I. Nội dung kiến thức cần nắm vững 1.Tác giả, tác phẩm.
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
A-Biện pháp tu từ so sánh:
I- lí thuyết: 1- Khái niệm:
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín rháng cưu mang
Tiếng suối trong như tiếng hát xa. 2- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phep so sánh:
- Vế A(nêu tên sự vật, sự việc được so sánh).
- Vế B(nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A - Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
- Từ ngữ chỉ ý so sánh
* Chú ý:
- Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt - Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
Ví dụ: Trên trời mây trắng như bông.
3- Hình thức so sánh:
a- So sánh người với người:
- Dương Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Thầy thuốc như mẹ hiền.
b- So sánh vật với vật:
- Nét phấn trắng của cô như những bông hoa tinh khiết bừng nở. c- So sánh vật với người:
- Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch.
d- So sánh người với vật:
- Lũ đế quốc như bầy dơi hốt hoảng. - Mẹ già như chuối chín cây
- Thân em như hạt mưa xa
e- So sánh cụ thể - lớn lao(trừu tượng) Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Cô giáo là cô tiên.
a- So sánh ngang bằng:
- Các từ so sánh: như, tựa như, giống như, là tựa, bằng, bao nhiêu. Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang. Người là Cha, là Bác,là Anh
Quê hương là con đò nhỏ Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu Tóc bà trắng tựa mây bông..
b- So sánh hơn- kém:
- Các từ do sánh: hơn, kém, chẳng bằng, chưa bằng Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc muôn nơi
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. Tổ Quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau Cao hơn sóng gió một thành đồng 5-Tác dụng:
- Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinhđộng
- Làm cho câu văn hàm súc, gợi liên tưởng, tưởng tượng nơi người đọc. - Thể hiện tư tưởng tình cảm
của tác giả. II- Bài tập:
1- BTTN:
2- Bài tập tự luận: Bài 1:
a- Các phép so sánh được dùng để mêu tả cảnh dòng sông Năm Căn và rừng đước. b- Tác dụng: Nó đã làm nổi bật những đặc điểm tiêu bểu của dòng sông Năm - Căn và rừng đước. Giúp người đọc hình dung được sự rộng lớn và hùng vĩ của dòng sông Năm Căn cũng như sức sống hoang dã mạnh mẽ của rừng đước. Cảnh vật hiện lên sinh động, hấp dẫn hơn. Sự gắn bó, yêu mến cảnh vật của tác giả.
- Cái hay cái đẹp là sử dụng trùng điệp biện pháp so sánh. Phép so sánh làm tôn lên vẻ đẹp mạnh mẽ rắn chắc, vững vàng của DHT. Đặc biệt là hình ảnh so sánh: “DHT
như...vĩ”.So sánh này vừa cổ điển vừa hiện đại, mới lạ hấp dẫn ta như gặp Thạch Sanh, Đam San trong câu chuyện cổ. Vẻ đẹp của DHT là kết tinh vẻ đẹp của người lao động Việt Nam. Trân trọng khâm phục của tác giả trước sức mạnh và nghị lực của người lao động.
B- Nhân hoá:
I- Lí thuyết: 1- Khái niệm:
Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người. Nhân hoá làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
Ví dụ:
Mở cửa nhìn trăng, trăng tái mặt Khép phòng đốt nến, nến rơi chân
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhìn khe cửa ngắm nhà thơ 2- Các kiểu nhân hoá:
a- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: Ví dụ:
- Như hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lúc nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cảnh khổ đau vừa gây ra.
- Bồ các là bác chim sẻ, chim ri là gì sáo sậu
b- Dùng những từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất hoạt động của vật.
Ví dụ:
- Tôi đưa tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ - Tre giữ làng, giữ nước
Tre sung phong vào xe tăng, đại bác - Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
c- Trò truyện xưng hô với vật như với người: Ví dụ:
- Trăng ơi từ đâu đến Hay từ một sân chơi
- Khăn thương nhớ ai ? khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai ? khăn vắt lên vai. 3-Tác dụng:
Làm cho câu thơ, lời văn thêm sinh động, gợi cảm, làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người, gợi liên tưởng độc đáo, thú vị.
Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. II- Bài tập:
1- Bài tập trắc nhiệm: 2- Bài tập tự luận:
Bài 1: Tìm 3 câu ca dao(tục ngữ) có sử dụng phép nhân hoá.
Bài 2: Viết đoạn văn có sử dụng phép nhân hoá. C- Phép ẩn dụ:
I- Lí thuyết: 1- Khái niệm:
- Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Thực chất ẩn dụ là một kiểu so sánh ngầm trong đó yếu tố dược so sánh giảm đi(vế A) chỉ còn yếu tố làm chuẩn so sánh(vế B)
Ví dụ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Mặt trời (1): Chỉ mặt trời thiên nhiên ---> chiếu ánh sáng đem lại sự sống cho muôn loài
Mặt trời (2): Chỉ Bác Hồ ----> Bác Hồ đã tìm ra con đường cứu nước giải phóng cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm trường nô lệ, đem lại ánh sáng của cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân ta như mặt trời đem lại cuộc sống cho muôn loài.
