Kiêng không mời cưới khi chưa tổ chức đám hỏ

Một phần của tài liệu Đề tài: Nghiên cứu các nghi lễ trong các đám cưới hỏi xưa và nay (Trang 30 - 31)

2 Dương Công Hầu, 195, Sách căn duyên tiền định – phần 1 đại kỵ, NXB Thời Đại.

2.6.Kiêng không mời cưới khi chưa tổ chức đám hỏ

Đây là điều kiêng kỵ dành cho nhà gái. Thông thường, nhà trai sẽ ấn định hôn lễ dựa trên cơ sở thỏa thuận, đồng ý của nhà gái. Ngày ăn hỏi, hai bên gia đình sẽ ấn định một lần cuối về hôn lễ. Trước đám ăn hỏi, nhà trai có thể mời cưới họ hàng, các bạn bè xa gần nhưng nhà gái chỉ được mời sau đám ăn hỏi, nếu như không sẽ bị chê là “vô duyên” vì “chưa ai hỏi mà đã cưới”.

Tuy nhiên, bây giờ, để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhiều gia đình thường xây dựng ăn hỏi và cỗ cưới liền ngày nhau nên nhà gái khó tránh khỏi việc mời cưới trước.

2.7. Kiêng kỵ khi đón dâu

Lúc cô dâu theo chồng về nhà trai phải đi thẳng về phía trước, không được ngoái lại nhìn hay có vẻ quyến luyến nhà mình. Dân gian cho rằng, đi theo chồng mà ngoảnh đầu nhìn lại nhà cha mẹ thì cô dâu đó sẽ khó dạy bảo, sau này cũng không chu đáo việc nhà chồng.

Mẹ đẻ không nên đưa con gái về nhà chồng, bởi theo người xưa khi hai mẹ con xa nhau thường quyến luyến ôm nhau khóc. Nước mắt biệt ly e sẽ không lành, do đó kiêng mẹ đẻ tiễn con gái về nhà chồng.

Nhưng ngày nay trong lễ cưới nhiều cô dâu bước chân ra khỏi nhà mẹ đẻ vẫn bật khóc nức nở mà… không hiểu vì sao. Còn nhiều gia đình quán triệt chỉ có bố cô dâu, họ hàng thân cận, các vị cao lão mới được đưa cô dâu về nhà chồng.

Nhiều nhà còn thực hiện đến nhà gái đón dâu phải đi một đường, còn đón cô dâu về theo một đường khác để tránh những điều không may sẽ theo về nhà.

Xưa cô dâu đang mang bầu khi về nhà chồng không được đi vào từ cửa chính, mà phải đi vòng ra cửa sau để vào (người xưa cho là cô dâu có bầu mà đi cửa trước sẽ làm nhà trai sau này làm ăn không may mắn).

Kiêng mẹ chồng đứng ở cửa đón con dâu, điều này lý giải là để cô dâu không đòi bỏ về nhà theo mẹ đẻ, và mẹ chồng nàng dâu không xung khắc sau này.

Khi đoàn rước dâu về, mẹ chồng sẽ cầm bình vôi (bình vôi là biểu hiện tiền của, quyền hành trong nhà, không muốn con dâu thay thế). Ngày nay không có bình vôi, mẹ chồng cầm chùm chìa khóa thay thế. Khi hai họ đã yên vị được một lúc, mẹ chồng mới xuất hiện để đón con dâu và đi chào, cảm ơn hai họ.

Một phần của tài liệu Đề tài: Nghiên cứu các nghi lễ trong các đám cưới hỏi xưa và nay (Trang 30 - 31)