Tổ thành loài cây theo mức độ quan trọng (giá trị IV%)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy luật phân bố không gian của tầng cây cao trên kiểu rừng kín lá rộng thường xanh tại VQG Ba Vì và Cúc Phương (Trang 49 - 54)

Tổ thành loài cây không chỉ mang ý nghĩa về mặt sinh thái rừng mà còn mang ý nghĩa trong việc sử dụng rừng. Xác định tỷ lệ % về tiết diện ngang (G %) cũng như trữ lượng (M%) của các loài cây trong lâm phần giúp ta thấy rõ

hơn đặc điểm, giá trị sử dụng của các kiểu trạng thái rừng. Do đó, ngoài việc xác định tổ thành theo N% cho ý nghĩa về mặt sinh thái và đa dạng sinh học, đề tài còn tiến hành xác định tổ thành theo mức độ quan trọng loài (IV%) nhằm làm rõ vai trò của chúng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Kết quả theo công thức (3.2) và thể hiện trong bảng (4.3).

Việc áp dụng cách phân chia về xã hợp thực vật của Danniel Marmillor kết hợp với cách quan trắc của Thái Văn Trừng cùng kết quả thu thập phân tích được ta thấy: trong số 6 OĐĐ và tổng hợp cả khu vực nghiên cứu được quan sát chưa thấy rõ một đơn ưu nào trong khu vực. Mặc dù không có một loài nào chiếm ưu thế rõ ràng về trị số IV% nhưng cũng có thể tìm thấy một số ưu hợp tương đối phức tạp theo các kiểu trạng thái rừng hiện tại thể hiện trên bảng 4.3.

Bảng 4.3: Tổ thành tầng cây cao theo mức độ quan trọng (IV%)

Khu vực OĐ Đ Số loài Tổng nhóm loài ưu thế (%) Loài khác (%) Nhóm loài ưu thế VQG Ba Vì Trạng thái IIIA3 Số 1 62 46,50 53,50 Thừng mực (11,05%), Dẻ cau (11,76%), Cà lồ (10,85%), Dẻ (8,85%) Số 2 63 51,79 48,21 Thừng mực (17,05%), Dẻ (10,26%),Gội (10,10%), Rè vàng (8,32%), Trâm (6,07%) Số 3 83 41,80 58,20 Trâm (20,33%), Dẻ (11,29%), Dẻ cau(5,17%), Re (5,02%) TT 108 37,04 62,96 Dẻ (13,47%), Trâm (10,16%), Thừngmực (8,33%), Dẻ cau (5,08%) VQG Cúc Phương Trạng thái IV Số 1 41 68,87 31,13 Mạy tèo (32,98%), Cà lồ (12,74%), Re hương (9,21%), Sâng (8,28%), Nang trứng (5,65%)

Số 2 48 68,00 32,00 Mạy tèo (29,55%), Nang trứng(13,56%), Vàng anh (11,50%), Re hương (8,07%), Cà lồ (5,33%)

Số 3 51 65,24 34,76

Vàng anh (24,39%), Nang trứng (16,37%), Mạy tèo (14,88%), Gội (9,61%)

TT 80 66,20 33,80

Vàng anh (20,28%), Cà lồ (16,96%), Mạy tèo (14,68%), Nang trứng (9,26%), Re hương (5,02%)

Nhóm các loài cây ưu thế tại VQG Ba Vì chủ yếu là loài cây có giá trị kinh tế thấp (Thừng mực, Cà lồ, Trâm, Re… ) và Vàng anh, Mạy tèo, Nang Trứng, Gội, Re hương, Côm bừng… ở VQG Cúc Phương. Các loài cây có giá trị chiếm tỷ lệ rất thấp và cũng không được đưa vào công thức tổ thành. Nhóm cây ưu thế của VQG Cúc Phương là 66,20% thể hiện rõ hơn nhóm ưu thế của VQG Ba Vì là 37,04%. Như vậy, tại VQG Cúc Phương thể hiện sự ổn định và ưu thế loài, nhóm loài rõ ràng hơn VQG Ba Vì.

Rõ ràng, thành phần, số lượng loài và nhóm loài cây ưu thế và giá trị ưu thế của nhóm của hai VQG là rất khác nhau. Điều này rất phù hợp với trạng thái rừng, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của hai khu vực nghiên cứu.

