Điều 1057: Hôn nhân thành tựu do sự ưng thuận của đôi bên, được phát biểu hợp lệ giữa những người có khả năng pháp luật; sự ưng thuận ấy không thể thay thế bởi bất cứ một thế lực nhân loại nào.
Sự ưng thuận kết hôn là một hành vi của ý chí, do đó người nam và người nữ trao thân cho nhau và chấp nhận nhau để tạo lập hôn nhân, bằng một giao ước không thể thu hồi được.
Ở đây chúng ta nhất thiết cần phải thêm rằng điều kiện của tính chất không thể thu hồi được hay bất khả tháo gỡ của hôn nhân Công Giáo là họ phải được kết hôn trong Chúa, tức hôn nhân phải hợp pháp, được cả hai người hoàn toàn tự do đồng thuận, thành sự, được Giáo Hội chứng giám và đại diện Chúa chúc phúc. Theo thánh Phaolô, tất cả mọi Kitô hữu muốn kết hôn hay tái kết hôn một cách hợp pháp và thành sự đều phải thực hiện hôn ước của mình “trong Chúa”. Chỉ những hôn nhân được thực hiện như thế mới thực sự là “đã được Thiên Chúa phối hợp” Vì thế, những hôn nhân ấy mới mang đầy đủ tính chất “bất khả tháo gỡ.”
Quyền kết hôn và lập gia đình là một quyền căn bản của con người được Giáo luật và Dân luật tôn trọng và bảo vệ. Do đó, những ai không bị luật cấm đều có quyền kết hôn, tuy nhiên chúng ta cần phải xem người đó có liên quan tới những qui định của giáo luật:
Về sức khỏe: Người nam và người nữ phải là những người lành mạnh và trưởng thành về tâm sinh lý. Trên nguyên tắc dù người nam hay người nữ mắc bệnh gì cũng có quyền kết hôn, với điều kiện là người phối ngẫu đã được thông báo trước và vẫn đồng ý kết hôn (bệnh xã hội…). Tuy nhiên, với một người không có khả năng sống đời vợ chồng (như điên khùng hay bất lực giao hợp vĩnh viễn) thì tiêu hủy hôn nhân
Về sự tự do kết hôn : Các đương sự phải được tự do chọn lựa kết hôn, có nghĩa tự do chọn lựa vợ chồng. Mọi hình thức gây áp lực tâm, thể lý ảnh hưởng đến sự tự do kết hôn đều vi phạm nhân phẩm con người, và làm cho hôn nhân
vô hiệu. Việc đính hôn hay lễ ăn hỏi không nhất thiết buộc phải kết hôn, mà chỉ có quyền đòi đền bù thiệt hại nếu việc kết hôn không thành.
Về huyết tộc : Hội Thánh cấm kết hôn với người có liên hệ huyết tộc trực hệ (họ máu hàng dọc) dù pháp lý hay tự nhiên, hay có liên hệ bàng hệ (họ máu hàng ngang) đến đời thứ bốn: sự kết hôn vô hiệu. Như vậy, không ai có quyền kết hôn với con ruột, con nuôi, con ngoại hôn của mình; không được kết hôn với cháu nội hay cháu ngoại, với anh chị em ruột của mình.
Về liên hệ hôn nhân: Các đương sự phải là những người chưa kết hôn hoặc đã kết hôn mà người phối ngẫu đã chết. Không được kết hôn với họ hàng trực hệ của người phối ngẫu đã chết. Giáo hội cũng cấm việc kết hôn với người họ hàng trực hệ của người đã sống chung như vợ chồng hay tư tình công khai với mình.
Về sự hiểu biết liên quan tới hôn nhân: Các đương sự phải hiểu rõ hôn nhân là gì, các điều kiện cần phải có, ý nghĩa của lời ưng thuận, các nghĩa vụ và quyền lợi của đời sống vợ chồng. Chúng ta đều biết, sau tuổi dậy thì có thể suy đoán là có sự hiểu biết này.
Về tôn giáo: Tôn giáo ảnh hưởng rất quan trọng tới đời sống hôn nhân, nhất là khi quan niệm về hôn nhân giữa hai tôn giáo khác nhau (công nhận đa thê, ly dị). Giáo hội Công giáo mong ước những người cùng niềm tin kết hôn với nhau, đồng thời cũng cho phép kết hôn với người khác đạo hoặc cùng Kitô giáo nhưng không hiệp thông với Hội Thánh Roma. Hôn nhân với người chưa được Rửa tội mà không có phép chuẩn thì không có giá trị trước mặt Giáo hội. Những người đã thề hứa sống độc thân (phó tế, linh mục và tu sĩ khấn trọn đời) phải xin miễn chuẩn đặc biệt để kết hôn thành sự.
Về thủ tục: Việc kết hôn Công giáo phải được công bố công khai ở những nơi đương sự sống thời gian lâu dài. Tại Việt-Nam, phải công bố trong Nhà thờ xứ Ba tuần (việc công bố 2 lần hay 1 lần tùy quyết định của Giám mục Giáo phận). Trong mục vụ, cần yêu cầu đôi bạn phải những giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận rửa tội và Thêm sức mới cấp chưa quá sáu tháng.
- Hộ khẩu và chứng minh nhân dân (nếu linh mục không biết mặt đương sự) - Giấy giới thiệu của Cha xứ mỗi đương sự, nếu ở giáo xứ khác chuyển đến xác nhận tình trạng độc thân của đương sự.
- Khi quyết định ngày chứng hôn theo Giáo luật, có giấy Đăng ký kết hôn dân sự.
- Nếu được nhờ chứng hôn, phải có giấy Ủy quyền của Cha có trách nhiệm và giấy chứng nhận đã học giáo lý căn bản và giáo lý hôn nhân.
Hôn nhân không chỉ liên quan tới đôi bạn mà còn là một sinh hoạt quan trọng của gia đình và cộng đồng dân Chúa. Do đó, nghi thức Hôn nhân phải được cử hành tại Nhà thờ xứ, họ để gia đình và cộng đoàn tham dự thánh lễ, và chúc mừng đôi tân hôn. Nếu có lý do chính đáng, Đức Giám Mục có thể cho phép cử hành nơi khác, nếu không, cử hành tự ý sẽ bị coi là lén lút và vô hiệu.
Nghi thức hôn nhân phải được cử hành công khai, với sự chứng hôn của một thừa tác viên giáo sĩ đại diện Giáo hội Công giáo và hai nhân chứng đại diện cộng đoàn xứ đạo. Thường các nhân chứng là người có đạo, một nam một nữ nhưng không nhất thiết, điều quan trọng là hai nhân chứng này có đủ tư cách để làm chứng về mặt pháp lý.
3.2. Đám cưới chạy tang
Trong phong tục cưới hỏi Việt Nam, đám cưới không chỉ là ngày vui của đôi trai gái, mà còn là hỷ sự, là ngày vui chung được cả đại gia đình đón đợi. Tuy nhiên cuộc sống thường xảy ra rất nhiều những tình huống không thể lường trước được. Một trong những tình huống không mong muốn trong thời gian chuẩn bị cho đám cưới là việc gia đình hai bên có người đột ngột qua đời hoặc vì lý do đau yếu khó qua khỏi. Theo quan niệm truyền thống, khi trong nhà còn tang, trên đầu còn có vành khăn trắng, nhất là đại tang thì tránh mọi cuộc vui. Nhưng vì đám cưới đã được chuẩn bị không thể dời lại, hay vì cặp trai gái và gia đình cũng không muốn để hết mãn tang mới cử hành hôn lễ. Nhất là các
gia đình cả đôi bên đều có ông bà lớn tuổi. Lúc này hai gia đình sẽ gấp rút chuẩn bị mọi thứ cho đám cưới, gọi là "Cưới bôn tang, tức là cưới chạy tang". Cưới chạy tang thường tổ chức đơn giản, gọn lẹ, tránh cầu kỳ phô trương, có thể bỏ bớt các lễ nghi nhưng về cơ bản vẫn phải giữ đúng trong phong tục cưới hỏi của người Việt.
Khi đó, người chết nằm tạm trên giường, đắp chăn chiếu lại, chưa nhập quan, hoặc gia đình có thể tự làm thủ tục khâm liệm, nhập quan nhưng chưa làm lễ thành phục. Theo nghi lễ, nếu chưa thành phục thì trong nhà chưa ai được khóc. Hàng xóm tuy có biết nhưng gia đình chưa phát tang thì chưa đến viếng, trừ thân nhân ruột thịt và những người lân cận tối lửa tắt đèn có nhau, coi như người nhà.
Trong khi đó, cả hai gia đình chuẩn bị gấp đám cưới cũng làm đủ lễ đưa dâu, đón dâu, yết cáo gia tiên, lễ tơ hồng... nhưng lễ vật rất đơn sơ, thành phần giản lược, bó hẹp trong phạm vi gia đình và một vài thân nhân.
Nếu gia đình nhà gái có đám tang thì mọi nghi lễ ăn hỏi sẽ được tổ chức đơn giản và chỉ đãi tiệc vào ngày cưới, khách khứa cũng sẽ bị giới hạn. Bố mẹ cô dâu và những người có tang sẽ không đưa cô dâu sang nhà chồng trong ngày rước dâu mà nhờ tới những người đại diện.
Ngược lại, nếu nhà trai có đám tang thì số lượng đoàn rước sang nhà gái cũng bị rút gọn. Những nghi lễ cơ bản vẫn phải được tiến hành đúng các nghi lễ theo phong tục cưới hỏi Việt Nam. Tuy nhiên, nếu gia đình bên nào có người mới qua đời thì nghi thức cưới bên gia đình đó sẽ đơn giản bớt các thủ tục nghi lễ và cũng tránh cầu kỳ, rầm rộ.
Công việc cưới, gả xong mới bắt đầu phát tang. Cô dâu chú rể mới, trở thành thành viên của gia đình, chịu tang chế như mọi con cháu khác. Nếu hai gia đình thông cảm cho nhau, có thể trong một ngày, từ sáng đến trưa cưới dâu, chiều tối phát tang.
Trong trường hợp nhà có đám cưới mà hàng xóm có đám tang, người biết phép lịch sự và lòng nhân ái không bao giờ cười đùa vui vẻ trước cảnh buồn thảm của người khác. Trong trường hợp trên, vẫn tiến hành lễ cưới bình thường nhưng không nên mở băng nhạc và ca hát ầm ĩ, tránh tình trạng “kẻ khóc người cười”.
3.3. Hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Hôn nhân có yếu tố nước ngoài được hiểu là: “Quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”7.
Trong những năm gần đây với chính sách “Hoà bình, hữu nghị mở rộng giao lưu với tất cả các nước trên thế giới” thì ở Việt Nam các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng và phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
Ngoài những mục đích kết hôn trong sáng, lành mạnh thì cũng còn nhiều trường hợp dựa vào quy định này để làm sai trái và sai mục đích kết hôn
3.4. Đám cưới tập thể
Là hình thức tuy một lễ cưới nhưng cho nhiều cặp cô dâu chú rể.
Ai trong đời cũng luôn ao ước có một đám cưới trang trọng và ấm cúng. Thế nhưng việc tổ chức một lễ cưới với các công nhân xa xứ trở thành một việc hết sức khó khăn vì đồng lương ít ỏi hằng tháng mà họ kiếm được phải trang trải cho cuộc sống bản thân, phần thì phải gửi về quê nhà lo cho người thân.
Ở Việt Nam sự kiện đám cưới tập thể đã và đang trở thành chỗ dựa tinh thần cho những bạn thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Đám cưới tập thể nhằm tuyên truyền nếp sống văn minh, tiết kiệm cho thanh niên công nhân, chăm lo cho thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, tôn vinh những nét đẹp truyền thống của lễ cưới Việt Nam. Hạnh phúc muộn của những đôi uyên ương khuyết tật đã được thành đoàn thành phố quan tâm và tổ chức tại
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/10/2015 vừa qua8.Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân TP.HCM - Thành Đoàn TP.HCM, đã tổ chức chương trình “Lễ cưới tập thể năm 2015”9...
Đám cưới ý nghĩa này khiến họ cảm thấy hạnh phúc và vững tin hơn nhiều vào cuộc sống. Nhiều người không thể kìm nén được sự xúc động vỡ oà vì sự quan tâm của cộng đồng đối với những người nghèo, người khuyết tật như họ.
3.5. Đám cưới với tình trạng thương mại hoá
Nhiều người trong số chúng ta chắc chắn đều đã biết, trước kia cách đây khoảng 20-30 năm vào thập niên 60-70 của thế kỉ XX, việc tổ chức lễ cưới và đi ăn cưới sao mà nhẹ nhàng đơn giản và thân thiết đến thế. Lễ cưới được tổ chức theo kiểu “đời sống mới”, có đại diện chính quyền và đông đảo bạn bè, thân thích: Quan viên hai họ đến dự và mừng cô dâu và chú rể “Bách niên giai lão”, “Đầu bạc răng long”. Trong lễ cưới ngày ấy chỉ có nước chè thuốc lá “Tam Đảo”, hạt dưa, hạt bí, chút ít bánh kẹo, trầu cau... nhưng vẫn tràn ngập không khí vui tươi và hạnh phúc. Người đi dự cưới nhẹ nhàng phấn khởi vui vẻ. Quà mừng cũng thật đơn giản và có ý nghĩa, chẳng hạn chậu men, cái xong nhôm, đôi gối hay cái phích...
Miếng trầu là vợ, quả cau là chồng Điếu thuốc là sợi chỉ hồng Với vài ba điếu thuốc nồng làm duyên
Kính mời hai họ đôi bên Xơi trầu, xơi nước lễ duyên bắt đầu.
Còn ngày nay, việc cưới xin trở nên rườm rà và phức tạp hơn. Có lẽ điều chủ yếu làm cho việc tổ chức lễ cưới ngày nay trở nên công thức, gượng gạo và nặng nề, đó là chuyện mời khách, đặt lễ cưới và đi ăn cỗ cưới. Nó gây phiền phức khó khăn cho cả chủ và khách.
Ở nước ta, từ tháng 10 đến Tết và ra giêng là vào mùa cưới. Đám cưới được tổ chức theo nhiều kiểu: dù giàu hay nghèo ai cũng cố gắng tổ chức một lễ