Cho vay tiêu dùng theo thời gian:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánhQuảng Ngãi (Trang 47)

5. Kết cấu đề tài:

2.2.3.2Cho vay tiêu dùng theo thời gian:

Bảng 2.8 : Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời gian

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 % Năm 2009 % 2009/2008

Lượng % Th đổi

Ngắn hạn 3.254 10,84 24.785 9,71 21.531 661,68

Trung& DH 26.767 89,16 230.493 90,29 203.726 761,11

Các khoản cho vay tiêu dùng hiện nay của chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn là các khoản cho vay trung và dài hạn, các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khoảng 10% do nhu cầu khách hàng thường vay các món tiêu dùng có quy mô tương đối chủ yếu để phục vụ cho việc mua nhà đất và xây dựng hoặc sửa chữa nhà. Năm 2008 chi nhánh thực hiện cho vay 26.767 triệu đồng nhằm tài trợ cho các khoản xây dựng và mua BĐS. Trong khi đó, cho vay tiêu trong ngắn hạn chỉ có 3.254 triệu đồng chiếm 10,84% các món vay nhỏ này thường được dùng để sử dụng vào mục đích mua sắm các vật dụng trong gia đình hoặc trang trải chi phí sinh hoạt. Qua bảng số liệu chúng ta thấy rằng doanh số cho vay ngắn hạn và trung dài hạn điều tăng. Bên cạnh đó tỷ trọng của cho vay ngắn hạn và trung dài hạn cũng đã có sự thay đổi tỷ trọng cho vay ngắn giảm nhường chỗ cho vay trung dài hạn, mặc dù sự thay đổi chưa nhiều. Do trong năm 2008, thu nhập khó khăn, để đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt cần thiết, người dân phải đi vay nên nhu cầu vay tiêu dùng ngắn hạn cá nhân tăng lên. Sang đầu năm 2009, thu nhập người dân cũng trở nên ổn định hơn, chính vì vậy nhu cầu vay tiêu dùng ngắn hạn về tỷ trọng đã giảm. Cùng với đó, nhờ việc thay đổi các quy định cho vay như gian tăng thời gian cho vay thêm 5 năm và mức cho vay tối đa từ 400 triệu đồng lên 500 triệu đồng của sản phẩm cho vay chuyển

SVTH : Huỳnh Ngọc Nhân 47

trang

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế

nhượng BĐS, và chính sách cho vay mua xe cũng có nhiều thông thoáng hơn cũng đã làm cho tỷ trọng và doanh số cho vay trung và dài hạn tăng lên.

Bảng 2.9 : Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 % Năm 2009 % 2009/2008

Lượng % Th đổi

Ngắn hạn 1.650 12,52 21.899 10,13 20.249 1227.21

Trung& DH 11.530 87,48 194.285 89,87 182.755 1585.04

(Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay của chi nhánh năm 2008, 2009)

Bảng 2.10 : Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 % Năm 2009 % 2009/2008

Lượng % Th đổi

Ngắn hạn 1.525 10.01 3.600 9.26 2.075 136.07

Trung& DH 13.716 89.99 35.277 90.74 21.561 157.20

(Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay của chi nhánh năm 2008, 2009)

Trong năm 2008 chi nhánh đã tiến hành thu nợ là 11.530 triệu đồng vốn ngắn hạn và 1650 triệu đồng vốn trung và dài hạn nên dư nợ tính đến ngày 31/12/2008 đối với cho vay tiêu dùng ngắn hạn là 1.525 triệu đồng và trung dài hạn là 13.716 triệu đồng. Bước sang năm 2009 con số này theo đà phát triển của doanh số cho vay cũng đã có sự thay đổi rõ rệt doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn đạt 21.899 triệu đồng, và dài hạn là 194.285 triệu đồng, đồng thời thì dư nợ cho vay tiêu dùng cũng thay đổi trong đó ngắn hạn tăng 136% đạt 3.600 triệu đồng, dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng 157% đạt 35.277 triệu đồng.

2.2.3.3 Nợ quá hạn :

Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn

trang

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế

Đơn vị: triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Nợ xấu CVTD 259 257

HĐCV 1.712 1.519

Nợ xấu/Dư nợ CVTD 1,7% 0,66%

HĐCV 1,5% 0.65%

(Nguồn: Báo cáo tình hình nợ quá hạn của chi nhánh năm 2008, 2009)

Trong năm 2008 là năm đầy khó khăn như đã nói ở những phần trước đã làm cho không những các doanh nghiệp lâm vào tình trạng điêu đứng mà đối với người dân cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì vậy, trong năm 2008 tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của cho vay tiêu dùng là 1,7%, trong điều kiện khó khăn nhưng chi nhánh duy trì được tỷ trọng như trên đã là một thành công lớn thể hiện sự cố gắng của tập thể chi nhánh trong quá trính quản lý nợ của mình. Bước sang năm 2009, khi mà tình hình đã ổn định hơn thì tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của hoạt động cho vay tiêu dùng và hoạt động cho vay nói chung có sự thay đổi rõ rệt tỷ lệ này là 0,66% đối với cho vay tiêu dùng và 0,65% đối với hoạt động cho vay nói chung. Mặt khác, ta thấy rằng tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với trung bình của tất cả các hoạt động cho vay do hoạt động cho vay tiêu dùng thường có rủi ro cao hơn so với các hoạt động tín dụng khác. Tuy vậy, ở chi nhánh Quảng Ngãi hai con số này càng được thu hẹp về khoảng cách chứng tỏ chi nhánh đã quản lý rất hiệu quả các khoản cho vay tiêu dùng.

2.2.3.3 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng:

Do không có số liệu từ hoạt động cho vay mà chỉ có số liệu về lợi nhuận chung của ngân hàng nên tôi không thể tiến hành phân tích chỉ tiêu này. Đây là hạn chế khách quan của đề tài này trong quá trình nghiên cứu.

trang

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế

2.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :2.3.1 Kết quả đạt được: 2.3.1 Kết quả đạt được:

Trong năm 2009, tình hình cho vay nói chung đã có sự gia tăng mạnh mẽ, cho vay tiêu dùng tại chi nhánh cũng theo đà đó mà cung có mức tăng vượt bậc; tỷ trọng cho vay tiêu dùng cũng có sự gia tăng măc dù mức tăng chưa cao nhưng thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đến mảng tín dụng này. Có được thành công đó là nhờ nổ lực của đội ngũ nhân viên cũng như sự điều hành hợp lý của ban Giám đốc Chi nhánh Quảng Ngãi. Bên cạnh đó, trong năm 2008 là năm của khủng hoảng lại thêm vào đó chi nhánh chỉ mói thành lập cuối năm 2007, chính vì vậy, cho vay tiêu dùng cũng như hoạt động cho vay nói chung còn thấp.

Tuy tình hình kinh tế năm 2008 có nhiều biến động tiêu cực nhưng chi nhánh vẫn quản lý tốt các khoản cho vay của mình và duy trì một tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ ở mức 1,5%. Riêng đối với hoạt động CVTD con số này duy trì ở mức 1,7%. Bước sang năm 2009, mặc dù doanh số cho vay nói chung và CVTD nói riêng tăng lên rất nhanh nhưng tỷ lệ nợ quá hạn này lại giảm xuống còn 0,66% đối với hoạt động cho vay và 0,67% đối với hoạt động CVTD . Điều này thể hiện sự đúng đắn trong chính sách quản lý nợ và cấp tín dụng của ngân hàng; thêm vào đó là sự quản lý vĩ mô cũng sáng suốt như những chính sách điều hành đúng đắn và kịp thời của chính phủ cũng như của NHNN Việt Nam đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc. Do hạn chế về số liệu về tình hình lợi nhuận của hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi chính nên tôi không thể phân tích các chỉ tiêu về lợi nhuận của cho vay tiêu dùng.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân : 2.3.2.1 Hạn chế :

a) Chi phí hoạt động cho vay tiêu dùng:

Cho vay tiêu dùng là đặc trưng của ngân hàng bán lẻ với quy mô món vay thường nhỏ vì vậy khi thực hiện món vay này thì ngoài chi phí huy động vốn còn có

trang

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế

các chi phí khác như: chi cho công tác đi lại cho nhân viên quan hệ khách hàng ngoài lương, chi phí thẩm định, đánh giá các khoản vay, chi phí quản lý các khoản vay, tiếp thị … Từ đó, có thể nói rằng chi phí cho hoạt động cho vay tiêu dùng là lớn hơn so với các sản phẩm cho vay khác. Do vậy, lãi suất của các khoản cho vay này thường cao để bù đắp các khoản chi phí đó .

b) Rủi ro trong cho vay tiêu dùng:

Cho vay tiêu dùng có rủi ro khá cao, rủi ro đó có thể xuất phát từ chủ quan của khách hàng như đau ốm bệnh tật, công việc làm ăn thua lỗ, nghiêm trọng hơn là dẫn tới thất nghiệp và cũng có thể là nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng trong việc thẩm định khoản vay, hoặc do việc cung cấp thông tin sai lệch của khách hàng làm cho cán bộ thẩm định đánh giá sai về khả năng trả nợ của khách hàng … Những rủi ro từ chính sách cho vay của ngân hàng nhà nước, đặc biệt là sự biến động do lãi suất thị trường trong thời gian gần đây. Tất cả những rủi ro đó đều ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của ngân hàng trong tương lai .

Nhận thức được sự tác động của rủi ro đó, ngân hàng luôn theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng, luôn thông báo trước cho khách khi sắp đến thời điểm trả nợ, chủ động có những biện pháp kịp thời hạn chế những khoản nợ xấu do đó từ năm 2008 đến 2009 chi nhánh chỉ có nợ nhóm 1 và nợ nhóm 2 mà trong đó tỷ trọng của nợ nhóm 2 luôn duy trì ở mức rất thấp.

2.3.2.2 Nguyên nhân :

a) Nguyên nhân khách quan :

- Môi trường kinh tế :

Môi trường kinh tế chưa ổn định. Đặc biệt là sau đợt khủng hoảng tài chính đã làm tăng trưởng kinh tế thế giới cũng như Việt Nam chậm lại. Kéo theo đó là sự khủng hoảng niềm tin của người dân, tình hình lạm phát, giá cả của các loại hàng hoá tăng. Để ổn định tình hình kinh tế, kiềm chế lạm phát chính phủ đã áp dụng

trang

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế

chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất lên cao điều này đã tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Môi trường văn hoá – xã hội :

Đây là nhân tố tác động rất lớn đến khả năng phát triển của cho vay tiêu dùng .Người tiêu dùng Việt Nam thường không thích ở trạng thái nợ nần và gánh chịu tâm ý nặng nề chưa trả hết nợ. Người Việt Nam có xu hướng tích luỹ, tiết kiệm để mua sắm hơn là mua sắm trước mới tích góp trả nợ. Nó ngược lại xu hướng tiêu dùng của người dân ở các nước đang phát triển. Và đây cũng là hạn chế thuộc về tâm lý và thói quen của của người Việt Nam. Vì vậy, để phát triển cho vay tiêu dùng ở Việt Nam có hiệu quả thì trước hết các ngân hàng cần xoá bỏ rào cản tâm lý này . - Môi trường pháp lý :

Cho vay tiêu dùng là hoạt động khá mới mẻ ở Việt Nam. Cho nên các văn kiện về pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của loại hình tín dụng này còn mang tính chung chung. Do chưa có văn bản quy phạm nào mang tính thống nhất cụ thể để hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng nên các ngân hàng chưa mạnh dạn đầu tư, chỉ hoạt động cầm chừng vì ngân hàng còn lo sợ cơ chế, chính sách cũng như pháp luật có sự thay đổi. Hơn nữa, các văn bản pháp luật ở Việt Nam còn chồng chéo, chưa thật sự thống nhất trong việc ban hành. Mặt khác, những thủ tục hành chính mất khá nhiều thời gian của khách hàng, đặt biệt là các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo và tài sản đảm bảo còn khá rờm rà.

