Lựa chọn chỉ số phân tích quy luật phân hóa đường kính và chiều cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy luật phân bố không gian của tầng cây cao trên kiểu rừng kín lá rộng thường xanh tại VQG Ba Vì và Cúc Phương (Trang 102 - 104)

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, đề tài nhận thấy rằng: cả hai chỉ số General G và Morans I đều cho ra kết quả là giá trị tính toán và hệ số kiểm tra (Z Score) phân bố trên toàn khu vực nghiên cứu. Giả thuyết đưa ra là phân bố ngẫu nhiên. Nếu Z Score nằm trong khoảng xác định (ví dụ từ -1,96 đến 1,96 với độ tin cậy 95%) thì giả thuyết được chấp nhận, phân bố các cây là ngẫu nhiên theo. Nếu giả thuyết bị bác bỏ, khi đó dấu của Z Score có ý nghĩa rất lớn cụ thể như sau:

Với General G: Khi Z Score > 0 thì các giá trị lớn tập trung cụm lại với nhau hay chính xác là các các cây có đường kính lớn, chiều cao cao có xu hướng cụm lại với nhau. Khi Z Score < 0 thì các giá trị nhỏ tập trung cụm lại

với nhau hay các các cây có đường kính nhỏ, chiều cao thấp có xu hướng cụm lại, đi cùng với nhau.

Với Morans I: Khi Z Score > 0 thì các giá trị giống nhau tập trung cụm lại với nhau hay chính xác là các các cây có đường kính lớn, chiều cao cao, các cây có đường kính nhỏ, chiều cao thấp có xu hướng cụm lại, đi cùng với nhau. Khi Z Score < 0 thì các giá trị giống nhau có xa hướng tách xa nhau ra hay chính xác là các các cây có đường kính lớn, chiều cao cao, đường kính nhỏ, chiều cao thấp có xu hướng đứng tách xa nhau ra tạo phân bố phân tán.

Khi sử dụng các chỉ số Generar G và Morans I toàn cục (general) có thể đi đến kết luận về giả thuyết thống kê các cây có giá trị sinh trưởng tương tự nhau có đi cùng nhau, phân tán hay ngẫu nhiên? Việc xác định vị trí cụ thể của chúng thì không thể hiện được. Nếu muốn biết được những giá trị cao/ thấp cụm lại ở đâu thì sử dụng đến Generar G cục bộ (Local Gi*) và khi muốn biết thêm sự phân bố của các giá trị bất thường (quá cao, quá thấp) so với khu vực xung quanh thì sử dụng Morans I cục bộ (Local Morans I).

Chương 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy luật phân bố không gian của tầng cây cao trên kiểu rừng kín lá rộng thường xanh tại VQG Ba Vì và Cúc Phương (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w