Quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế từ 1975 1985

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế trong những năm (1996 đến 2006 (Trang 28 - 32)

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, hòa bình lập lại trên hai miền Nam - Bắc. Cả nƣớc bắt tay xây dựng CNXH với không khí hòa bình, độc lập, hăng hái thi đua. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ tác động đến tất cả các quốc gia, dân tộc. Song song với thuận lợi nêu trên là những khó khăn mà chúng ta gặp phải nhƣ: nền kinh tế phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, biểu hiện ở cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, đại bộ phận là lao động thủ công, phân công lao động chƣa cao, năng suất lao động thấp, tổ chức và quản lý kinh tế thiếu chặt chẽ, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng. Tàn dƣ của chủ nghĩa thực dân mới và hai cuộc xung đột biên giới đang gây cản trở cho phát triển kinh tế nƣớc ta. Mỹ đang tìm cách bao vây, cấm vận về mọi mặt.

Để giải đáp cho tình hình trƣớc mắt thì Đại hội IV của Đảng đã đƣa ra đƣờng lối xây dựng kinh tế cho đất nƣớc nhƣ sau: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, đƣa nền kinh tế nƣớc ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN, ƣu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nƣớc thành một cơ cấu công - nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế trung ƣơng, vừa phát triển kinh tế địa phƣơng trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, kết hợp phát triển lực lƣợng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, kết hợp kinh tế với quốc phòng” [1, tr.67].

Trên cơ sở đó Đại hội nêu phƣơng hƣớng và nội dung của kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) là: vừa phải giải quyết những hậu quả nặng nề của ba mƣơi năm chiến tranh và của chủ nghĩa thực dân mới, vừa phải tổ chức lại nền kinh tế vốn nghèo nàn lạc hậu, xây dựng một bƣớc nền sản xuất XHCN trong cả nƣớc, đặt nền móng cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nƣớc.

Nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch 5 năm lần thứ hai này là:

Tập trung cao độ lực lƣợng của cả nƣớc tạo ra một bƣớc phát triển vƣợt bậc về nông nghiệp, ra sức đẩy mạnh lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm, cải thiện một bƣớc đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, tạo tích lũy cho công nghiệp hóa XHCN.

Phát huy năng lực sẵn có và xây dựng thêm nhiều cơ sở mới về công nghiệp nặng, đặc biệt là cơ khí, tích cực mở mang giao thông vận tải tăng nhanh năng lực xây dựng cơ bản, đẩy mạnh công tác khoa học kỹ thuật.

Sử dụng hết lực lƣợng lao động xã hội, hình thành bƣớc đầu cơ cấu kinh tế mới công - nông nghiệp. Kết hợp kinh tế trung ƣơng với kinh tế địa phƣơng, từng bƣớc xây dựng huyện thành đơn vị kinh tế nông - công nghiệp, kết hợp kinh tế với quốc phòng.

Hoàn thành về cơ bản cải tạo XHCN ở miền Nam, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc.

Tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, mở rộng mối quan hệ sản xuất kinh tế với nƣớc ngoài.

Ra sức phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, tiến hành cải cách giáo dục, đẩy mạnh đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật.

Thực hiện một sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức và quản lý kinh tế, phần đầu đến năm 1980 đạt các chỉ tiêu: 21 triệu tấn lƣơng thực; 1 triệu tấn cá biển; 1 triệu ha khoai lang; 16,5 triệu con lợn; cơ khí tăng 2,5 lần so với năm 1975; 10 triệu tấn than sạch; 5 tỉ KWh điện; 2 triệu tấn phân hóa học; 250 - 300 nghìn tấn thép; 450 triệu mét vải; 14 triệu m2

nhà ở.

Đến Đại hội lần thứ V của Đảng (3/1982) lại tiếp tục khẳng định đƣờng lối chung và đƣờng lối kinh tế do Đại hội IV của Đảng là đúng đắn và tiếp tục đƣa nó vào cuộc sống. Đại hội lần này xác định nƣớc ta đang ở chặng đƣờng đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH. Và mục tiêu tổng quát của những năm 1980 nhƣ sau:

Đáp ứng những nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất, dần dần ổn định, tiến lên cải thiện một bƣớc đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.

Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu, đồng thời tăng thêm trang bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế khác và chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của công nghiệp nặng trong chặng đƣờng tiếp theo.

Hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN ở miền Nam, tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc.

Đáp ứng các nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nƣớc, củng cố quốc phòng và giữ vững an ninh trật tự.

