Trong bài thơ có câu thơ: “Lượm ơi còn không” được tách riêng ra làm khổ thơ độc lập Đây là một câu hỏi tu từ nhằm nhấn mạnh và hướng người đọc suy ngẫm về sự còn hay mất

Một phần của tài liệu giáo án ngữ văn lớp 6 năm 2010 toàn tập (Trang 65 - 70)

Đây là một câu hỏi tu từ nhằm nhấn mạnh và hướng người đọc suy ngẫm về sự còn hay mất của Lượm. Câu thơ vừa thể hiện sự đau sót, ngỡ ngàng của tác giả như không muốn tin vào sự thật đau đớn ấy. Đồng thời là lời khẳng định sự bất tử của Lượm. với thái độ trân trọng, khâm phục của tác giả.

---Hết --- CHUYÊN ĐỀ

BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠOI. MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN NHỚ: I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN NHỚ:

+ Bài văn miêu tả sáng tạo đũi hỏi người viết phải biết tưởng tượng, liên tưởng mốt cách phong phú.

+ Dựa vào các văn bản đó đọc học + Dựa vào kiến thức thực tế.

II. LUYỆN TẬP:

Bàì 1 : Dựa vào bài “Mưa” của Trần Đăng Khoa, em hãy miêu tả trận mưa rào mùa hạ? A-Lập dàn ý:

I- Mở bài:

- Giới thiệu chung cảnh cần tả( xảy ra ở đâu?vào thời điểm nào? ) + Ngoài đường: Buổi sáng

+ Trong trường: buổi chiều + Ở nhà: buổi trưa

II- Thân bài: 1- Sắp mưa:

- Mây đen kéo đến che kín cả bầu trời. - Gió bắt đầu chuyển mạnh.

- Tiếng sấm sét thỉnh thoảng gầm lên - Gió thổi mỗi lúc mạnh hơn

- Trên đường những đám bụi bay mù trời, đây đó những ngọn gió xoáy bốc từng cột bụi cuốn theo những rác rưởi trên đường tạo thành những vòng xoáy xoay tròn rồi bốc cao lên không trung.

2- Trời mưa:

- Mưa lộp độp, ù ù như xay lúa

- Gió thổi càng mạnh rít lên từng cơn khiến cây 2 bên đường rạp mình cúi xuống theo chiều gió. Cành khô rơi gãy đầy đường.

- Hàng quán hai bên đường đông trật người đứng.

- Trên đường phương tiện giao thông bấm còi, bật đường lao nhanh. - Mưa ào ào đổ xuống như người ta vãi cát.

- Sấm sét khiến mọi người trú mưa hoảng sợ không dám núp dưới những bóng cây to vội vã chạy về nhà.

- Hai lề đường nước chảy thành từng dòng cuốn theo bao nhiêu là rác rưởi, mặt đường sạch bóng như mới được quét don xong.

3- Trời lạnh: - Mưa tạnh hẳn

- Bầu trời trong trở lại.

- Cây cối dùng mình hắt những giọt mưa còn lại rơi xuống kêu lộp độp.

- Con người như khoẻ ra, rạng rỡ tươi vui hơn vì sau trận mưa cánh đồng lúa được uống no nước có sức trổ đòng.

- Mẹ con đàn gà thả sức tìm mồi.

- Mọi người hối hả chạy ra đường. Hoạt động diễn ra bình thường. II- Kết bài:

Cảm nghĩ của em. B- Luyện viết:

I- Phần mở bài:

Cách 1: Ở trường:

- Trống trường vừa điểm báo hiệu giờ tan học. Bất chợt một cơn giông kéo đến, không gian như tối hẳn lại. Học sinh các lớp nhốn nháo vì những đợt gió mạnh từ ngoài lùa vào. Các cánh cửa đánh sầm sầm, chúng em ai nấy đều sắp gọn sách vở vội vã ra về. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách 2: Trên đường.

