Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 25 - 32)

Ngay trong những năm đầu triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia về

xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào của cả nước, các nhiệm vụ về

xây dựng nông thôn mới được xác định rõ trong nghị quyết đại hội Đảng các cấp từ tỉnh đến huyện và xã. Ban Bí thư Trung ương khóa X đã trực tiếp chỉ đạo Chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã tại 11 xã điểm ở

11 tỉnh, thành phốđại diện cho các vùng, miền.

Bộ máy quản lý và điều hành Chương trình xây dựng nông thôn mới đã

được hình thành từ Trung ương xuống địa phương. 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 84,7% huyện và 52% số xã trên toàn quốc đã thành lập được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 Ban Chỉđạo. Các bộ, ngành đã ban hành 25 loại văn bản hướng dẫn địa phương về tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, quy hoạch nông thôn mới. Ủy ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã triển khai cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”. Ngày 8- 6-2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phát động thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” ( Báo cáo kết quả thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới , 2012) .

Theo số liệu báo cáo của ban chỉđạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tính tới thời điểm ngày 20/4/2012 thì:

1. Về kiện toàn tổ chức bộ máy chỉđạo và phát động phong trào xây dựng nông thôn mới

Các địa phương đã cơ bản kiện toàn bộ máy chỉ đạo, điều hành ở các cấp và tổ chức phát động hưởng ứng các cuộc thi đua do MTTQ Việt Nam và Thủ

tướng Chính phủ phát động. Đến nay, còn 2 tỉnh là Quảng Ngãi và Bình Dương chưa tổ chức phát động hưởng ứng.

2. Về công tác quy hoạch

Đến nay đã có khoảng 60% tổng số xã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng NTM. Trong đó có 06 tỉnh hoàn thành cơ bản việc phê duyệt quy hoạch chung gồm có Nam Định, Hà Tĩnh, Vĩnh phúc, Quảng Ninh, Yên Bái, Nghệ An, 03 tỉnh là Vĩnh Phúc, Thái Bình, An Giang đã cơ bản hoàn thành cả quy hoạch chi tiết khu sản xuất và trung tâm xã, điển hình là tỉnh Thái Bình đã hoàn thành quy hoạch chi tiết hệ thống kênh mương nội đồng, thực hiện phân vùng sản xuất nông nghiệp gắn với dồn điền đổi thửa. Tuy nhiên, bên cạnh những địa phương làm tốt vẫn còn một số địa phương có tỷ lệ phê duyệt quy hoạch đạt rất thấp là Tiền Giang (0,7%), Quảng Bình (0,71%), Điện Biên (2,04%), Quảng Ngãi (3,66%). Cá biệt có 6 địa phương gồm Sơn La, Bắc Kạn, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai chưa phê duyệt quy hoạch được 1 xã nào.

3. Về lập đề án xây dựng NTM cấp xã: Đến nay có khoảng 57% số xã

đang tiến hành lập đề án xây dựng nông thôn mới, trong đó có 3.650 xã (chiếm 40%) đã phê duyệt xong, các xã còn lại đang triển khai lập đề án. Tuy nhiên, nội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 dung các đề án còn nặng về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhẹ về phát triển sản xuất, văn hoá, môi trường...

4. Về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cấp xã

Theo báo cáo của các địa phương, trong năm 2011, các địa phương đã huy

động được 5.523 tỷđồng cho đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cấp xã, chủ yếu từ bố

trí nguồn ngân sách địa phương và lồng ghép các Chương trình, dự án trên địa bàn. Riêng 13 tỉnh tự cân đối bố trí ngân sách đã giải ngân 3.314 tỷđồng để xây dựng CSHT thiết yếu.

Trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, điển hình như Thái Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Nam, Hà Giang, Sóc Trăng… đã có chính sách hỗ trợ phù hợp nên đã huy động được nhiều hơn sự tham gia của người dân và cộng đồng, dần hình thành các phong trào ở khu dân cư về xây dựng đường GTNT, kiên cố hoá kênh mương hoặc đồn

điền đổi thửa, thúc đẩy cơ giới hoá…. 5. Về phát triển sản xuất

Bên cạnh nguồn vốn 220 tỷ của Trung tâm khuyến nông Quốc gia, đến nay các địa phương đã dành gần 400 tỷđồng cho việc xây dựng các mô hình phát triển sản xuất hàng hoá nhằm tăng thu nhập cho người dân. Một số địa phương như An Giang, Hà Tĩnh, Thái Bình, Trà Vinh… đã chủ động bố trí hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ cho người dân xây dựng các mô hình sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và tổ chức nhân rộng những mô hình này.

