8 T Hiệp Báo người lao động mục văn nghệ ngày 21/10/2015 trang số
4.3. Trang phục cướ
Lễ cưới là một ngày quan trọng đối với các đôi uyên ương, vì thế việc lựa chọn trang phục cưới phải được chọn lựa kỹ càng và đặc biệt nó còn phải mang theo nhiều ý nghĩa cho ngày cưới. Mỗi quốc gia mỗi dân tộc đều có trang phục truyền thống riêng và việt nam cũng không ngoại lệ. Áo dài từ xa xưa đã trở thành trang phục trong lễ cưới nước ta
Trước kia cô dâu thường mặc áo mớ ba, bên trong là áo có màu rực rỡ như hồng, xanh, vàng... bên ngoài phủ áo the thâm. Đến thời gian sau này, cô dâu thường mặc áo dài trắng hoặc váy trắng dài đơn giản. Chú rể sẽ mặc trang phục quần âu, áo sơ mi.
Ngày nay trong lễ ăn hỏi, cô dâu thường mặc áo dài truyền thống, áo thường có màu tươi tắn, cũng có thể thêu hoa văn, họa tiết rồng phượng. Trong đám cưới ngày nay, cô dâu chú rể mặc trang phục theo kiểu phương Tây. Cô dâu diện váy cưới trắng, chú rể mặc vest. Các loại trang phục cưới này cũng đa dạng hơn theo thời gian.
Áo dài được thiết kế riêng cho người phụ nữ việt nam, làm tôn lên toàn bộ đường cong cơ thể của người phụ nữ mà còn toát lên vẽ nữ tính, dịu dàng, thướt tha, uyển chuyển… bất cứ một người nào cũng đều bị hút hồn ngay lần đầu tiên bởi hình dáng người con gái việt trong chiếc áo dài. Cũng vì thế áo dài từ rất lâu luôn là trang phục đẹp nhất của người phụ nữ việt nam. Bởi đó mà nó còn được lựa chọn trong đám cưới của người việt
Áo dài mang trong mình cả một nền văn hoá của người việt và ngày càng thể hiện đậm nét. Áo dài dành riêng cho lễ cưới còn được thêu, dệt lên những hoạ tiết dân tộc: Trống đồng, chim hạc, cây tre, hoa sen, rồng phượng…mang trong mình những đặc trưng văn hoá dân tộc Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên mà chiếc áo dài trong ngày cưới có thể là màu đỏ, xanh, hồng… các màu rất nổi bật và thu hút. Tất cả đều có ý nghĩa của nó, màu nào cũng mang đến nhiều điều tốt lành.
Màu đỏ là màu áo dài cưới phổ biển mà nhiều cô dâu lựa chọn, bởi nó góp phần đem lại sự rực rỡ nổi bật cho người mặc trong ngày lễ trọng đại của cuộc đời. Màu đỏ còn là màu của sự trẻ trung, quyến rũ và nồng nàn tình yêu. Đặc biệt, chiếc áo dài cưới màu đỏ còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn và
sung túc, như một sự cầu chúc về một cuộc sống mới no ấm, đầy đủ cho tân lang và tân nương.
Chiếc áo dài ngoài vẻ đẹp văn hoá còn có một ý nghĩa đạo lí. Người xưa dạy rằng: Hai tà áo tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Cái yếm che trước ngực nằm giữa những chiếc áo ngoài tượng trưng cho hình ảnh mẹ ôm ấp con vào lòng. Năm khuy cài nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giử cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người là: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Khi mặc áo dài tứ thân người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau cho chiếc áo cân đối tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng chung thuỷ bên nhau.
Mỗi thứ như vậy đều có ý nghĩa nhất định trong vǎn hoá cổ truyền Việt Nam. Trong ngày cưới, chẳng những cô dâu, chú rể, hai bên cha mẹ hoan hỉ mà cả họ hàng nội ngoại, bạn bè, làng xóm đều hân hoan chúc mừng hạnh phúc lứa đôi.
Có thể khẳng định rằng, từ lâu, việc tổ chức lễ cưới đã là một phong tục không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng, mà ý nghĩa xã hội của nó thể hiện ở nhiều khía cạnh: Kinh tế, xã hội, đạo đức, vǎn hoá.
KẾT LUẬN
Chuẩn bị cho một đám cưới là việc khá phức tạp. Tất cả những thứ nhỏ nhặt nhất tưởng chừng như "vô hại" cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí đám cưới của những bạn trẻ, nhưng chỉ cần một giải pháp hoạch định hiệu quả ngay từ đầu sẽ giúp ngày trọng đại trở nên đơn giản mà không vượt quá khả năng.
Ngày nay, các bạn đặt những cột mốc theo nhịp độ tăng dần. Qua bài khảo sát phỏng vấn ngắn của tôi thì tài chính luôn là vấn đề quan tâm nhất của những gia đình chuẩn bị tổ chức đám cưới: “sơ sơ khoảng 50 triệu con à” kèm bảng liệt kê chi tiết. Người thì “kỳ này quyết vay nợ ngân hàng để làm đám cưới sang chảnh mới được”. Có người lại than rằng “gia đình cô chi khoảng 200 triệu làm đám cưới cho đứa con trai mà vẫn bèo bọt”.
Thế mới biết, cả đời người mới lên xe hoa một lần, nên xem chừng cô dâu nào cũng mong muốn mình thật rạng rỡ, đám cưới thật lung linh "lấy chồng cho đáng tấm chồng". Mà ngày nay đám cưới không bó hẹp trong phạm vi bạn bè, họ hàng, làng xóm đến dự. Đám cưới xong, nếu không đăng hình ảnh và những dòng tâm trạng lên “facebook” thì quả thật không sao mà ăn ngon ngủ yên với mọi người đang rầm rập khoe khoang ầm ĩ trên mạng xã hội kia.
Tâm trạng tươi vui của các cô dâu xinh đẹp thật đáng để cho các chú rể phải sốt gan nóng ruột vì lo lắng.
“Tình yêu nồng thắm giữa anh và em nào đã đủ. Tình yêu kết quả ngọt ngào phải bằng một đám cưới hoàng tráng mới tương xứng. Anh nói yêu em nhất trần đời phải không, vậy anh làm sao đám cưới chúng mình khiến ai ai cũng phải trầm trồ ghen tị đi chứ. Chí ít em không hơn được chúng bạn thì cũng phải bằng cô A, cô B bạn em, anh nhé…”10
Thực ra, người con gái nào lúc bước lên xe hoa về nhà chồng cũng mong muốn có một đám cưới lịch sự, được trang điểm lộng lẫy, được ở trong căn phòng mới tiện nghi, hưởng một kì nghỉ trăng mật hạnh phúc.
Nhưng điểm quan trọng nhất, đôi bạn trẻ có nhìn ra rằng: Tài chính của các bạn hiện ở mức nào. Đừng gồng mình lên “chạy đua” với thiên hạ, hai bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Thậm chí những đòi hỏi vô lý từ phía người bạn gái có thể khiến người chồng tương lai thất vọng tràn trề, chúng ta đến với nhau để cùng xây dựng tổ ấm chứ không phải để thỏa mãn ý thích nhất thời, bột phát.
Đám cưới với quá nhiều việc phải lo, nhưng không có gì lo bằng vấn đề tài chính. Vay nợ để làm đám cưới không có gì sai. Việc đại sự trăm năm cũng không thể làm qua loa. Nhưng làm thế nào để khi cưới xong, vợ chồng không rơi vào tâm trạng căng thẳng vì nợ nần trên vai cũng là điều đáng bàn. Những