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Mỏng: nhẹ ---> ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang thính giác để diễn tả sự cảm nhận tinh tế của tác giả.
2- Các kiểu ẩn dụ: a- : Ẩn dụ hình thức:
Là cách gọi sự vật A bằng sự vật B Ví dụ: Gặp đây Mận mới hỏi Đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa. + Mận: chỉ người con trai
+Đào chỉ người con gái.
b- Ẩn dụ phẩm chất: Là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.
Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Mực , đen: Chỉ cái sấu, điều sấu
Đèn, sáng: Chỉ cái tốt, điều tốt. c- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Ví dụ: Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt Huế giải phóng nhanh mà anh chưa về ---> Chuyển đổi từ thính giác ---> vị giác d- Ẩn dụ cách thức:
3- Tác dụng:
- Ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh, hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe. 4- Phân biệt so sánh- ẩn dụ:
- Giống: + Đều đối chiếu giữa hai sự vật, hiện tượng có nét tương đồng với nhau. + Đều có mặt sự vật làm chuẩn để so sánh (vế B)
- Khác: Ẩn dụ không có vế A, từ so sánh và phương diện so sánh. II- Bài tập:
1- Bài tập trắc nghiệm: SGK 2- Bài tập tự luận:
Bài 1: Các từ được dùng theo nghĩa chuyển dưới đây có phải là ẩn dụ không? vì sao? Hãy tìm thêm những ví dụ tương tựâu
a- Mũi kéo, mũi tên, mũi thuyền, mũi Cà Mau. b- Đầu hàng, đầu dãy, đầu bàn.
Bài 2: Tìm ẩn dụ trong các câu thơ, câu tục ngữ dưới đây. Khôi phục vế A và nêu lên nét tương đồng giữa các sinh vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
a- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. b- Uống nước nhớ nguồn
c- Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
Bài 3: Tìm những câu ca dao, tục ngữ có sử dụng ẩn dụ.
Bài 4: Tìm phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ sau và nói rõ ẩn dụ đó được tạo ra bởi sự chuyển đổi cảm giác nào?
D- Hoán dụ:
I- Lí thuyết:
1- Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Núi không đè nổi vai vươn tới Lá nguỵ trang reo với gió đèo
“vai” chỉ ý chí chiến đấu kiên cường, tinh thần vượt gian khổ của anh bộ đội trong kháng chiến.
Đây suối Lê- Nin kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà. “Hai tay” Chỉ người chiến sĩ cách mạng. 2-Các kiểu hoán dụ:
Căn cứ vào mối quan hệ giữa hai sự vật---> có 4 kiểu hoán dụ. a-Lấy bộ phận để gọi tòan thể:
Những bàn chân từ than bụi lầy bùn Đã bước dưới mặt trời cách mạng.
Bàn chân than bụi, lầy bùn: Chỉ những người lao động(công nhân, nông dân) bị áp bức bóc lột đã vùng lên đấu tranh dưới sự soi đường chỉ lối của cách mạng.
Một tay gây dựng cơ đồ
Bấy lâu bể Sở, sông Ngô tung hoành. b-Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: Ví dụ: Cả phòng cười ồ lên
- Phòng: Chỉ người ở trong phòng Nhớ khi gặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây
- Rừng cây núi đá: Nhân dân, đồng bào chiến khu Việt Bắc. Cả làng vui như mở hội.
- Cả làng: Những người sống trong làng.
Miền Bắc: Biểu thị những người nông dân sống ở miền Bắc Miền Nam: Biểu thị những người nông dân sống ở miền Nam c- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật:
Anh ấy đã trở về sau những năm bom đạn. - Bom đạn: Chiến tranh
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai
- Bóng hồng: Chỉ những cô gái Trung Quốc chưa chồng mặc áo hồng Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương - Mồ hôi: Sức lao động của con người
Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già - Hoa đào nở: Mùa xuân
Mùa phượng nở sân trường rộn rã tiếng ve - Mùa phượng nở: Mùa hè
Phe tóc dài của lớp cuối cùng đã chiến thắng Phe mày râu thua.
d- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây xương sắt da đồng.
Trăm, nghìn: Con số cụ thể lớn ----> sức mạnh to lớn của Đảng. Kiếm củi 3 năm thiêu một giờ
- Một giờ biểu thị thời gian ngắn - Ba năm biểu thị thời gian dài. 3- Phân biệt ẩn dụ- hoán dụ: - Giống nhau:
+ Đều gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác.
+ Đều có vế B(vế A vắng mặt) - Khác nhau:
+ Ẩn dụ; Mối quan hệ giữa hai sự vật là mối quan hệ tương đồng. + Hoán dụ: Mối quan hệ giữa hai sự vật là mối quan hệ gần gũi.
II- Bài tập:
1- Bài tập trắc nghiệm: 2- Bài tập tự luận: