Kiểm định sự phù hợp của mô hình:

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên bán hàng tại công ty cổ phần acecook việt nam (Trang 47 - 51)

Sau khi qua giai đoạn phân tích nhân tố (EFA), có 6 nhân tố được đưa vào kiểm định mô hình. Giá trị của từng nhân tố là giá trị trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó.

Phân tích tương quan (Pearson) được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy. Kết quả của phân tích hồi quy sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H5.

4.3.1 Phân tích tương quan:

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy, tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng.

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính cần phải xem xét mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập, cũng như giữa các biến độc lập với nhau.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), thì người ta sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến định lượng. Kiểm tra biến phụ thuộc và biến độc lập xem có tương quan với

40

nhau không, trị tuyệt đối của hệ số tương quan (r) cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Nếu hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập càng lớn (gần tới 1) thì mối quan hệ giữa các biến với nhau càng chặt chẽ, nếu hệ số tương quan dương chứng tỏ biến độc lập và biến phụ thuộc có quan hệ thuận chiều, nếu hệ số tương quan âm chứng tỏ biến độc lập và biến phụ thuộc có quan hệ ngược chiều.

Giá trị của r cho biết không có mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến chưa hẳn có nghĩa là 2 biến đó không có mối liên hệ. Do đó hệ số tương quan tuyến tính chỉ nên được sử dụng đểu biểu thị mức độ chặt chẽ của liên hệ tương quan tuyến tính (Hoàng Trọng, 2008).

Nếu hai biến tương quan với nhau thì có hệ số tương quan Pearson |r| > 0,1. Kiểm tra giữa 2 biến độc lập, có sự tương quan với nhau không để lưu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy.

Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa của chúng nên các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa hơn khi không có đa cộng tuyến, trong khi hệ số xác định R square vẫn khá cao. Trong quá trình phân tích hồi quy bội, đa cộng tuyến được SPSS chuẩn đoán bằng lựa chọn Collinearity Diagnostic.

Bảng 4.15: Kết quả phân tích tương quan

TN CS DT QL TH DL

TN Hệ số tương quan Pearson 1 -.148* .431** -.036 .320** .508**

Mức ý nghĩa .019 .000 .567 .000 .000

Tổng số mẫu 250 250 250 250 250 250

CS Hệ số tương quan Pearson -.148* 1 -.075 .779** -.077 .393**

Mức ý nghĩa .019 .239 .000 .225 .000

Tổng số mẫu 250 250 250 250 250 250

DT Hệ số tương quan Pearson .431** -.075 1 -.099 .618** .544**

Mức ý nghĩa .000 .239 .119 .000 .000

Tổng số mẫu 250 250 250 250 250 250

41

Mức ý nghĩa .567 .000 .119 .671 .000

Tổng số mẫu 250 250 250 250 250 250

TH Hệ số tương quan Pearson .320** -.077 .618** -.027 1 .436**

Mức ý nghĩa .000 .225 .000 .671 .000

Tổng số mẫu 250 250 250 250 250 250

DL Hệ số tương quan Pearson .508** .393** .544** .406** .436** 1

Mức ý nghĩa .000 .000 .000 .000 .000

Tổng số mẫu 250 250 250 250 250 250

(Nguồn: kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra)

Nhìn vào bảng kết quả phân tích tương quan giữa các biến, tác giả thấy các biến độc lập không có quan hệ tương quan với nhau, do đó không cần phải quá chú trọng vào vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy.

Biến phụ thuộc có tương quan dương chặt chẽ với các biến độc lập (đều có r>0.1 và sig.<0.05). Tác giả tiếp tục đưa cả 5 biến độc laapjv ào phân tích hòi quy để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả có thật giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc

4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính:

Phân tích hồi quy sẽ được thực hiện với 5 biến độc lập là: Thu nhập-phúc lợi, chính sách khen thưởng và công nhận thành tích, cơ hội đào tạo thăng tiến, quản lý trực tiếp, thương hiệu văn hoá công ty và một biến phụ thuộc là động lực chung. Giá trị của mỗi nhân tố được dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố đó. Phân tích này dược thực hiện bằng phương pháp Enter. Kết quả hồi quy cho thấy các biến Thu nhập-phúc lợi, chính sách khen thưởng và công nhận thành tích, cơ hội đào tạo thăng tiến, quản lý trực tiếp, thương hiệu văn hoá công ty đều tương quan với biến động lực chung với ý nghĩa 5% và R2

hiệu chỉnh = 0.638

Bảng 4.16: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter:

Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy

chuẩn hóa t Sig. VIF

1 (Hằng số) .341 2.305 .022

TN .184 .371 8.570 .000 1.290

CS .206 .324 5.185 .000 2.696

42

QL .124 .205 3.292 .001 2.665

TH .094 .134 2.748 .006 1.648

Biến phụ thuộc: Động lực làm việc (DL)

( Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

Kết quả hồi quy bảng cho thấy chỉ có 5 biến độc lập đạt mức ý nghĩa 0.05 là TN (0.000), CS (0.000), DT (0.000), QL (0.001), TH (0.006). Tiêu chí Collinearity diagnostics (chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến) với hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) của các biến độc lập trong mô hình đều < 3 (từ 1.290 đến 2.696) thể hiện tính đa cộng tuyến của các biến độc lập là không đáng kể và các biến trong mô hình được chấp nhận.

Vậy mô hình hồi quy bội sau đây đặc trưng cho mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu khảo sát:

Y = 0.371X1 + 0.324X2 + 0.345X3 + 0.205X4 + 0.134X5

Trong đó:

Y: động lực làm việc của nhân viên công ty Acecook Việt Nam X1: Thu nhập – phúc lợi (TN)

X2: Chính sách khen thưởng và công nhận thành tích (CS) X3: Cơ hội đào tạo và thăng tiến (DT)

X4: Quản lý trực tiếp (QL)

X5: Thương hiệu và văn hóa công ty (TH)

Theo phương trình hồi quy ở trên cho thấy động lực làm việc của nhân viên có quan hệ tuyến tính với các nhân tố Thu nhập – phúc lợi (0.371), Chính sách khen thưởng và công nhận thành tích (0.324), Cơ hội đào tạo và thăng tiến (0.345), Quản lý trực tiếp (0.205), Thương hiệu và văn hóa công ty (0.134).

Tầm quan trọng của các biến TN, CS, DT, QL, TH đối với biến DL được xác định căn cứ vào hệ số Beta. Nếu giá trị tuyệt đối của hệ số Beta của yếu tố nào càng

43

lớn thì càng làm ảnh hưởng quan trọng đến động lực làm việc của nhân viên bán hàng đối với công ty Acecook Việt Nam. Do đó, ảnh hưởng quan trọng nhất đến động lực làm việc của nhân viên bán hàng là yếu tố Thu nhập – Phúc lợi ( Beta = 0.371), tiếp theo là yếu tố cơ hội đào tạo và thăng tiến ( Beta = 0.345), yếu tố chính sách khen thưởng và công nhận thành tích ( Beta = 0.324), Quản lý trực tiếp (Beta = 0.205), cuối cùng là yếu tố thương hiệu và văn hoá công ty ( Beta = 0.134)

Như vậy, dựa vào kết quả hồi quy ta thấy có 5 yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên bán hàng tại công ty Acecook Việt Nam là : Thu nhập- phúc lợi, cơ hội đào tạo và thăng tiến, chính schs khen thưởng và công nhận thành tích, thương hiệu và văn hoá công ty. Trong đó yếu tố thu nhập- phúc lợi có tác động nhiều nhất đến động lực làm việc của nhân viên. Và yếu tố tác động ít nhất đến động lực làm việc của nhân viên là thương hiệu và văn hoá của công ty.

Bảng 4.17: Tóm tắt kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Gỉa thuyết Nội dung Kết luận

H1 Thu nhập – phúc lợi có ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên bán hàng tại Acecook Việt Nam.

Chấp nhận H2 Chính sách khen thưởng và công nhận thành tích có ảnh

hưởng đến động lực làm việc của nhân viên bán hàng tại Acecook Việt Nam

Chấp nhận

H3 Cơ hội đào tạo và thăng tiến có ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên bán hàng tại Acecook Việt Nam

Chấp nhận H4 Quản lý trực tiếp có ảnh hưởng đến động lực làm việc của

nhân viên bán hàng tại Acecook Việt Nam

Chấp nhận H5 Thương hiệu và văn hóa công ty có ảnh hưởng đến động

lực làm việc của nhân viên bán hàng tại Acecook Việt Nam

Chấp nhận

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên bán hàng tại công ty cổ phần acecook việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)