TRIỂN KINH TẾ TRONG NHỮNG NĂM 1996 - 2006
Sau mƣời mấy năm chuyển đổi nền kinh tế nƣớc ta đã tạo ra những tiền đề để bƣớc vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phù hợp quá trình chuyển giai đoạn của nền kinh tế, hoạt động lãnh đạo kinh tế của Đảng cũng chuyển sang những nội dung mới với một trình độ mới.
Căn cứ vào tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nƣớc trong thời kỳ mới mà Đảng ta đã xác định đƣờng lối phát triển kinh tế của nƣớc ta lúc này là phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá coi đây là mục tiêu tập chung của phát triển kinh tế trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nƣớc ta. Tƣ tƣởng phát triển lấy công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trọng tâm của sự nghiệp phát triển kinh tế đã đƣợc khẳng định từ trƣớc đó trong đại hội VII của Đảng đã xác định xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, thực hiện công nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nƣớc ta.
Hiện nay, chúng ta đã có những tiền đề cơ bản thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là những thắng lợi quan trọng của công cuộc đổi mới. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, nguồn lực vật chất của đất nƣớc đƣợc tăng cƣờng, … Cũng từ quan điểm phát triển kinh tế này mà đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng (1/1994) bàn về phát triển kinh tế thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đƣờng duy nhất thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nƣớc xung quanh, giữ đƣợc ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ đƣợc độc lập, chủ quyền và định hƣớng XHCN.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một đƣờng lối phát triển kinh tế bao trùm của Đảng, nó hƣớng vào phát triển tận gốc một bộ phận quan trọng của nền kinh tế đó là lực lƣợng sản xuất, nó giúp chúng ta biến nền sản xuất nhỏ
trở thành nền sản xuất lớn. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ là xây dựng đại công nghiệp mà còn bao hàm cả phát triển cơ cấu kinh tế mới, xác lập cơ chế quản lý kinh tế mới, nên thực chất là đƣờng lối phát triển kinh tế toàn diện và tổng hợp của Đảng.
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Hà Nội năm 1996 cũng đã đƣa ra đƣờng lối phát triển kinh tế. Đại hội đã đánh giá 10 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội VII, đất nƣớc đã vƣợt qua một giai đoạn gay go. Trong những hoàn cảnh hết sức phức tạp, khó khăn, nhân dân ta không những đứng vững mà còn vƣơn lên đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt: “Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua thu đƣợc những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991 - 1995 đã hoàn thành về cơ bản. Nƣớc ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nhƣng một số mặt còn chƣa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đƣờng đầu tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Con đƣờng đi lên CNXH ở nƣớc ta ngày càng đƣợc xác định rõ hơn”[10, tr.67-68].
Xuất phát từ tình hình nêu trên và căn cứ vào cƣơng lĩnh của Đảng, cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. “Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nƣớc ta thành một nƣớc công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Từ nay phấn đấu đến năm 2020 đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp.
Đại hội VIII của Đảng còn khẳng định giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bƣớc rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nhiệm vụ của nhân dân là tập trung mọi lực lƣợng, tranh thủ thời cơ, vƣợt qua thử thách đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN, phấn đấu đạt và vƣợt mục tiêu đề ra trong chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000: tăng trƣởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bƣớc phát triển cao hơn ở đầu thế kỷ sau.
Nghị quyết Đại hội VIII nêu lên 6 quan điểm cơ bản về công nghiệp hóa: Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nƣớc là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hƣớng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nƣớc sản xuất có hiệu quả.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trách nhiệm của toàn dân, của mỗi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nƣớc là chủ đạo.
Lấy việc phát huy nguồn lực con ngƣời làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nƣớc, không ngừng tăng tích lũy cho đầu tƣ phát triển. Tăng trƣởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục thể hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trƣờng.
Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại: tranh thủ đi nhanh vào những khâu quyết định.
Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phƣơng hƣớng phát triển, lựa chọn dự án đầu tƣ và công nghệ. Đầu tƣ chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ƣu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình quy mô thật cần thiết và có hiệu quả. Tạo ra những mũi nhọn trong từng bƣớc phát triển. Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng yếu của mọi vùng trong nƣớc, có chính sách hỗ trợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển.
Kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh.
Nội dung cơ bản của phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập niên 90 là: Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông thôn, lâm - ngƣ nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế, trƣớc hết là những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển. Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trọng yếu và hết sức cấp thiết, có điều kiện về vốn, công nghệ thị trƣờng, phát huy tác dụng nhanh và hiểu quả cao. Mở rộng thƣơng nghiệp, du lịch, dịch vụ. đẩy mạnh các hoạt động, hình thành dần một số mũi nhọn nhƣ chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, khai thác và chế biến dầu khí, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, du lịch. Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục, khoa học công nghệ.
Nhƣ vậy, công nghiệp hóa không chỉ đơn thuần là tập trung phát triển sản xuất công nghiệp mà là quá trình thay đổi rất cơ bản và toàn diện cách thức tổ chức, hoạt động quản lý của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới công nghệ tạo nền tảng cho sự tăng trƣởng nhanh, hiệu quả cao của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong khi công cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ phát triển nhƣ vũ bão thì đƣờng lối kinh tế của Đảng lấy công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trung tâm của toàn bộ đƣờng lối kinh tế, sẽ giúp cho ta áp dụng những bƣớc tuần tự về công nghệ; mặt khác, tranh thủ những cơ hội đi tắt đón đầu hình thành những mũi nhọn phát triển theo trình độ tiên tiến của khoa học - công nghệ thế giới. Nội dung tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là rất rộng bao gồm cả chuyển dịch cơ cấu kinh tế và áp dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới hiện đại vào các ngành kinh tế, là thay đổi cả về cách thức tổ chức sản xuất của nền kinh tế. Công nghiệp hóa là quá trình trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, biến lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc. Còn hiện đại hóa có nghĩa là các kỹ thuật và công nghệ sản xuất phải đạt trình độ tiên tiến, hiện đại.
Những con số cụ thể làm mục tiêu phấn đấu cho kinh tế Việt Nam đến năm 2000 đƣợc Đại hội VIII đƣa ra. Cụ thể: đến năm 2000, GDP bình quân đầu ngƣời tăng gấp đôi so với năm 1990. Nhịp độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm đạt khoảng 9 - 10%, sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp là 14 - 15%, dịch vụ 12 - 12%, xuất khẩu khoảng 28%. Tỉ lệ đầu tƣ GDP khoảng 30%. Năm 2000 nông nghiệp chiếm khoảng 19 - 20%, công nghiệp và xây dựng 34 - 35%, dịch vụ 45 - 46% GDP. Phát triển và phát huy tốt tiềm lực khoa học và công nghệ; lựa chọn và làm chủ các loại hình công nghệ nhập và tích cực chuẩn bị cho bƣớc phát triển cao hơn ở giai đoạn sau. Tốc độ đổi mới công nghệ đạt 10% trở lên. Đổi mới căn bản tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc. Đổi mới và phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác từ thấp lên cao, mà nòng cốt là các hợp tác xã. Phát triển các hình thức liên doanh, liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp nhà nƣớc với nhau, giữa kinh tế nhà nƣớc với kinh tế hợp tác, kinh tế tƣ bản tƣ nhân, cá thể và các công ty nƣớc ngoài…
Để đảm bảo thực hiện mục tiêu, Đại hội VIII đề ra định hƣớng phát triển các lĩnh vực chủ yếu: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quán triệt các quan điểm và nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nắm vững chính sách đối với các thành phần kinh tế, nắm vững định hƣớng XHCN trong việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nƣớc để hoàn tất vai trò chủ đạo, đồng thời phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế tƣ bản nhà nƣớc, kinh tế cá thể, tiểu thủ công, kinh tế tƣ bản tƣ nhân. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế bao gồm việc tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trƣờng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế, tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hóa, đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế nhà nƣớc. Phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Quá trình đƣa đƣờng lối kinh tế của Đảng vào cuộc sống đã có những chuyển biến tích cực. Đảng ta lại tiếp tục bổ sung, phát triển đƣờng lối kinh tế nêu ra ở Đại hội VIII qua các hội nghị Trung ƣơng mang tính chất chuyên đề. Và hội nghị Trung ƣơng 2 khóa VIII (12/1996) đã bàn và quyết định những vấn đề quan trọng về phát triển khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo để phát triển quan điểm của Đại hội VIII. Từ sự phát triển khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo mà đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, tăng cƣờng vai trò của đội ngũ trí thức đối với sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Đảng nhấn mạnh sự vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; phát triển và kết hợp chặt chẽ các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ làm chỗ dựa khoa học cho đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học tự nhiên và công nghệ tiên tiến trong tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ, quản lý
và quốc phòng an ninh. Nắm bắt các công nghệ cao nhƣ công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, những công nghệ mới trong chế tạo máy để có thể đi nhanh vào hiện đại hóa ở những khâu quyết định. Đảng chủ trƣơng đẩy mạnh, phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu của đất nƣớc.
Từ tháng 7/1997 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra ở các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và châu Á gây ảnh hƣởng đến nền kinh tế nƣớc ta. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng chính sách kịp thời để ngăn chặn suy giảm nền kinh tế nƣớc ta. Trong hội nghị Trung ƣơng 4 khóa VIII (12/1997) đã tập trung trí tuệ giải đáp các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đặt ra. Riêng về kinh tế hội nghị nhấn mạnh giải pháp lớn cơ bản là: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ. Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa. Đẩy mạnh đổi mới, phát triển và quản lý có hiệu quả các loại hình doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới và làm lành mạnh hóa hệ thống tài chính - tiền tệ, thực hành triệt để tiết kiệm. Đƣờng lối kinh tế mà Đảng nêu ra trong Đại hội VIII, đƣợc phát triển trong các hội nghị Trung ƣơng sau này đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực trạng kinh tế Việt Nam và đƣợc nhân dân đón nhận tích cực.
Phát huy thành tựu trên lĩnh vực kinh tế đã đạt đƣợc dƣới ánh sáng nghị quyết Đại hội VIII. Đại hội IX của Đảng họp vào tháng 4/2001 đã đánh giá Việt Nam trong thế kỷ XX và triển vọng của Việt Nam ở thế kỷ XXI. Nêu ra những cơ hội và thách thức cũng nhƣ nguy cơ của nƣớc ta trong điều kiện mới. Qua đó rút ra những bài học của 15 năm đổi mới.
Đại hội IX đã nối tiếp tinh thần lãnh đạo kinh tế của đại hội VIII bằng việc nêu ra đƣờng lối kinh tế là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đƣa nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp, ƣu tiên phát triển lực lƣợng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản
xuất phù hợp với định hƣớng XHCN, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển