Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Hưng Yên đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân về Chương trình xây dựng NTM. Tỉnh đã nhanh chóng kiện toàn xong bộ máy chỉ đạo các cấp, phát động phong trào thi đua toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới.
Tiếp theo Nghị quyết 02-NQ/TU của tỉnh ủy Hưng Yên, HĐND tỉnh cũng ra Nghị quyết để cụ thể hóa các nhiệm vụ và tập trung chỉđạo các cấp, các ngành triển khai xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện. Tỉnh chú trọng đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng chỉđạo các huyện, thị xã, thành phố vận động nông dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, nâng cao thu nhập cho lao động nghề nông. Đồng thời, tỉnh từng bước xây dựng NTM có kết cấu hạ
tầng kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững và nâng cao năng lực phòng chống thiên tai thông qua việc triển khai lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cùng một số chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn tỉnh như: Chương trình MTQG về nước sạch, vệ sinh môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục,… các đề án giảm nghèo, xóa nhà dột nát, đề án hỗ trợ phát triển cây vụ Đông, hỗ trợ sản xuất lúa cao sản và lúa chất lượng cao, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, phát triển ngành nghề nông thôn. Ngoài ra, nhiều dự án giao thông, thuỷ lợi, nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu,…
được triển khai tại cơ sở.
Nhìn chung, trong công tác lập quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2012, các xã đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch. Theo đó, UBND tỉnh Hưng Yên đã phân bổ hơn 24,5 tỷ đồng; năm 2013, UBND tỉnh tiếp tục phân bổ cho các xã hơn 10 tỷ đồng để các xã thực hiện công tác lập quy hoạch và xây dựng đề án thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Đến tháng 6/2013, 100% các địa phương trong toàn tỉnh Hưng Yên đã hoàn thành công tác này. Nhờ thực hiện tốt công tác lập quy hoạch và xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới, nên tổng nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên trong 2 năm 2011-2012 đã đạt hơn 17.726 tỷ đồng. Tỉnh cũng tập trung triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình, đề án, dự án với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 mức kinh phí hơn 77 tỷ đồng nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân như dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ tiêm phòng và mua thuốc khử độc tiêu trùng, hỗ trợ giống lúa lai,… Ngoài ra, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ cũng thực hiện cho vay trả chậm và cho vay không lãi với nguồn vốn hơn 39 tỷ đồng, giúp hơn 8.764 hộ dân phát triển kinh tế. Nhiều hội, đoàn thể
khác trong tỉnh cũng nhận uỷ thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hơn 1.765 tỷđồng cho 77.309 hội viên vay
ưu đãi phát triển sản xuất, 600 tỷđồng cho vay ưu đãi tạo việc làm; tổ chức dạy nghề cho hơn 14.273 lao động với 54 ngành nghề được đào tạo; tạo việc làm thường xuyên cho hơn 116,15 nghìn người, đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 8,42% (theo chuẩn mới)…
Kết cấu hạ tầng nông thôn ở Hưng Yên cũng được đầu tư, cải tạo và làm mới, nhất là hệ thống đường GTNT. Bằng nhiều nguồn lực khác nhau, sau hơn 2 năm (2011-2012), tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ là 168,5 tỷđồng, đã hoàn thành
được hơn 146,628 km đường giao thông xã, thôn và xây dựng mới 5 cầu. Đến nay, 100% các tuyến đường cấp huyện đã được cứng hoá, tuyến xã đạt tỷ lệ 88%, và tuyến thôn đạt 87,1%. Hệ thống thuỷ lợi nội đồng khá hoàn chỉnh, cơ bản đáp
ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp trong điều kiện mới. Đã có thêm 7 trạm bơm được xây dựng mới, đưa tổng số trạm bơm lên 420, bảo đảm tưới chủ động được 88% diện tích đất canh tác; tiêu chủđộng được trên 80% diện tích đất tự nhiên. Nhiều công trình điện, cơ sở y tế, văn hóa và an sinh xã hội cũng được nâng cấp và xây dựng mới, góp phần quan trọng phục vụ dân sinh, nâng cao chất lượng đời sống của nông dân.
Với mục tiêu năm 2015 phấn đấu hoàn thành 20 xã điểm đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới. Ban chỉđạo tỉnh tiếp tục triển khai nhiều chương trình hành
động cụ thể, như đẩy mạnh công tác tập huấn, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Nhiều huyện đã có những giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tiêu biểu, như huyện Văn Giang. 6 tháng đầu năm, huyện đã đầu tư hơn 15,5 tỷ đồng làm các công trình như vườn hoa, xây bãi xử lý rác thải, làm đường giao thông, hệ thống thoát nước; huyện Tiên Lữ đầu tư 60 tỷ đồng tập trung làm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 đường giao thông, đầu tư hỗ trợ trường học; huyện Ân Thi huy động được khoảng 56 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng… Hoạt động vận động nhân dân hiến đất và ngày công cho các công trình công cộng của các địa phương đạt kết quả khá tích cực, như huyện Tiên Lữ đã vận động người dân hiến 1.200 m2 đất thổ cư và ủng hộ 1.300 ngày công lao động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26