- Thông tin Khách hàng của ngân hàng :

Việc phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý, thói quen của người dân. Và khi họ trở thành khách hàng của ngân hàng thì việc quản lý thông tin của khách hàng trở nên khó khăn. Khách hàng thường không muốn tiết lộ thông tin: về tình hình thu nhập hàng tháng cũng như tình trạng sức khỏe và nhiều vấn đề khác. Bởi vì, nếu họ tiết lộ thông tin không có lợi cho họ thì sẽ không được vay tiền ở ngân hàng. Vì thế, cán bộ tín dụng không đi sâu tìm

trang

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế

hiểu khách hàng thì sẽ rất dễ bị mắc lừa. Bên cạnh đó, các ngân hàng vì muốn cạnh tranh nên cũng không muốn tiết lộ nhiều thông tin về khách hàng. Mặc dù, trung tâm thông tin khách hàng (CIC) đã cung cấp thông tin về khách hàng, tuy nhiên các thông tin này còn đơn giản, chỉ cung cấp thông tin về tình hình dư nợ của khách hàng.

- Áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng khác :

Do ngân hàng Sacombank mới thành lập chi nhánh ở Quảng Ngãi chưa lâu nên áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng “gạo cội” đã có mặt lâu đời trên địa bàn này là rất lớn, trong đó phải kể đến các ngân hàng như Vietcombank, BIDV, Agibank. Các ngân hàng đã hoạt động lâu đời nên đã chiếm nhiều thị phần và có tên tuổi trên địa bàn. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của rất nhiều các ngân hàng khác như : Ocean Bank , Việt Á , Liên Việt , Ngân hàng Quân Đội, ABBank và sắp tới đây là sự xuất hiện của VIB. Thị trường Quảng Ngãi là thị trường đầy tiềm năng khi mà nhà máy lọc dầu Dung Quất sắp đi vào hoạt động chính thức, đó sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế của tỉnh đi lên nhưng đây cũng là thách thức cho Sacombank vì nó cũng là mảnh đất cạnh tranh khá khốc liệt của các ngân hàng thương mại.

b) Nguyên nhân chủ quan :

- Về đội ngũ nhân viên :

Đây là vấn đề lớn đối với ngân hàng , đặc biệt với ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Ngãi , do chi nhánh mới thành lập và đi vào hoạt động được mới hơn 2 năm nên đa số đội ngũ nhân viên tuổi đời còn khá trẻ nên kinh nghiệm trong một số lĩnh vực còn hạn chế .

- Về công nghệ ngân hàng :

Mặc dù ngân hàng đã chủ trương hiện đại hoá hệ thống ngân hàng như việc trang bị trung tâm dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam , nhưng như thế là chưa đủ , trong quá trình hội nhập WTO thì viêc các ngân hàng “nội địa” phải nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống cộng nghệ trong ngân hàng là không tránh

trang

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế

khỏi và mang tính cấp bách hiện nay, đặc biệt vấn đề bảo mật và an toàn thông tin là vấn đề sống còn của các ngân hàng hiện nay , nó ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng .

Một Mặt nữa do công nghệ ngân hàng chưa phát triển nên bộ máy hoạt động còn cồng kềnh , nhọc nhằn giữa các khâu, chiếm thời gian khá lớn trong quá trình thẩm định khách hàng .

- Bộ phận chuyên trách về bán hàng chưa phát triển mạnh :

Đây chính là cái quan trọng để đưa sản phẩm đến khách hàng và trong ngân hàng thì nó là yếu tố không kém phần quan trọng bởi sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng là vô hình , khó nắm bắt và luôn có sự dò xét tỷ mỉ của khách hàng khi muốn nắm bắt bất kỳ sản phẩm nào .

Mặc dù, hiện giờ chi nhánh đã có bộ phận bán hàng nhưng nó chưa được chú ý nhiều , các nhân viên tín dụng ngoài hoạt động cho vay thường kiêm luôn cả việc tiếp thị sản phẩm , huy động vốn , điều này ảnh hưởng đến công việc của họ.

- Sản phẩm cho vay chưa thật sự phong phú và phù hợp:

Hầu hết các sản phẩm điều được xây dựng theo cùng một phương pháp chế biến giống nhau chưa tính đến sự khác biệt của các vùng miền về phong tục tập quán cũng như văn hóa. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa thật sự phong phú và không có sự khác biệt lớn với các sản phẩm của các ngân hàng khác, nó chưa tạo ra

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánhQuảng Ngãi (Trang 47)