6. Kết quả bố trí ngân sách Nhà nước cho xây dựng NTM

a. Hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình xây dựng nông thôn mới: Năm 2011, nguồn vốn hỗ trợ cho Chương trình MTQG về xây dựng NTM từ ngân sách Trung Ương (NSTW)là 1.600 tỷđồng. Ngân sách địa phương trong năm 2011 đã bố trí 6.642 tỷ đồng cho Chương trình xây dựng NTM (trong đó, 13 tỉnh tự túc ngân sách đã bố trí 5.176 tỷ đồng; 42 tỉnh còn lại cũng chủ động bố trí 1.466 tỷ đồng). Tuy nhiên, còn 8 tỉnh chưa bố trí ngân sách địa phương để thực hiện chương trình như Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thừa Thiên Huế, Phú Yên,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 Ninh Thuận, ĐăkNông, Long An.

b. Lồng ghép vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu: Một số

Chương trình MTQG khác có nội dung đầu tư phục vụ cho khu vực nông thôn, có khả năng lồng ghép với Chương trình MTQG về xây dựng NTM như Chương trình Giáo dục và Đào tạo; Chương trình Giảm nghèo; Nước sạch và VSMTNT... với kinh phí hàng năm lên tới hàng nghìn tỷđồng. Một số chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW trên địa bàn nông thôn, tập trung nhiều vào các xã, như

Chương trình bố trí lại dân cư, Hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg, đầu tư xây dựng trụ sở xã... Ngoài ra, NSTW còn hỗ trợ các địa phương thực hiện Đề

án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các dự án trái phiếu Chính phủ về giao thông, thuỷ lợi, kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; kinh phí cấp bù miễn thuỷ lợi phí; các dự án ODA về giảm nghèo, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn (Báo cáo Triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giải pháp thực hiện trong thời gian tới, 2012).

7. Về lựa chọn các xã phấn đấu đạt nông thôn mới đến năm 2015: Đến nay, các tỉnh/thành phố đã lựa chọn được 2.123 xã, chiếm 26% tổng số xã, trong

đó: 6 tỉnh (Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu) có số xã đăng ký >50%; 4 địa phương (Hà Nội, Nam Định, Lâm

Đồng, TP Hồ Chí Minh) có số xã đăng ký từ 30% đến 50%; 44 tỉnh/thành phố có số xã đăng ký từ 20% - 30%; 9 tỉnh (Cao Bằng; Lai Châu; Điện Biên; Yên Bái; Bắc Giang; Nghệ An; Đồng Tháp; Trà Vinh) có số xã đăng ký dưới 20%. Đáng chú ý, nhiều tỉnh thuộc diện khó khăn nhưng cũng đăng ký phấn đấu đạt tỷ lệ xã

đạt chuẩn nông thôn mới khá cao như: tỉnh Sơn La (29%), Quảng Bình (29%),

Đaklak (27%), Cà Mau (29%)…

Dự toán hàng năm trình Quốc hội về bảo đảm chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có tốc độ tăng cao hơn chi chung của cả nước. Riêng năm 2011 cao gấp 2,21 lần so với năm 2008. Tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trong 3 năm 2009-2011 chiếm khoảng 52% tổng vốn đầu tư

phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ của cả nước, trong đó đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 37% tổng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được ưu đãi. Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

được ưu tiên theo Nghịđịnh 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Riêng năm 2011, Nhà nước đã bố trí 1.600 tỉ đồng từ nguồn NSTW cho Chương trình để tập trung vào 5 nội dung, gồm quy hoạch, đào tạo, tuyên truyền, phát triển sản xuất và xây dựng một số hạng mục kết cấu hạ tầng thiết yếu. Nhiều

địa phương, như Hà Tĩnh, Lào Cai, Hải Dương, Vĩnh Long, Phú Thọ, Nam Định, Thái Bình, Sóc Trăng còn chủ động bổ sung kinh phí lên tới 5.664,8 tỉđồng từ

nguồn ngân sách địa phương cho các xã để triển khai chương trình ngay trong năm 2011, có 10/13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự túc ngân sách giai

đoạn 2011-2015.

Với sự vào cuộc tích cực, khẩn trương của các bộ, ban, ngành ở Trung

ương, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ởđịa phương và bản thân người dân nông thôn, trong gần ba năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nông nghiệp, nông thôn đã vững vàng vượt qua khó khăn, duy trì được tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nước.

Xin nêu một vài dẫn chứng và số liệu được thống kê bước đầu như sau: Năm 2010, nông nghiệp nước ta đạt mức tăng GDP là 2,78%, sản lượng lúa tăng thêm 1,17 triệu tấn (đạt 39,9 triệu tấn); sản lượng thịt các loại tăng 725 ngàn tấn,

đạt 4,02 triệu tấn; tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản tăng 990 ngàn tấn, đạt 5,12 triệu tấn; sản lượng muối tăng 340 ngàn tấn, đạt 1,18 triệu tấn; tỷ lệ

che phủ rừng tăng 1,2%, đạt 39,5% diện tích. Tổng kim ngạch xuất khẩu các loại nông, lâm, thủy sản đạt 19,53 tỉ USD (tăng 3,46 tỉ USD so với năm 2008).