Con số cụ thể cần đạt đƣợc trong kế hoạch 5 năm lần thứ ba này là: Phấn đấu để đến cuối năm 1985 đạt khoảng 19 - 20 triệu tấn lƣơng thực; 70 vạn tấn cá biển và cá nuôi; 13 triệu con lợn; 8 - 9 triệu tấn than; 5.5 - 6 tỉ KWh điện; 2 triệu tấn xi măng; thép năm 1985 tăng gấp 2 lần so với năm 1981; 380 - 400 triệu mét vải; khai thác 8 triệu m3

gỗ trong 5 năm (1981 - 1985).

Nghị quyết của hai đại hội IV và V đã có những chuyển biến tích cực trong cuộc sống. Quan hệ sản xuất mới XHCN đƣợc hoàn thiện và củng cố ở miền Bắc, cải tạo xã hội cũ ở miền Nam, lực lƣợng sản xuất cả nƣớc đƣợc phát triển hơn một bƣớc, hàng trăm công trình lớn đƣợc xây dựng trong các mặt công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, xã hội… Do đó, tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân tăng lên đáng kể. So với năm 1976 thì năm 1980 là 129.2% và năm 1985 là 205.3% (tính theo giá của năm 1982). Tổng sản phẩm xã hội năm 1980 so với năm 1976 là 105.8% (bình quân hàng năm tăng 1.4%) năm 1985 so với năm 1980 bằng 142.3% (bình quân hàng năm tăng 7.0%). Thu nhập quốc dân sản xuất tƣơng ứng là 11.6% (tốc độ 0.4%) và 136.6% (tốc độ 6.4%).

Đi vào thành tựu cụ thể của các ngành kinh tế quốc dân ta thấy: Đối với nông nghiệp thì diện tích gieo trồng tăng lên 1.5 triệu ha, đã cung ứng thêm cho nông nghiệp 10 nghìn máy kéo các loại, diện tích trồng rừng 5 trăm nghìn ha… Nhờ đó, giá trị tổng sản lƣợng nông nghiệp năm 1980 đạt 108.2% so với năm 1976 bình quân hàng năm tăng 1.9%, lƣơng thực năm 1980 đạt 14.4 triệu tấn, bình quân đầu ngƣời đạt 284 kg. Năm 1985 giá trị tổng sản lƣợng nông nghiệp đạt 126.9% so với năm 1980, bình quân hàng năm tăng 4.9%, lƣơng thực đạt 18.2 triệu tấn, bình quân đầu ngƣời đạt 304 kg.

Trong lĩnh vực công nghiệp, đáp ứng chủ trƣơng công nghiệp hóa XHCN, công nghiệp đƣợc nhiều sự quan tâm lớn và thành tựu đạt đƣợc là nhiều công trình lớn đƣợc xây dựng: nhà máy nhiệt điện Phả Lại, thủy điện Hòa Bình, thủy điện Trị An, dầu khí Vũng Tàu, xi măng Bỉm Sơn, Hoàng

Thạch, Hà Tiên, nhà máy phân lân Lâm Thao, nhà máy sợi Hà Nội, Vinh, Huế, Nha Trang, nhà máy giấy Bãi Bằng, … Giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp năm 1980 so với năm 1976 là 102, 5% và năm 1985 so với năm 1980 là 157, 4%. Về nhịp độ tăng hằng nằm của công nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần hai là 0, 6% và lần ba là 9, 5%.

Bên cạnh những thành tựu trong hai lĩnh vực chủ yếu nêu trên thì giao thông vận tải cũng có những thành tựu lớn, phân phối lƣu thông có chuyển biến tích cực, thị trƣờng trong nƣớc thống nhất và củng cố mở rộng từng bƣớc, quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng hơn.

Tuy nhiên, còn một số tồn tại cụ thể là: chỉ tiêu của hai kế hoạch 5 năm lần thứ hai và lần thứ ba không thực hiện đƣợc. Quan hệ sản xuất XHCN chƣa thực sự đƣợc củng cố, lực lƣợng sản xuất còn nhiều yếu kém, kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, phân công lao động xã hội kém, phân phối lƣu thông rời rạc…

Nguyên nhân của những tình trạng nêu trên có cả chủ quan lẫn khách quan. Song chủ quan vẫn là chính nhƣ đại hội VI chỉ ra là sai lầm trong xác định mục tiêu bƣớc đi, trong bố trí cơ cấu kinh tế, trong cải tạo XHCN, trong cải cách quản lý kinh tế, trong phân phối lƣu thông và trong cả thực hiện chuyên chính vô sản. Sai lầm này của Đảng bắt nguồn từ chỉ đạo chiến lƣợc. Đến thời điểm này thì nƣớc ta đang lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội khá sâu sắc.

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế trong những năm (1996 đến 2006 (Trang 28 - 32)