- Nhóm tiêu chí về quy hoạch.
3.2.1. Thực trạng phát triển nông thôn
3.2.1.1. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Do đặc điểm hình thành và điều kiện lịch sử, các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện phát triển khá đồng đều cả về quy mô và mức độ phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn diễn ra khá nhanh đã tác động rất lớn đến cấu trúc điểm dân cư nông thôn, cụ thể:
Hệ thống các công trình công cộng như là: trụ sở hành chính, trường học, sân vận động, trạm y tế, nhà văn hoá, chợ,…thường tập trung tại những điểm dân cư trung tâm, có quy mô lớn. Những điểm dân cư nhỏ, xa trung tâm xã thì thường chỉ có nhà ở của dân, nhà trẻ và chợ tạm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 nông thôn đều dùng nước giếng khoan, giếng khơi tự đào và nước mưa. Trong giai đoạn tới vấn đề này cần phải được quan tâm hơn nữa.
Cơ sở hạ tầng của các điểm dân cư dần được hoàn thiện hơn: Đường GTNT được bê tông hoá, trải nhựa đến 80%; 100% các xã đã có điện lưới quốc gia đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.
3.2.1.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
a) Giao thông
- Giao thông đường bộ:
Phù Cừ là huyện có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu giữa trung tâm tỉnh lỵ
(thành phố Hưng Yên) với các tỉnh lân cận như Hải Dương, Thái Bình.... hiện tại huyện có 2 phương thức vận tải chính là: Đường bộ và đường sông. Tổng diện tích đất giao thông là 694,44 ha chiếm 7,40% so với diện tích tự nhiên. Có tuyến quốc lộ 38b và hệ thống đường huyện (201, 202, 203, 202... ) đường liên xã,
đường thôn xóm, nội đồng. Mật độđường bộđạt 6,37 km/km2 thấp hơn của tỉnh (6,67km/km2), 6,81 km/1000 dân (tỉnh hưng yên 5,53 km/1000 dân). hệ thống giao thông gồm có:
+ Quốc lộ: Đường 38b dài 8,4km đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
+ Đường tỉnh: Đường 195 đi qua phù cừ dài 9,1km mặt đường láng nhựa rộng 3,5m nền 5m bắt đầu từ Tống Trân đến Tam Đa.
+ Đường huyện: Toàn huyện có 48km đường huyện với các tuyến 202, 201, 203, 202b, 203b.
+ Đường xã: Toàn huyện có 110,68km
+ Đường thôn: Huyện Phù Cừ có 189,75 km đường thôn nằm trên 14 xã. - Giao thông đường thuỷ:
Huyện Phù Cừ có hệ thống sông ngòi dày đặc tỏa rộng trên đồng đất các xã, thị trấn gồm 45km sông nội đồng, 20km sông ngoại vi ranh giới ( 2 tuyến chính là sông Kẻ Sặt và sông Luộc) và hệ thống sông nhỏ, ngắn nhưng đóng góp rất nhiều cho sản xuất nông nghiệp cũng nhưđời sống sinh hoạt của nhân dân địa phương.
+ Tuyến sông Luộc: Nằm dọc theo sườn phía nam của huyện với tổng chiều dài 12,30 km đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III, độ sâu luồng lạch 1,5 – 2m.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 + Tuyến sông Kẻ Sặt: nằm về phía đông bắc của huyện có chiều dài trên 10 km chủ yếu lưu thông địa phương với thuyền có trọng tải nhỏ.
+ Tuyến sông Cửu An: tuyến qua đại bàn huyện dài 13,03km, chảy qua các xã: Minh Tân, Quang Hưng, Phan Sào Nam, Nhật Quang, Tam Đa.
b) Thuỷ lợi
Phù Cừ nằm trong vùng tưới tiêu thuộc hệ thống thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải và với các sông chính như sông Luộc, sông Cửu An, sông Hoà Bình đã chủ động được nước tưới, tiêu thoát nước úng.
Dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện phối hợp với các cấp, các ngành đã thường xuyên củng cố tuyến đê sông Luộc, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các mùa lũ. Đồng thời, xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng với hệ thống trạm bơm lớn nhỏ bố trí hợp lý trên địa bàn huyện, có khả năng tưới chủđộng và đảm bảo tiêu với lượng mưa dưới 150 mm phục vụ nông nghiệp nội đồng.
Tổng diện tích đất thuỷ lợi của huyện là 49.513 ha, chiếm 5,26% so với tổng diện tích tự nhiên, bao gồm diện tích các công trình thuỷ lợi, kênh mương,
đê điều và các công trình phục vụ thuỷ lợi như trạm bơm, đất dự trữ phòng chống bão lụt.
c) Năng lượng
Huyện đã đầu tư xây dựng 17 trạm biến áp, 18,5 km đường trung thế, 6,17 km đường hạ thế, sửa chữa thường xuyên với kinh phí trên 400 triệu đồng. Những năm vừa qua ngành điện đã tập trung đầu tư các công trình trọng điểm về
lưới điện, đến nay 100% xã có điện lưới quốc gia, 100% các khu dân cư có điện lưới, điện năng cung cấp đạt trên 500 KWh/người/năm.
