Quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế từ 1954 1975

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế trong những năm (1996 đến 2006 (Trang 26 - 28)

Sau hiệp định Giơnevơ 1954, hòa bình đƣợc lập lại ở miền Bắc, nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ quá độ lên CNXH với những đặc điểm: kinh tế nông nghiệp lạc hậu chủ yếu trên nền sản xuất nhỏ, cơ sở kinh tế còn non yếu. “Công nghiệp mới phôi thai, nông nghiệp và thủ công nghiệp có tính phân tán chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế quốc dân” [4, tr.529]. Đất nƣớc tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Cán cân so sánh lực lƣợng giữa phe XHCN và TBCN có phần nghiêng về CNXH. Đặc điểm đó chi phối đến nội dung và con đƣờng quá độ lên CNXH ở miền Bắc nƣớc ta.Vì vậy quá trình xây dựng CNXH ở miền bắc nƣớc ta lúc này là: “Quá trình cải biến cách mạng về mọi mặt nhằm đƣa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về tƣ liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế XHCN dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, từ chế độ sản xuất nhỏ tiến lên chế độ sản xuất lớn XHCN, từ tình trạng kinh tế rời rạc và lạc hậu, xây dựng thành một nền kinh tế cân đối và hiện đại, làm cho miền Bắc tiến bộ mau chóng thành cơ sở ngày càng vững chắc cho sự nghiệp thống nhất nƣớc nhà” [4, tr.131].

Trong nền kinh tế quốc dân miền Bắc, nông nghiệp là bộ phận tối quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế, nhân dân lao động là lực lƣợng sản xuất chính… Do đó “muốn đƣa miền Bắc tiến lên CNXH, chúng ta phải đi từ nông nghiệp, phải dựa vào lực lƣợng của nông dân lao động và phát huy tính tích cực cách mạng của họ. Vì thế, cải tạo nông nghiệp là khâu chính của toàn bộ công cuộc cải tạo XHCN. Chúng ta dùng con đƣờng hợp tác hóa nông nghiệp kết hợp với cải tạo quan hệ sản xuất với cải tiến kỹ thuật và giáo dục tƣ tƣởng, đi từ tổ đổi công đến hợp tác xã sản xuất bậc thấp đến hợp tác xã bậc cao, từ hợp tác xã quy mô nhỏ đến hợp tác xã quy mô lớn” [4, tr.537]. Thực hiện ba nguyên tắc của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp là “tự nguyện - cùng có lợi - quản lý dân chủ”.

Đại hội III nhận định: thủ công nghiệp, mặc dù có mặt lạc hậu song vẫn giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nƣớc ta. Do đó, cải tạo thủ công nghiệp theo CNXH là tạo điều kiện cơ bản cho thủ công nghiệp có thể xóa bỏ dần mặt lạc hậu, phát huy mặt tích cực của nó. Còn kinh tế tƣ bản tƣ doanh và giai cấp tƣ sản dân tộc thì dùng phƣơng pháp hòa bình để cải tạo. Nhìn chung, muốn cải tạo chung nền kinh tế miền Bắc thì không còn con đƣờng nào khác là: công nghiệp hóa XHCN coi đây là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở nƣớc ta. Điểm mấu chốt trong công nghiệp hóa XHCN là ƣu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý. Ƣu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý sẽ có thể cung cấp những tƣ liệu sản xuất cho công nghiệp và nông nghiệp, bảo đảm thực hiện không ngừng tái sản xuất mở rộng xã hội, phát triển cao độ nền kinh tế quốc dân, cải thiện không ngừng đời sống nhân dân lao động.

Nhƣ V.I. Lênin đã từng vạch rõ, đối với một chế độ mới nhƣ chế độ hợp tác xã ở nông thôn, nếu không có sự giúp đỡ tích cực của nhà nƣớc do giai cấp công nhân lãnh đạo thì không thể phát triển mạnh mẽ đƣợc. Vì vậy, trong quá trình hợp tác hoá nông nghiệp nhà nƣớc dân chủ nhân dân của ta cần tích cực giúp đỡ các hợp tác xã về mọi mặt, tiếp sức cho các hợp tác xã đứng vững và dần dần tăng cƣờng. Đó là một biện pháp rất quan trọng để củng cố khối liên minh công nông, cơ sở của chế độ XHCN.

Thủ công nghiệp mặc dù có mặt lạc hậu, vẫn có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nƣớc ta. Nó bao gồm 17 ngành, có 150 nghề khác nhau và sản xuất trên 1000 loại hàng khác nhau.

Thƣơng nghiệp nhỏ trên miền bắc có một tỷ lệ quan trong trong số ngƣời lao động ở thành thị và nông thôn. Chúng ta chủ trƣơng dùng các hình thức hợp tác nhƣ: Tổ hợp tác mua và bán, Tổ hợp tác vừa mua bán vừa san xuất, cửa hàng hợp tác…. Để thực hiện cải tạo XHCN đối với thƣơng nghiệp nhỏ và chuyển dần bộ phận lớn những ngƣời buôn bán nhỏ sang sản xuất.

Chủ trƣơng của Đảng ta về công nghiệp hóa XHCN ở miền Bắc là: “Thực hiện công nghiệp hóa XHCN ở miền Bắc nƣớc ta là xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp và nông nghiệp lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ƣu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý; đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ nhằm biến nƣớc ta từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu thành một nƣớc công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại”[4, tr.546].

Qua đại hội III thì mô hình kinh tế công hữu về tƣ liệu sản xuất chủ yếu với một thành phần kinh tế và với hai hình thức sở hữu ra đời. Tƣ duy của mô hình này là càng quốc doanh sớm thì càng sớm có CNXH. Toàn bộ cấu trúc và cách quản lý là nền kinh tế kế hoạch hóa, hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp. Cơ chế quản lý kinh tế này tuy bộc lộ những hạn chế nhƣng nó lại phù hợp với hoàn cảnh đặc biệt là đất nƣớc có chiến tranh. Mặc dù còn có hạn chế song cơ chế quản lý kinh tế này vẫn giúp ta có đƣợc sức mạnh kinh tế để giành chiến thắng trong “cuộc đụng đầu lịch sử” với đế quốc Mỹ xâm lƣợc.

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế trong những năm (1996 đến 2006 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)