Công thức tổ thành loài theo giá trị IV% tại các OĐĐ là:

+ OĐĐ 1 Ba Vì: 11,15Thm + 11,76Dec + 10,85Cal + 8,85De + 53,50Lk

+ OĐĐ 2 Ba Vì:

17,05Thm + 10,26De + 10,10Goi + 8,32Đlh + 6,07Tra + 48,21Lk

+ OĐĐ 3 Ba Vì: 20,33Tra + 11,29De + 5,17Dec + 5,02Re + 58,20Lk + Khu vực Ba Vì : 13,47De + 10,16Tra + 8,33Thm + 5,08Dec + 62,96Lk

+ OĐĐ 1 Cúc Phương:

32,98Mat + 12,74Cal + 9,21Reh + 8,28Vga + 5,65Natg + 31,13Lk

+ OĐĐ 2 Cúc Phương:

29,55 Vga + 13,56Natg + 11,50Mat +8,07Reh +5,33Cal + 32,00Lk

+ OĐĐ 3 Cúc Phương:

24,39Vga + 16,37Natg + 14,88Mat + 9,61Goi + 34,76Lk. + Khu vực Cúc Phương :

20,28Vga + 16,96Cal + 14,68Mat + 9,26Natg + 5,02 Reh + 33,80Lk 4.1.3. Nghiên cứu về độ phong phú và đa dạng loài

Nghiên cứu đa dạng sinh học (ĐDSH) nói chung và đa dạng thực vật nói riêng là một vấn đề phức tạp, bởi khả năng biến đổi của sinh vật sống và

phức hệ sinh thái mà trong đó chúng tồn tại. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về đa dạng loài (thực vật) đã chuyển dần từ định tính (thống kê thành phần loài) sang định lượng (các chỉ số đa dạng sinh học). Thông qua việc lượng hóa, các nhà sinh học hiểu được quy luật vận động và biến đổi của quần xã sinh vật, từ đó có thêm căn cứ để điều tiết có lợi về sinh trưởng và phát triển cá thể cũng như quần xã một cách bền vững.

Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, đề tài tiến hành nghiên cứu, xác định chỉ số phong phú và đa dạng loài thực vật cho khu vực VQG Ba Vì và Cúc Phương. Nguồn số liệu phân tích được lấy từ các OĐVNCST.

Bảng 4.4: Chỉ số phong phú và đa dạng loài tại khu vực nghiên cứu

Khu

vực OĐĐ (cây/ha)Mật độ loàiSố Độ

PP Simpson Magalef Sh - Wr Odum

R D1 d1 H d3 VQG Ba Vì Số 1 543 62 2.661 0.930 22.305 1.420 0.062 Số 2 715 63 2.356 0.918 21.722 1.360 0.063 Số 3 1050 83 2.561 0.929 27.142 1.491 0.083 TT(3ha) 2308 108 2.248 0.949 31.815 1.564 0.108 TB 769 69 2.526 0.926 23.723 1.424 0.069 VQG Cúc Phương Số 1 627 41 1.637 0.825 14.300 1.074 0.041 Số 2 718 48 1.791 0.860 16.456 1.095 0.048 Số 3 676 51 1.962 0.875 17.668 1.147 0.051 TT(3ha) 2020 80 1.780 0.878 23.901 1.182 0.080 TB 674 47 1.797 0.853 16.141 1.105 0.047

Mật độ của các loài cây tại hai khu vực trung bình từ 674 – 769 cây/ha. Mật độ thể hiện tính ổn định, phù hợp của cấu trúc nằm ngang rừng giàu của trạng thái rừng kín lá rộng thường xanh. Tuy nhiên, nếu xét chi tiết hơn thì thấy rằng mức độ đồng đều và ổn định tại các OĐĐ trong VQG Cúc Phương (trạng thái IV) cao hơn trong VQG Ba Vì (trạng thái IIIA3). Mật độ các OĐĐ trên VQG Ba Vì chênh lệch, biến động khá lớn do có sự tác động không đồng đều của con người. Cụ thể OĐĐ số 01 có mật độ thấp nhất, OĐĐ số 03 đang

trong giai đoạn phục hồi mạnh, có rất nhiều loài tiên phong, có giá trị kinh tế thấp nhưng có ý nghĩa sinh thái và ở giai đoạn ổn định có OĐĐ số 02. Do vậy, với VQG Ba cần duy trì tốt chế độ bảo vệ và bảo vệ, chăm sóc nghiêm ngặt hơn với VQG Vì Cúc Phương để đưa rừng về trạng thái chuẩn.

Với chỉ số phong phú, đề tài sử dụng công thức 3.9 kết quả cho thấy: Trong cùng một diện tích (3ha), số lượng loài và chỉ số phong phú là khác nhau ở hai khu vực nghiên cứu. VQG Ba Vì có số lượng loài, số lượng cây gỗ nhiều hơn và chỉ số phong phú cao hơn nhiều so với VQG Cúc Phương. Điều này thể hiện rõ tại kết quả tính trung bình cho cả 3 OĐĐ trên khu vực (Ba Vì là 69 loài và R = 2,526 còn Cúc Phương là 47 loài và R = 1,797) và xác định giá trị TT trên diện tích 3ha điều tra (Ba Vì có 108 loài và R = 2,248 còn Cúc Phương là 80 loài và R = 1,780). Điều này càng khẳng định sự phong phú loài của trạng thái rừng bị tác động nhẹ, đang phục hồi lớn hơn trạng thái rừng chuẩn, hệ sinh thái ổn định. Kết quả trên cũng phần nào phản ánh được sự khác biệt về điều kiện môi trường sống, mức độ tác động đến tầng cây gỗ, tính chất dễ bị tác động, mong manh của hệ sinh thái rừng trong quần xã thực vật rừng ở hai VQG .

Hàm Shannon – Wiener được dùng để đánh giá mức độ đa dạng loài của một quần xã. Khi giá trị tính toán của H càng lớn thì mức độ đa dạng loài càng cao. Khi H = 0, quần xã chỉ có một loài duy nhất, mức độ đa dạng thấp nhất. Khi Hmax = C.logn, quần xã có số lượng loài nhiều nhất và mỗi loài chỉ có một cá thể, mức độ đa dạng cao nhất. Ưu điểm của hàm số là không phụ thuộc vào kích cỡ của mẫu quan sát. Nhược điểm là phụ thuộc vào sự ưu thế của một số loài trong quần thể.

Kết quả cho thấy, ở tầng cây gỗ, ở hai trạng thái rừng nghiên cứu khác nhau (IIIA3 và IV) có sự khác biệt về mức độ đa dạng. H của khu vực Ba Vì (Trung bình = 1,424 và TT = 1,564) lớn hơn hẳn Cúc Phương (Trung bình = 1,105 và TT = 1,182).

Số lượng cá thể cũng tương tự thể hiện sự đa dạng loài của Ba Vì lớn hơn nên mức độ cạnh tranh cao, tính ổn định lại kém hơn VQG Cúc Phương. Tuy nhiên, do nhược điểm của hàm và tại hai khu vực này đều hình thành nhóm loài cây ưu thế nên hàm số này cũng chưa phản ánh khách quan mức độ đa dạng loài đại diện chung cho quần xã thực vật rừng ở cả hai khu vực.

Tại VQG Ba Vì chỉ số Magalef cao (21,722 đến 27,142) với giá trị trung bình là 23,7229 và của TT là 31,815 chênh lệch rất lớn so với VQG Cúc Phương (trung bình là 16.141 và của TT là 23,901) nhưng sự chênh lệch này của chỉ số Simpson lại thấp (trung bình 0.926 so với 0.853 và TT khu vực Ba Vì là 0,949 và 0.848). Điều này chứng tỏ, tính đa dạng loài ở VQG Ba Vì rất cao, nhưng số lượng cá thể vẫn tập trung vào một số loài nhất định, các loài khác tham gia vào quần xã với số lượng cá thể ở mức độ thấp hơn là ở VQG Cúc Phương. Các loài này có thể là các loài mới xuất hiện sau khi rừng bị tác động nhẹ hoặc các loài cây gỗ tốt còn sót lại sau khai thác. Khả năng cạnh tranh và phân hóa mạnh giữa các loài đang diễn ra. Còn với VQG Cúc Phương thì tính đa dạng sinh học ổn định hơn và mức độ biến động của các chỉ số đa dạng giữa các QXTV rừng là thấp. Chứng tỏ mức độ ổn định của các quần xã này là rất cao.

Như vậy, qua nghiên cứu các chỉ số đa dạng của các quần xã cho thấy: Mức độ đa dạng, phong phú của các loài thực vật ở VQG Ba Vì cao hơn Cúc Phương nhưng tính ổn định thấp hơn nên rừng càng ít bị tác động thì mức độ ổn định của rừng càng cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy luật phân bố không gian của tầng cây cao trên kiểu rừng kín lá rộng thường xanh tại VQG Ba Vì và Cúc Phương (Trang 49 - 54)