Quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế từ 1985 1995

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế trong những năm (1996 đến 2006 (Trang 32 - 37)

Sau 10 năm xây dựng CNXH đất nƣớc lại lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng hơn. Tình hình đó đặt ra cho Đảng nhiệm vụ là phải tìm ra một lối thoát hữu hiệu cho thực tế này. Thực hiện đổi mới toàn diện là đáp án duy nhất cho lời giải khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đƣờng lối đổi mới toàn diện của Đảng đƣợc thông qua trong Đại hội VI (12/1986) lấy

đổi mới kinh tế làm trọng tâm trên cơ sở đó từng bƣớc đổi mới chính trị. Đến các hội nghị lần hai (4/1987), lần ba (8/1987) và lần sáu (4/1989). Ban chấp hành Trung ƣơng lại cụ thể hóa một bƣớc những quan điểm mới về kinh tế của Đảng ta. Một số quan điểm đó là:

Về cải tạo XHCN: Trong cách mạng XHCN, đi đôi với việc ra xức xây

dựng những cơ sỏ và lực lƣợng kinh tế mới, phải rất coi trọng cải tạo và sử dụng tốt các cơ sở lực lƣợng kinh tế sẵn có bằng những hình thức và bƣớc đi thích hợp. Nhƣng chúng ta chƣa xác định rõ ràng, nhất quán những quan điểm, chủ trƣơng và chính sách chỉ đạo công cuộc cải tạo XHCN. Đã có những biểu hiện nóng vội muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi XHCN, nhanh chóng biến kinh tế tƣ bản tƣ nhân thành Quốc doanh. Đối với kinh tế kiểu sản xuất hàng hoá, ít chú ý những đặc điểm về tính chất của từng ngành, từng nghề, để lựa chọn hình thức tổ chức thích hợp, có xu hƣớng muốn tổ chức ngay các hợp tác xã quy mô lớn, không tính đến khả năng trang bị kỹ thuật, trình độ quản lý và năng lực của cán bộ.

Việc chƣa sắp xếp lại các ngành và các cơ sở sản xuất chậm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế đã dẫn tới làm suy yếu vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, làm cho kinh tế tập thể chậm đƣợc củng cố, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác. Trong nhận thức cũng nhƣ hành động, chúng ta chƣa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nƣớc ta còn tồn tại trong một thời gian tƣơng đối dài, chƣa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lƣợng sản xuất.

Về cơ chế quản lý kinh tế: chuyển từ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu

bao cấp, sang cơ chế kế hoạch hóa theo phƣơng thức hạch toán kinh doanh XHCN, đúng với nguyên tắc tập trung dân chủ.

Về kinh tế đối ngoạii: chuyển dần từ đối ngoại chính trị sang đối ngoại

kinh tế. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. Đại hội VII (6/1991) của Đảng lại tiếp tục khẳng định và hoàn thiện thêm đƣờng lối đổi mới do Đại hội VI đề ra, cụ thể là:

Về cơ cấu ngành và vùng: Phát triển nông - lâm - ngƣ nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu đáp ứng nhu cầu đa dạng, chất lƣợng ngày càng cao, phục vụ tốt tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu, tăng thêm việc làm. Phát triển một số ngành công nghiệp nặng, trƣớc hết phục vụ cho sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Phát triển kết cấu hạ tầng, sớm khắc phục tình trạng xuống cấp, mở rộng và hiện đại hóa có trọng điểm mạng lƣới giao thông vận tải, chú trọng phát triển vận tải đƣờng biển, đƣờng sông, đƣờng sắt và hàng không quốc tế, phát triển giao thông nông thôn và miền núi. Sắp xếp và phát triển các loại hình dịch vụ kinh tế - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống và hợp tác quốc tế.

Tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế. Phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, vừa cạnh tranh

vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất. Công tác cần tập trung tiến hành là: sắp xếp lại và củng cố các đơn vị kinh tế. Từng bƣớc hình thành và mở rộng đồng bộ các loại thị trƣờng hàng tiêu dùng, tƣ liệu sản xuất, dịch vụ, thị trƣờng vốn, tiền tệ, thị trƣờng ngoại hối, thị trƣờng sức lao động. Đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô trọng yếu của nhà nƣớc. Tiếp tục đổi mới, bổ sung và đồng bộ hóa hệ thống pháp luật kinh tế. Cải tiến công tác điều hành của nhà nƣớc về kinh tế theo hƣớng đảm bảo cho sự nhất quán trong các quyết định, phối hợp theo hƣớng bảo đảm sự nhất

quán trong các quyết định, phối hợp đồng bộ giữa các cấp quản lý, tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát, tiếp tục phân định rõ quản lý nhà nƣớc về kinh tế và quản lý kinh doanh của các đơn vị cơ sở, cải tiến phân cấp quản lý kinh tế giữa trung ƣơng và các cấp chính quyền địa phƣơng.

Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, với hai kế hoạch 5 năm từ 1986 đến 1995 nền kinh tế nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, cụ thể nhƣ sau:

Nhịp độ phát triển kinh tế khá nhanh và ổn định, đặc biệt 5 năm (1991 - 1995) nền kinh tế nƣớc ta đạt đƣợc nhiều mục tiêu vƣợt mức kế hoạch 5 năm:

Nhịp độ tăng trưởng GDP (%) 1986 1987 1988 1989 1990 4, 0 3, 9 5, 1 8, 0 5, 1 1991 1992 1993 1994 1995 6, 0 8, 6 8, 1 8, 8 9, 5

Trong 5 năm (1991 - 1995) hàng năm nông nghiệp tăng 4, 5%, công nghiệp 13, 5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 20, 0%.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng cơ bản trong GDP đã tăng từ 22, 6% (năm 1990) lên 30, 3% (năm 1995). Tỉ trọng dịch vụ từ 38, 6% lên 42, 5%, tỉ trọng nông nghiệp đã giảm từ 40, 6% (năm 1990) xuống còn 36, 2% (năm 1994). Cơ cấu thành phần kinh tế trong GDP cũng có sự chuyển đổi từ quốc doanh, hợp tác xã sang đa thành phần nhƣng vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh vẫn đƣợc tăng cƣờng. Tỷ trong kinh tế quốc doanh trong GDP từ 29, 4% (năm 1990) lên 40, 4% (năm 1994).

Kiềm chế và đẩy lùi đƣợc nạn siêu lạm phát trong những năm 1986 - 1988 đã tăng với 3 con số giảm xuống còn 2 con số (riêng năm 1993 xuống còn 1 con số) trong khi đó tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá cao.

Tăng trưởng kinh tế và lạm phát (%)

Chỉ tiêu 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Tăng trƣởng 4,0 3,9 5,1 8,0 5,1 6,0 8,6 8,1 8,8 9,5 Lạm phát 774,7 223,1 393,8 34,7 67,4 67,6 17,6 5,2 14,4 12,7 Đến lúc này lạm phát đƣợc kiềm chế ở mức tƣơng đối ổn định. Đời sống nhân dân tuy còn khó khăn nhƣng đã đƣợc cải thiện hơn rất nhiều, một bộ phận nhân dân đã có mức sống khá giả, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh xuống còn 19, 9% (năm 1993).

Sau 10 năm đổi mới, nƣớc ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuẩn bị tiền đề về cơ sở vật chất cho chặng đƣờng tiếp theo.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại ở nền kinh tế Việt Nam mà chặng đƣờng tiếp sau cần giải quyết nhƣ: kinh tế vẫn mang tính chất nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kém phát triển, cơ sở vật chất - kỹ thuật chƣa xây dựng đƣợc bao nhiêu. Nƣớc ta còn nghèo nhƣng chƣa thực hiện tốt cần, kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, tích lũy nội bộ nền kinh tế và đầu tƣ phát triển thấp. Nền kinh tế có mức tăng trƣởng khá nhƣng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả còn thấp. Vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế - xã hội còn yếu, khả năng kiềm chế lạm phát chƣa vững chắc, thu không đủ chi, tỷ lệ bội chi ngân sách còn cao. Tình trạng bất công xã hội, tham nhũng, buôn lậu, vi phạm kỷ cƣơng còn nặng… Song thuận

lợi vẫn là chủ yếu, bƣớc vào thời kỳ mới nƣớc ta có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế trong những năm (1996 đến 2006 (Trang 32 - 37)