- Nhóm tiêu chí về quy hoạch.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a) Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua kinh tế có sự tăng trưởng nhanh tốc độ tăng trưởng bình quân GDP trong các năm từ 2010 - 2014 đạt 13,5%. Cơ cấu kinh tế năm 2014 cụ thể như sau:
- Nông nghiệp: 32,50%
- Thương mại - Dịch vụ: 32,50%
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
Nông nghiệp
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Thương mại và dịch vụ
Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế huyện Phù Cừ năm 2014
- Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 28,0 triệu đồng/năm. - Giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác đạt 81,5 triệu đồng/ha. b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Phù Cừ lần thứ XXIV dưới sự lãnh đạo của huyện uỷ, uỷ ban nhân nhân, cùng với sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc và sự đoàn kết toàn dân trong huyện, tích cực chủ động tranh thủ huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn do đó những năm qua kinh tế - xã hội huyện Phù Cừđã có những khởi sắc, nền kinh tếđược phát triển toàn diện.
Xây dựng kết cấu hạ tầng có tốc độ nhanh đồng bộ, hoàn thành nhiều công trình trọng điểm, thực hiện tốt chính sách xã hội chăm lo giải quyết việc làm cho người lao động, tích cực chăm lo sự nghiệp văn hoá xã hội, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, cải thiện đời sống vật chất tinh thần nhân dân
3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a) Dân số
Theo điều tra dân số năm 2014 toàn huyện có 78.356 khẩu trong đó có 40.245 khẩu là nữ, chiếm 51,36% so với tổng số khẩu của huyện. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên bình quân của huyện năm 2014 là 0,9%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
Bảng 3.1: Dân số, mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính của xã TT Xã, thị trấn (ngDân số ười) Số hộ (hộ) Mật độ dân số (người/km2) 1 TT. Trần Cao 5487 1494 1142 2 Xã Quang Hưng 6293 1925 818 3 Xã Minh Tân 4968 1479 730
4 Xã Phan Sào Nam 4696 1574 808
5 Xã Đoàn Đào 8307 2493 931 6 Xã Minh Hoàng 4721 1344 829 7 Xã Tống Phan 6356 2008 817 8 Xã Đình Cao 9741 2682 977 9 Xã Tiên Tiến 3317 988 891 10 Xã Nhật Quang 4535 1352 722 11 Xã Minh Tiến 4767 1385 835 12 Xã Tam Đa 4603 1250 787 13 Xã Tống Trân 6356 1720 728 14 Xã Nguyên Hoà 4324 1290 701 Toàn huyện 78356 22984 835
( Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Phù Cừ năm 2014)
Dân cư nông thôn chiếm tỷ trọng lớn 93,41% so với dân số của toàn huyện, sự chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn - thành thị diễn ra chậm trong các năm qua. Dân số thành thị chiếm 6,59% so với dân số của huyện (thấp hơn so với mức bình quân của tỉnh 11,00%). Dân cư thành thị tập trung chủ yếu ở Thị Trấn Trần Cao. Trong thời gian tới, số lượng dân cư thành thị có xu hướng tăng lên do tốc độđô thị hoá diễn ra.
b) Lao động và việc làm
Đặc điểm của lao động nông nghiệp là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật qua đào tạo là rất ít, nên khi đi vào sản xuất tại các nhà máy xí nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Nhân khẩu trong độ tuổi lao động năm 2014 là 43.477 người chiếm 55,48% trong tổng dân số. Trong đó có 29.782 lao động nông nghiệp chiếm 68,50% và 13.695 lao động phi nông nghiệp chiếm 31,50%. Lực lượng lao động của huyện tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 năm 2014 tỷ lệ này chiếm 68,50%. Lực lượng tham gia trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, chiếm 31,50% lực lượng lao động toàn huyện. Các loại hình dịch vụ phát triển đáp ứng được nhu cầu chủ yếu của kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
Đã hình thành các cụm công nghiệp vừa và nhỏ thu hút nhiều lao động tham gia góp phần chuyển dịch trong cơ cấu lao động của huyện. Nhiều nghề
truyền thống được khôi phục và phát triển đã mở thêm nhiều nghề mới, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn.
c) Thu nhập và mức sống
Mức sống của phần đông nhân dân đã được cải thiện một bước, thu nhập GDP bình quân đầu người/ năm một số năm 2004 là 6,37 triệu đồng năm 2006 là 7,20 triệu đồng năm 2007 là 8,70 triệu đồng đến năm 2014 là 28,0 triệu đồng.
Do chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sự phát triển nhanh của cơ chế sản xuất hàng hoá trong tất cả các thành phần kinh tế, nên đời sống của nhân dân cơ bản
ổn định: năm 2004 hộ nghèo 20,0%, năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo 6,18 %. Nhu cầu
ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, điện, nước và thưởng thức văn hoá được đáp
ứng tốt hơn. Những xã khó khăn được hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, kết hợp với các chương trình dự án trợ giúp phát triển sản xuất và việc làm, góp phần giảm dần số xã khó khăn.