Nghi lễ gia tiên tại họ nhà tra

Một phần của tài liệu Đề tài: Nghiên cứu các nghi lễ trong các đám cưới hỏi xưa và nay (Trang 49 - 54)

8 T Hiệp Báo người lao động mục văn nghệ ngày 21/10/2015 trang số

4.1.3.Nghi lễ gia tiên tại họ nhà tra

Theo đúng nghi lễ truyền thống, trước khi cô dâu lên đường về nhà chồng, người chủ hôn sẽ đốt hương để xua đuổi những điều xấu không theo chân đôi uyên ương về nhà. Đoàn đưa dâu của nhà gái và rước dâu của nhà trai sẽ cùng nhau về nhà trai để trình diện họ hàng, tổ tiên.

Ở miền Bắc và miền Trung, mẹ cô dâu sẽ không được đưa con về nhà chồng để tránh nỗi buồn chia cách. Nhưng người miền Nam lại có suy nghĩ phóng khoáng nên nhiều gia đình không kiêng nể việc mẹ đưa con gái về nhà chồng. Khi đoàn rước dâu về tới nhà trai, cô dâu chú rể sẽ tiếp tục làm lễ ra mắt tổ tiên tương tự như nghi lễ tại họ nhà gái.

Thành phần tham gia: Một số gia đình chỉ có bố mẹ chú rể và đôi uyên ương tham gia vào lễ thắp hương trên bàn thờ. Tuy nhiên, một số gia đình khác lại sửa soạn một bàn thờ nhỏ đặt trong phòng khách để tượng trưng cho bàn thờ gia tiên và tất cả thành phần đoàn đưa, rước dâu đều được chứng kiến nghi lễ này.

Nghi thức: Bố chú rể hoặc đại diện nam giới trong họ nhà trai cũng sẽ là người thắp hương, lên đèn trên bàn thờ và đọc bài khấn báo cáo tổ tiên. Cô dâu chú rể sẽ làm theo sự hướng dẫn của cha mẹ hoặc người đại diện. Sau khi thắp

hương trên bàn thờ tổ tiên, cô dâu chú rể sẽ cùng cúi lạy bố mẹ chú rể và mời nước các bậc cao tuổi trong nhà.

Để lễ gia tiên diễn ra suôn sẻ nhất, hai gia đình cần chuẩn bị các lễ vật chu đáo và sửa soạn, dọn dẹp bàn thờ cũng như hướng dẫn đôi trẻ thực hiện nghi lễ chỉn chu, trang trọng nhất.

Xã hội phát triển, cuộc sống của người dân có nhiều biến chuyển thì hệ thống phong tục và nghi lễ cũng phải chuyển đổi để phù hợp với nếp sinh hoạt hiện đại. Tuy nhiên, phong tục làm lễ trước gia tiên vẫn được người Việt gìn giữ, đó là nét văn hóa đẹp được lưu truyền qua bao thế hệ.

4.2 . Mâm quả

Ở miền Bắc, tại các tỉnh, thành từ Huế trở ra, nhà trai khi chuẩn bị đám hỏi sẽ phải chuẩn bị tráp lễ vật mà số lượng tráp là lẻ (có thể từ 3 tráp, 5 tráp, tới 11, 15 tráp). Trong các tráp, số lượng vật phẩm phải là số chẵn (ví dụ như 100 chiếc bánh cốm, 100 gói chè sen... để biểu tượng cho đôi lứa có đôi, có cặp).

Các tráp lễ vật thường có: Trầu cau, bánh cốm, chè, hạt sen, rượu và thuốc lá, hoa quả, lợn quay.

Khay để phong bì tiền (lễ đen) được để riêng, do mẹ chú rể cầm tới trao cho mẹ cô dâu.

Ở miền Nam, ngược lại với truyền thống tại miền Bắc, các gia đình miền Nam thường yêu cầu số lượng tráp là chẵn, mà phổ biến nhất là 6 tráp (số 6 biểu tượng cho tài lộc).

Trong các tráp, số lượng vật phẩm lại phải là lẻ, biểu tượng cho sự sinh sôi. Các mâm quả phổ biến thường có: Trầu cau, bánh phu thê, gà hoặc lợn quay xôi, rượu, thuốc và chè, hoa quả

Ngoài các mâm quả, nhà trai phải chuẩn bị một khay nhỏ hơn, đựng tiền cheo để mang tới thắp hương trên bàn thờ nhà gái.

Với những nhà khá giả, nhà trai sẽ chuẩn bị thêm một khay đựng áo dài và đồ trang sức cho cô dâu. Trong lễ ăn hỏi, cô dâu sẽ mặc áo dài, đeo đồ trang sức do nhà trai đem tặng rồi mới ra chào họ hàng hai bên.

4.2.1. Trầu cau

Không biết tự bao giờ, thưởng thức trầu cau đã trở thành thú vui của dân ta. Trầu cau xuất hiện trong cuộc sống thường nhật, trong ca dao, câu hát:

Trầu này trầu tính trầu tình, Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta.

Nguồn gốc của tục ăn trầu còn được dân gian kể lại rằng: Từ rất lâu trước, tại một ngôi làng nọ có hai anh em trai nhà họ Cao, người anh có tên gọi là Tân, còn người em thì tên Lang (Tân Lang ghép lại có nghĩa là cây cau), cả hai đều rất mực thương yêu nhau. Đến một ngày, cha mẹ của hai người qua đời, hai anh em đến ở trọ và học tại nhà một ông thầy họ Lưu. Ông thầy quan sát thấy Tân và Lang vừa học giỏi, tính tình hiền lành, ngoan ngoãn thì thầy yêu quí như con cháu trong nhà. Thầy có cô con gái là Xuân Phù (có nghĩa là trầu không vào mùa Xuân), cô gái đã đến tuổi cập kê cũng đem lòng quyến luyến và muốn chọn người anh làm chồng. Sau khi cưới, vợ chồng Tân và Xuân Phù sống rất hạnh phúc. Đến lúc đó, tuy hai anh em nhà họ Cao vẫn ở bên nhau, nhưng từ ngày có vợ Lang nhận thấy tình cảm của anh đối với mình không còn được như xưa, mà người anh thì say duyên mới vô tình không để ý đến. Sau này lại có thêm một sự hiểu lầm nữa, một hôm làm đồng về muộn, người anh có việc về sau, còn Lang về trước, nàng Xuân Phù ra đón lúc trời nhập nhoạng tưởng chồng, liền vồn vã âu yếm. Chàng Lang vội vàng lên tiếng, khi biết là nhầm nên cả hai cùng rất ngượng. Tân về nhà hay chuyện nên để dạ nghi ngờ, tình cảm với em trai từ đó tỏ ra lạnh nhạt hơn.

Người em thấy vậy bỏ nhà ra đi, đi mãi tới khi kiệt sức gục đầu chết hóa thành cây cau. Người anh thấy em không về ngày ngày ân hận xót xa. Tân sắp xếp hành lí và đi tìm em. Anh tới bờ suối nọ, nơi người em chết than khóc và hóa thành tảng đá vôi nằm ngay cạnh thân cau. Cứ thế qua ngày, người vợ mãi mà không thấy chồng và em trở về, trong lòng bồn chồn nhớ thương nên cũng đi tìm. Nàng đi mãi, khóc than cho tới kiệt sức bên cạnh tảng đá. Đến khi hồn lìa khỏi xác thì hóa thành cây trầu không leo bám lên thân đá. Người làng biết chuyện thì cảm kích vô cùng, bèn lập miếu thờ cho 3 người và thường xuyên cúng vái, viếng thăm. Câu chuyện cảm động lan truyền tới tai vua Hùng thứ tư, trong một lần du hành đi ngang qua, Ngài tình cờ phát hiện ra mùi vị thơm cay, nồng ấm khi ăn thử trầu cau tại miếu thờ và mang giống về trồng. Ngài còn

xuống lệnh cho thần dân sử dụng trầu cau trong các dịp trọng đại. Tục ăn trầu của nước ta có từ đó và trở thành lễ vật không thể thiếu trong cưới hỏi.

Trước đây mâm quả trầu cau thường được chuẩn bị rất kĩ lưỡng, gồm 01 buồng cau nõn và lá trầu xanh, với mỗi quả cau đi kèm 02 lá trầu cho có đôi có cặp. Số quả cau trong buồng cũng được chọn theo phong tục dân gian, như 100 quả biểu trưng cho 100 năm hạnh phúc hay 60 quả theo cách ví von 60 năm cuộc đời.

Đối với người miền Bắc, trầu cau được têm cánh phượng, riêng lá trầu thì phải là loại trầu cay, dày và được phết vôi trắng đi kèm thuốc lào.

Còn người miền Nam, têm trầu theo kiểu bánh ú, với loại lá trầu ngọt và phết vôi đỏ. Theo đó, mâm quả trầu cau sẽ gồm sáu miếng trầu têm cùng quả cau bổ làm sáu.