GTNT được coi là khâu đột phá trong xây dựng hạ tầng nông thôn. Trong 2 năm, 2009 và 2010 đã huy động gần 33 ngàn tỉ đồng, trong đó nhân dân đóng góp khoảng 11,2% và trên 24 triệu ngày công lao động; các nguồn khác chiếm 14,4%; ngân sách nhà nước hỗ trợ 74,4% mở mới và nâng cấp hơn 40 nghìn ki- lô-mét đường; xây dựng khoảng 4.200 cầu bê tông, cầu liên hợp, cầu dầm sắt, cầu treo, cầu gỗ và gần 50 nghìn cống. Hạ tầng thương mại ở nông thôn mở rộng, tăng nhịp độ và tần suất giao thương. Nâng cấp và mở rộng hệ thống điện, nâng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 tỷ lệ số xã lên 97,8% với 95,4% hộ sử dụng điện. Hệ thống hạ tầng công nghệ

thông tin về cơ bản đã phát triển đến các xã vùng sâu, vùng xa. Khoảng 70% số

xã có điểm truy cập internet công cộng và 97% số xã có điện thoại công cộng. (Ban chỉđạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới , 2012).

Cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển biến tích cực. Công nghiệp và dịch vụđã chiếm xấp xỉ 60% cơ cấu kinh tế nông thôn. Trên 40 tỉnh hoàn thành việc xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn. Số lượng làng nghề

tăng lên, hiện có trên 2.971 làng nghề theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu đã tập trung xây dựng kịch bản về tác động của biến đổi khí hậu tới cấp huyện. Thể chế, chính sách, chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu và kế hoạch hành động quốc gia, huy động được hơn 1,2 tỉ USD từ cam kết tài trợ quốc tế. Năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai tiếp tục được tăng cường.

Giám sát chặt chẽ các nguồn tài nguyên và môi trường, tăng cường quản lý và sử dụng theo hướng bền vững, có hiệu quảđược thể hiện qua hàng loạt văn bản về bảo vệ môi trường nông thôn với mục tiêu ngăn chặn và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; quản lý tổng hợp chất thải rắn; xử lý, phòng ngừa ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu; phát triển dịch vụ môi trường và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chính sách ưu đãi, hỗ trợ

hoạt động bảo vệ môi trường... được Chính phủ ban hành đang đi vào cuộc sống. Về nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là vùng khó khăn được tập trung ưu tiên như xuất khẩu lao động nông thôn; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho nông dân thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp; Các chính sách và giải pháp xóa đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương diện: (i) Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ

giúp pháp lý, nhà ở, nước sinh hoạt; (ii) Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, khuyến nông - lâm - ngư, phát triển ngành nghề; (iii) Phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng ứng mạnh và được cộng đồng quốc tếđánh giá cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 Các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả đang được triển khai mạnh mẽ. Đặc biệt, mô hình kinh tế trang trại theo đơn vị hộ nông thôn đang có xu thế phát triển và tiếp tục là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ lực ở nông thôn. Ngày càng xuất hiện những mô hình hợp tác xã đa dạng, mở ra triển vọng mới.

Công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và công tác khuyến nông ngày càng được coi trọng để hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Đội ngũ cán bộ

khuyến nông ở các địa phương được bổ sung một số lượng lớn. Sau 1 năm, cả

nước đã đào tạo nghề cho 345.140 lao động nông thôn, tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt khoảng 70%. Việc thí điểm dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và nâng cao mức sống ở 11 xã điểm xây dựng mô hình nông thôn mới; mô hình dạy nghề gắn với doanh nghiệp bước đầu thu được kết quả tích cực. Việc huy động các nguồn lực, tăng mạnh đầu tư ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn

được đổi mới mạnh.

Có thể khẳng định, Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung

ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là Nghị quyết mang tính toàn diện và đầy đủ nhất để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta từ trước đến nay. Vì vậy, được nhân dân cả nước, nhất là cư dân nông thôn tích cực đón nhận, kỳ vọng về một thời kỳ với tương lai phát triển mạnh mẽ. Nhiều nội dung của Nghị quyết khi được triển khai đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và tạo sự chuyển biến rõ rệt, nhất là những nội dung phát triển sản xuất nông nghiệp, giảm nghèo; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; vấn đề an sinh xã hội; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống…phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Có thể coi đây là một cuộc vận động cách mạng to lớn và quan trọng nhằm tập trung xác định rõ vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về các hình thức tổ chức sản xuất và quan hệ sản xuất phù hợp, có hiệu quảở nông thôn; mối quan hệ giữa đô thị - nông thôn, công nghiệp - nông nghiệp và giữa trí thức - nông dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)