Chiều nay nghỉ học tôi cùng tụi bạn thong thả dạo bước trên con đường nhựa bóng loáng quê em vừa mới được tôn tạo. Bầu trời trong xanh lồng lộng thỉnh thoảng một vài đám mây bồng bềnh trôi giữa tầng không nhưng chỉ một loáng sau những đám mây

trắng như bông vội vã kéo nhau chạy về hướng tây. Bầu trời sẫm lại, chị gió vội vã loan tin chuẩn bị cho trận mưa rào.

Cách 3: Đặc trưng của mùa hè.

Mùa hè, mùa của những chú ve trong khóm phượng hồng, mùa của những chùm vải chín mọng trong vườn và cũng vừa là của những cơn mưa rào chợt đến chợt đi.

Bài 2:

Ngôi trường nơi gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. Hãy viết một bài văn tả cảnh trường em cho mọi người cùng biết.

A-Lập dàn ý:

I- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả. II- Thân bài: (trình tự tả từ xa ---> gần)

- Từ xa nhìn lại thấy toà nhà hiện ra cao, đồ sộ khang trang, cửa kính lấp lánh sau những vòm lá cây xanh tươi.

- Cổng trường hiện ra 1 tấm biển phoóc mê ca xanh mịn phô hàng chữ đỏ thắm: “Trường...”

- Thẳng cổng vào ngay chính giữa ngôi nhà cao tầng là cột cờ thẳng tắp. Trên đỉnh cột lá cờ đỏ sao vàng bay trước gió. Dưới chân cột cờ là khoảng sân rộng, mỗi buổi sáng thứ hai chúng em tập hợp về đây dự buổi chào cờ đầu tuần.

- Ngôi nhà 3 tầng ... phòng nào cũng có ảnh Bác, 5 điều Bác hồ dạy, bảng đen và bàn ghế ngay thẳng đều tăm tắp.

- Dãy nhà bên phải là nơi làm việc của hội đồng giáo viên. - Vườn hoa.

- Cây xanh quanh trường. - Khu vui chơi giải trí III- Kết luận:

Nhìn cảnh trường em trước buổi học, em thấy yêu trường em hơn, thầm hứa.

Dựa vào bài Mưa của Trần Đăng Khoa, hãy tả lại trận mưa rào mà em có dịp quan sát.

*BÀI VIẾT

Trời oi bức ngột ngạt đến hơn chục ngày liền. Hôm nào tôi cũng phải nhao ra những bờ tre, tìm chỗ nào mát nhất thì ngồi. Chân cứ khoả liên tục xuống ao tay thì quạt mà lúc nào mồ hôi vẫn cứ túa ra. Vậy mà không ngờ chiều hôm qua mưa đến. Đến vội vã, mưa trút nước ào ào rồi lại tạnh rất nhanh.

Khoảng bốn giờ chiều rồi ra nắng vẫn còn chang chang. Không có lấy một ngọn gió nào. Trời lúc này thật là ngột ngạt. Nhưng bỗng dưng trời tối sầm cả lại, gió ù ù, mây từ đâu ùn ùn kéo đến khoác cho ông trời một chiếc áo giáp đen. Mối từ đâu bay ra nhiều khônhg kể xiết. Cánh mối rụng lả tả bay tứ tung như trẻ con xé vụn giấy quăng lên túa ra trước gió.

Ngoài vườn mẹ gà rối rít gọi đàn con đang hoảng loạn miệng không ngừng kêu "chiếp chiếp". Gió càng thổi mạnh. Bãi mía sau vườn vung ká kêu xào xạc nhưn những dũng sĩ múa gươm. Bụi lốc cuốn đầy trời, đám lá khô cứ vào cuộn tròn lại bung ra.

Ngoài ngõ đám kiến đen bỏ cả mồi đang vội vã hành quân về tổ. Gió thổi tung mát rượi làm những ngọn tre cuốn cả cành lá vào nhau, thân kỳ cọc kêu lên kẽo kẹt. Đáng thương hơn là cây bưởi của ông. Vốn đã phải mang cái thân to lớn đầy cành lá, bưởi lại còn phải bế một đàn con tinh nghịch, đứa nào đứa nất cứ đòi chạy tứ tung khắp phía.

Trời bắt đầu lác đác mưa. Sấm sét rạch ngang dọc nền trời rồi ùng oàng đổ xuống sân như mìn phá đá. Thế mà chị dừa chẳng sợ, cứ vẫy vẫy cánh tay dài như khua múa. Chị mùng tơi còn phụ hoạ nhảy múa hả hê.

Lộp bộp, lộp bộp. Mưa bắt đầu đổ xuống vội vã, ào ào. Mưa như trút nước làm trắng xoá cả mặt sân, những bọt nước tung lên trắng xoá vừa định trôi đi thì liền bị giọt nước mưa khác rơi vào vỡ vụn. Mưa sàn sạt trên mái ngói khô, mưa bộp lộp trên tàu chuối đầu nhà. Nước chảy ồ ồ, xối xả ngập cả sân khiến mấy ông óc cụ cứ nhảy chồm chồm. Bố em đi chạy về chạy mưa không kịp nước dội ướt hết cả người.

Trận mưa đến nhanh nhưng vụt tạnh. Cây lá được một bữa hả hê ngơ ngác nhìn ông mặt trời đang trở lại. Bầu trời trong xanh, những tia nắng lại rọi lên vàng óng.

Trận mưa cho tôi cảm giác thật khoan khoái và dễ chịu. Thế là những ngày oi bức vụt tan. Tôi chạy vội ra sân dọn những quả bòng vừa rụng xuống. Rồi tôi ra bể vục một vục nước phả lên đầu lên mặt để cảm nhận sự ngọt ngào mát lạnh của mưa.

CHUYÊN ĐỀ 21

CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN

A- Lí thuyết: 1- Khái niệm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm chủ - vị tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

2-Kiểu câu trần thuật đơn:

* Đặc điểm cấu tạo:

- Do 1 cụm chủ- vị tạo nên

- Vị ngữ thường do từ “là” kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Hoặc vị ngữ do tổ hợp từ “là” kết hợp với đại từ(cụm đại từ), tính từ(cụm tính từ)

- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ “Không phải, chưa phải” * Kiểu câu trần thuật đơn có từ “là”

- Câu định nghĩa: Ví dụ:

- Câu giới thiệu: Ví dụ:

- Câu miêu tả: Ví dụ:

- Câu đánh giá: Ví dụ:

---> biến đổi các câu trên sang thể phủ định.

b-Câu trần thuật đơn không có từ “là” * Đặc điểm cấu tạo:

- Do 1 cụm chủ- vị tạo thành

- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. - Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ “chưa, không...”

* Kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là” - Câu miêu tả:

+ Tả hành động, trạng thái, đặc điểm...của sự vật nêu ở vị ngữ. + Chủ ngữ đứng trước vị ngữ đứng sau.

- Câu tồn tại;

+ Dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật. + Vị ngữ đứng trước chủ ngữ đứng sau.

B- Bài tập:

I - Bài tập trắc nghiệm: II- Bài tập tự luận: Bài 1:

Xác định cụm chủ- vị trong câu trần thuật đơn có từ “là”? Phân tích cấu tạo của vị ngữ.

b- Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. c- Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he.

Bài 2:

Chuyển các câu văn thành câu trần thuật đơn tồn tại. a-Trong vườn, nhiều tàn hoa xoan tím rụng rơi.

b- Một thế giới ban trắng trời trắng núi.

c- Giữa mênh mông trời nước, một giọng hò bỗng vang lên. d- Hương hoa bưởi thoang thoảng đâu đây.

e- Thoắt cái, một cơn mưa tuyết trắng long lanh.

Bài 3:

Xác định chủ- vị và cho biết những câu đó thuộc kiểu câu nào? a- Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b- Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương. c- Đẹp lắm anh ơi! con sông ngàn phố.

Trắng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau.

Bài 4:

Con gà cào cào đất cất lên một tiếng gáy. Đường làng vắng ngắt.

Một phần của tài liệu giáo án ngữ văn lớp 6 năm 2010 toàn tập (Trang 65 - 70)