3.2.1.3. Thực trạng những vấn đề xã hội nông thôn
a) Giáo dục
Sự nghiệp giáo dục đào tạo đạt được những kết quả đáng khích lệ, phát triển cả về quy mô và chất lượng. số học sinh các cấp ngày càng tăng, học sinh mầm non đến lớp đạt tỷ lệ cao. Công tác giáo dục toàn diện được đẩy mạnh tỷ lệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 sở tiếp tục học lên trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh vào đại học và cao đẳng
đạt 30,10%.
Đến năm 2014 toàn huyện có 3 trường mầm non, 8 trường tiểu học, 5 trường trung học cơ sở và 1 trường THPT đạt chuẩn quốc gia (theo số liệu phòng giáo dục năm 2014)
Tổng diện tích đất cơ sở giáo dục là 45.95 ha, chiếm 0,49% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó bậc học mầm non đạt diện tích 0,65 m2/người; tiểu học đạt 1,48 m2/người; trung học cơ sởđạt 1,48 m2/người.
b) Y tế
Đến nay 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, sự nghiệp y tế trên địa bàn huyện luôn được tăng cường. Toàn huyện có 15 cơ sở y tế bao gồm 1 bệnh viện huyện, và 14 trạm y tế. Năm 2014, toàn huyện có 12 bác sỹ, 58 y sỹ, y tá, kỹ
thuật viên; 110 giường bệnh tại các trạm y tế. Hiện trạng tất cả các trạm y tế của thị trấn và các xã đã được xây dựng kiên cố.
Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng chống các bệnh xã hội được trú trọng, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn không để dịch bệnh, ngộ độc lớn xảy ra trên địa bàn.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định ở mức dưới 1%.
- Tổng diện tích đất cơ sở y tế của huyện năm 2014 là 690 ha, chiếm 0,07% so với tổng diện tích tự nhiên, bình quân đạt 0,50 m2/người (định mức sử
dụng đất quy định đồng bằng sông hồng đạt 0,48 - 0,56 m2/người) c) Văn hóa
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, làng văn hoá được thực hiện tốt. Đến nay toàn huyện tỷ lệ gia đình văn hoá là 95%, 72% làng số văn hoá.
Công tác bảo tồn, bảo tàng và quản lý hoạt động của các lễ hội, dịch vụ
văn hoá trên địa bàn huyện được quan tâm, đã có 12 di tích lịch sử văn hoá được công nhận cấp tỉnh, cấp quốc gia.
d) Bưu chính viễn thông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 điện huyện và 5 bưu cục ở các xã, thị trấn: TT. Trần Cao, Quang Hưng, Đình Cao, Nguyên Hoà, Đoàn Đào, 9/14 xã có điểm bưu điện văn hoá xã. Bưu chính viễn thông đã được đầu tưđồng bộ, phát triển hàng trăm km cáp thông tin.
Bình quân số máy điện thoại là 13 máy/100 dân, đã góp phần khai thác thông tin phục vụ sản xuất, chống lụt bão cũng như giao lưu thông tin với các vùng xung quanh. nhìn chung mạng lưới bưu chính viễn thông của huyện cơ bản
đáp ứng được nhu cầu từ nay đến năm 2020. e) Thể dục thể thao
Phong trào thể dục thể thao quần chúng được duy trì và phát triển rộng khắp trong các cơ quan. đơn vị cơ sở. Toàn huyện có 1 điểm vui chơi tập trung dành cho trẻ em 01 sân vận động huyện (TT. Trần Cao).
Thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao cấp huyện và tham gia các cuộc thi đấu tỉnh. phong trào thể dục thể thao các năm đều được xếp loại khá trong tỉnh.
Tiếp tục thực hiện tốt công văn số 675 của uỷ ban nhân dân tỉnh ngày 5/12/1997 về việc xây dựng nhà văn hoá điểm vui chơi và nghị quyết số 06 ngày 15/7/1997 của ban thường vụ tỉnh Hưng Yên về phát triển thể dục thể thao. Huyện đã dành quỹđất để làm các sân vận động, sân thể thao các thôn, xóm. Đến năm 2014 diện tích dành cho thể dục thể thao là 22,33 ha, chiếm 0,24% so với tổng diện tích tự nhiên. bình quân đạt 1,12 m2/người .
f) Quốc phòng, an ninh
Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được quan tâm thường xuyên củng cố xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, coi trọng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và diễn tập các phương án chiến đấu, huấn luyện dân quân tự vệ và dự
bị động viên. Tổ chức tốt công tác giao quân, hàng năm đều hoàn thành chỉ tiêu giao quân 100%, quân giao đảm bảo chất lượng; Làm tốt công tác huấn luyện và xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bịđộng viên. Thực hiện nghiêm túc chính sách địa phương quân đội.
An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Thực hiện nghiêm túc nghị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 quyết 08 của ban chấp hành TW khoá IX về bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được duy trì và phát triển, chủ động phòng ngừa và truy quét tội phạm, nắm chắc tình hình an ninh nông thôn.