Chúng ta vẫn thường nghe:

“Miếng trầu ăn kết làm đôi Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng Trầu xanh, cau trắng, chay hồng

Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên…”

Trầu cau thể hiện cho sự gắn bó son sắt giữa vợ chồng, anh em, làng xóm. Do đó, mâm quả trầu cau là vật phẩm không thể thiếu trong cưới hỏi và còn được coi là mâm quả quan trọng bậc nhất. Một mâm trầu cau đầy ắp và mướt xanh, không chỉ thể hiện sự quý trọng mối tơ duyên của cô dâu và chú rể, mà còn thể hiện ước nguyện cho hạnh phúc son đỏ như nước trầu, mong cho cô dâu hòa thuận trong gia đình, làng xóm. Sau đám cưới, nhà trai thường chia trầu cau thành nhiều gói và phát cho hàng xóm như một lời thông báo rằng gia chủ đã có con hiền dâu thảo.

4.2.2. Mâm ngũ quả

Theo phong tục và những quan niệm về tâm linh của người Việt đã được bắt nguồn từ xa xưa, vào mỗi dịp Lễ, Tết hoặc những ngày thờ cúng, tưởng nhớ

tổ tiên chúng ta thường chuẩn bị cẩn thận và bày biện một cách trang trọng những loại hoa, quả lên trên bàn thờ với những ý nghĩa cơ bản như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, là tấm lòng hiếu thảo của con cháu, kính biếu tổ tiên và các vị thần linh.

Thứ hai, là gửi gắm những mong muốn, ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc, sức khỏe, tài lộc… thể hiện qua hình thức và tên gọi của các loại hoa quả, trái cây này.

Người miền Bắc thường thờ cúng các lại trái cây như: Chuối, bưởi, lựu, dưa hấu, đào với ý nghĩa:

Chuối: Bàn tay ngửa bảo bọc, đem sự bình an đa phúc lộc. Bưởi: An khang thịnh vượng.

Dưa hấu: Căng tròn, mát lành hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn. Đào: Mang ý nghĩa của sự thăng tiến.

Dứa (thơm): Thơm tho, sang trọng. Đu đủ: Đầy đủ, thịnh vượng.

Ở Miền Nam, do có nhiều quan niệm trong cách đọc chệch tên các loại trái cây nên người ta thường kiêng kỵ các loại trái như: Chuối (chúi mũi), lê (lê lết), cam (quýt làm cam chịu). Với mong muốn “Cầu sung (túc) vừa đủ xài”, các loại trái cây như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dưa hấu, thơm… thường được sử dụng trong các dịp Lễ, Tết.

Riêng vào dịp cưới hỏi, ngoài những ý nghĩa tâm linh như trên, các loại trái cây còn được xem như là một món sính lễ mà qua đó nhà trai sẽ thể hiện được sự trân trọng, tấm lòng thành đối với nhà gái trước khi cho phép chú Rể “rước nàng về dinh”. Chính vì vậy trái cây sẽ được cho vào bộ mâm quả sơn màu đỏ, có chữ Hỷ màu vàng (mà người Bắc còn gọi là tráp), và các loại trái cây cũng có sự thay đổi phù hợp nhằm làm tăng tính chất trang trọng, xứng đáng là

một mâm sính lễ. Để buổi lễ cưới – hỏi diễn ra một cách suôn sẻ và được lòng cả hai họ, nhà trai thường chuẩn bị mâm trái cây ngũ quả với các loại quả như: Xoài Cát, Na (Mãng Cầu), Thanh Long, Nho Mỹ, Táo Đỏ để thay thế cho các loại quả thường dùng trong thờ cúng hàng ngày.

Người xưa, chọn con số 5 để chuẩn bị mâm ngũ quả dựa theo ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đồng thời, còn tượng trưng cho lời chúc Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh đến với cuộc sống đôi uyên ương sau này.

Thanh Long: Rồng mây hội tụ.

Mãng Cầu: Cầu chúc mọi điều như ý.

Xoài Cát: Cầu mong tiêu xài không thiếu thốn. Nho: Đa phúc đa lộc, con đàn cháu đống.

Táo đỏ: Mạnh mẽ, may mắn, hứa hẹn nhiều thăng tiến trong sự nghiệp. Qua việc chuẩn bị mâm ngũ quả ngày cưới với đầy đủ những điều ý nghĩa như trên, các gia đình mong muốn mọi sự khởi đầu trong hôn nhân của đôi trẻ sẽ được suôn sẻ, cô dâu chú rể được cầu chúc những điều an lành, hạnh phúc, có một cuộc sống sung túc và hướng đến tương lai đầy viên mãn.

Bên cạnh đó là rượu, gạo, thịt, bánh trái là sản phẩm đặc trưng của nền vǎn minh nông nghiệp lúa nước.

Một phần của tài liệu Đề tài: Nghiên cứu các nghi lễ trong các đám cưới hỏi xưa và nay (Trang 49 - 54)