Phân tích nơ xấu ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Phương Tây- Cần Thơ (Trang 41 - 44)

Bảng 2.9: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ XẤU NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh Lệch 2010/2009 2011/2010 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) 2011 Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) Nông Nghiệp 3.575 56 4.154 52 5.232 48,01 579 16,20 1.078 25,95 Thương nghiệp 1.354 21,21 1.358 17 2.179 19,99 4 0,30 821 60,46 Xây dựng 1.149 18 1.597 19,99 3.269 30 448 38,99 1.672 104,70 Khác 306 4,79 879 11,01 218 2 573 187,25 -661 -75,20 Tổng 6.384 100 7.988 100 10.898 100 1.604 25,13 2.910 36,43

Đối với ngành nông nghiệp:

Đây là một trong những ngành mà ngân hàng chú trọng nhất vì nhu cầu vốn ngày càng tăng của nông dân để sản xuất, nên nợ quá hạn phát sinh trong ngành này cao vì trong giai đoạn 2009-2011 thường xuyên xảy ra dịch bệnh, cụ thể năm 2009 nợ xấu của ngành nông nghiệp là 3.575 triệu đồng. Năm 2010 nợ xấu của ngân hàng tăng lên là 4.154 triệu đồng, tăng 579 triệu đồng (tăng 16,20% so với năm 2009).nguyên nhân chính dẩn đến nợ xấu của ngân hàng là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, thiên tai, giá lúa tăng giảm bất thường và một số yếu tố khác làm cho nợ xấu tăng lên đáng kể. Năm 2010 là năm bùng phát dịch cúm gia cầm, sang năm 2011 nông dân vùng này phải đối mặt với dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, rầy nâu…năm 2011 nợ xấu lại tăng lên 1.078 triệu đồng (tăng 25,95%) so với năm 2010. Nguyên nhân nợ quá hạn tăng một cách đột biến là do địa phương bị rầy trên diện tích lúa nên đa số nông dân vay vốn cho sản xuất không có khả năng hoàn trả nợ được, về phía ngân hàng do đó là khách hàng truyền thống nên không cương quyết xử lý. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế khó khăn lạm phát tăng cao giá cả vật tư, thuốc trừ sâu tăng mạnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của nhân dân.

Đối với ngành thương nghiệp:

Nhìn chung tình hình nợ xấu tăng qua các năm cụ thể như sau: năm 2009 là 1.354 triệu đồng, năm 2010 là 1.358 triệu đồng, tăng 4 triệu đồng tương ứng tăng 0,3% so với năm 2009. Năm 2011 nợ xấu là 2.179 triệu đồng, tăng 821 triệu đồng tương ứng tăng 60,46% so với năm 2010. Nguyên nhân nợ xấu của ngành này tăng qua các năm đặc biệt là trong năm 2011 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng của nền kinh tế chống lạm phát, việc xin vay vốn để mua nguyên vật liệu tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, vì lãi suất cho vay khá cao. Do đó không ít các doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản trong thời gian này. Vì vậy nợ xấu của ngân hàng cũng tăng nhanh.

Đối với ngành xây dựng:

Tình hình nơ xấu đối với ngành này cũng tăng qua các năm, năm 2010 là tăng 448 triệu đồng (tăng 38,99%) so với năm 2009, năm 2011 tăng 1.672 triệu đồng (tăng 104,70% ) so với năm 2010 .nguyên nhân của sự tăng nhanh này là do biến động của nền kinh tế kéo theo khả năng trả nợ trong lĩnh vực này cũng bị ảnh hưởng theo.

Đối với ngành nghề khác:

Nợ xấu về cho vay ngành nghề khác tăng mà chủ yếu là cho vay đời sống cũng tăng cao, đặc biệt vào năm 2010 tăng 187,25% nguyên nhân là do làm ăn bị thua lỗ nên không thể trả nợ cho ngân hàng và do doanh số cho vay đời sống thì cao hơn còn thu nợ

75,20%, nguyên nhân là do ngân hàng đã chú ý hơn khi cho vay trong lĩnh vực này: lựa chọn khách hàng uy tín, tăng cường công tác thẩm định kiểm tra giám sát và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn nên tỷ trọng nợ xấu trong năm vừa qua đã giảm xuống đáng kể. Đây là một dấu hiệu khả quan trong công tác thu hồi nợ,ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa.

Tóm lại: Nhìn một cách tổng thể về tình hình nợ xấu của ngân hàng có biến động gia tăng, và do có nhiều biến động nên cán bộ tín dụng cần xem xét cẩn thận lại trong quá trinh thẩm định cũng như công tác thu hồi nợ của những khách hàng không uy tín, kinh doanh không hiệu quả để tránh tình trạng nợ quá hạn phát sinh.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Phương Tây- Cần Thơ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w