor đã đƣợc sử dụng ở những vụ trƣớc đó hoặc là những điều kiện trong thí nghiệm có thể giúp các cộng đồng vi khuẩn này thích nghi và có tiềm năng phân hủy Butachlor vì mức độ phân hủy Butachlor của các cộng đồng vi khuẩn này ở mức thấp.

Hình 3.1. Khả năng phân hủy thuốc Butachlor của cộng đồng vi khuẩn trên mô hình luân canh lúa - màu tại huyện Cai Lậy - TG sau 28 ngày nuôi ủ (n = 4)

26  Huyện Chợ Mới (An Giang)

Kết quả ở Hình 3.2 cho thấy tại huyện Chợ Mới có 7 cộng đồng vi khuẩn đƣợc sử dụng trong thí nghiệm để khảo sát khả năng phân hủy Butachlor đƣợc phân lập từ đất luân canh lúa - màu. Sau 28 ngày nuôi cấy có 5/7 cộng đồng vi khuẩn phân hủy Butachlor bao gồm: CM41M (16%), CM41L (2,2%), CM42M (18,2%), CM44M (3,6%), CM44L (12,7%), đều khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng, cộng đồng phân hủy Butachlor nhiều nhất là CM42M ( ở vụ màu). Trong đó có 3 cộng đồng vi khuẩn phân hủy Butachlor ở vụ màu là CM41M, CM42M, CM44M và 2 cộng đồng vi khuẩn ở vụ lúa là CM41L và CM41L. Cộng đồng vi khuẩn CM41M ở vụ màu phân hủy Butachlor hiệu quả hơn cộng đồng vi khuẩn CM41L ở vụ lúa trong cùng một ruộng luân canh lúa - màu, ngƣợc lại, cộng đồng vi khuẩn CM44L ở vụ lúa phân hủy Butachlor tốt hơn cộng đồng vi khuẩn CM44M ở vụ màu.

Hình 3.2 Khả năng phân hủy thuốc Butachlor của cộng đồng vi khuẩn trên mô hình luân canh lúa - màu tại huyện Chợ Mới - AG sau 28 ngày nuôi ủ (n = 4)

Huyện Bình Tân (Vĩnh Long)

Hình 3.6 cho thấy tất cả 8 cộng đồng vi khuẩn ở huyện Bình Tân đều thể hiện hoạt động phân hủy Butachlor sau 28 ngày nuôi ủ, đều khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Các cộng đồng vi khuẩn phân hủy Butachlor gồm có BT50M (17,7%), BT50L (9,9%), BT52M (11,4%), BT52L (13,5%), BT51M (7,5%), BT53M (10,1%), BT3L (30,4%) và BT4L (10,6%). Cộng đồng phân hủy Butachlor nhiều nhất là BT3L ( ở vụ lúa). Trong đó có 4 cộng đồng phân hủy Butachlor ở vụ màu là BT50M, BT52M, BT51M, BT53M và 4 cộng đồng phân hủy Butachlor ở vụ lúa là BT50L, BT52L, BT3L và BT4L. Cộng đồng vi khuẩn BT50M ở vụ màu phân hủy Butachlor hiệu quả

27

hơn so với cộng đồng vi khuẩn BT50L ở vụ lúa trong cùng một ruộng luân canh lúa màu. Ngƣợc lại, cộng đồng vi khuẩn BT52L ở vụ lúa cho thấy khả năng phân hủy Butachlor tốt hơn cộng đồng vi khuẩn BT52M ở vụ màu trong cùng một ruộng luân canh lúa – màu. Theo kết quả điều tra tình hình sử dụng hoạt chất Butachlor thì hoạt Butachlor không đƣợc nông dân ở huyện Bình Tân sử dụng nhƣng kết quả khảo sát cho thấy các cộng đồng vi khuẩn ở huyện này có khả năng phân hủy Butachlor, nguyên nhân có thể là do trong quá trình điều tra, nông dân chỉ nhớ việc sử dụng hoạt chất ở những lần gần nhất nhƣng thực chất là thuốc Butachlor đã đƣợc sử dụng ở những vụ trƣớc đó hoặc là những điều kiện trong thí nghiệm có thể giúp các cộng đồng vi khuẩn này thích nghi và có tiềm năng phân hủy Butachlor vì mức độ phân hủy Butachlor của các cộng đồng vi khuẩn này ở mức thấp.

Hình 3.3 Khả năng phân hủy thuốc Butachlor của cộng đồng vi khuẩn trên mô hình luân canh lúa - màu tại huyện Bình Tân - VL sau 28 ngày nuôi ủ (n = 4)

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn hiếu khí phân hủy butachlor từ đất luân canh lúa – màu ở một số huyện tại đồng bằng sông cửu long (Trang 37 - 40)