Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế:

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Phương Tây- Cần Thơ (Trang 29 - 35)

Bảng 2.4: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh Lệch 2010/2009 2011/2010 2009 Tỷ trọng(%) 2010 Tỷ trọng(%) 2011 Tỷ trọng(%) Tuyệt đối Tương

đối(%) Tuyệt đối

Tương đối(%)

Tổ chức kinh tế 333.463 63 546.378 70 912.711 73 212.915 63,85 366.333 67,05

Cá nhân 195.844 37 234.162 30 337.578 27 38.318 19,57 103.416 44,16

Tổng 529.307 100 780.540 100 1,250.289 100 251.233 47,46 469.749 60,18

Biểu đồ 2.3: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đối với các tổ chức kinh tế:

Đây là thành phần kinh tế được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng trưởng kinh tế của địa bàn. Vì vậy đây cũng là đối tượng để ngân hàng hướng đến việc cho vay. Do đó doanh số cho vay đối với thành phần này có tỷ trọng rất cao trong doanh số cho vay của ngân hàng. Năm 2010 doanh số cho vay đối với các tổ chức kinh tế tăng 63,85% so với năm 2009, năm 2011 tăng 67,05% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do chi nhánh đã tăng cường tiếp thị mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có thể nói trong thời gian này các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả nên nhận được sự ưu ái của đầu tư của ngân hàng. Do đó, ngân hàng đã tăng tỷ trọng cho vay đối với thành phần này dẫn đến việc doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm. Ngoài ra, các doanh nghiệp tư nhân cũng được ngân hàng đặc biệt chú ý vì khi cho đối tượng này vay thì khá an toàn vì khi đi vay bắt buộc các đối tượng này phải có tài sản thuế chấp để đảm bảo cho món vay của họ. Do vậy, nếu đến thời hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể phát mãi tài sản mà khách hàng đã thuế chấp để thu lại nợ gốc và lãi.

Đối với cá nhân:

Ngân hàng cho vay chủ yếu là các đối tượng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ. Những năm qua doanh số cho vay của ngân hàng đối với cá thể,hộ sản xuất tăng qua các năm. Năm 2009 doanh số cho vay là 195.844 triệu đồng.

này tiếp tục tăng 337.578 triệu đồng tăng hơn 44,16% so với năm 2010. Điều này thể hiện nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao. Chứng tỏ người dân đã dần mở rộng quy mô và hình thức sản xuất, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp. Đồng thời ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư cho vay vào các ngành sản xuất truyền thống của tỉnh, tạo được công ăn việc làm cho nhiều người, góp phần tăng thêm thu nhập của người dân,nhằm cải thiện cuộc sống ngày càng tốt hơn do đó doanh số cho vay đối với cá nhân đã tăng dần qua các năm.

Bảng 2.5: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh Lệch 2010/2009 2011/2010 2009 Tỷ trọng(%) 2010 Tỷ trọng(%) 2011 Tỷ trọng(%) Tuyệt đối Tương

đối(%) Tuyệt đối

Tương đối(%) Nông Nghiệp 52.931 10 78.054 11,11 112.526 9 25.123 47,46 34.472 44,16 Thương nghiệp 264.653 50 405.881 57,78 750.173 60 141.228 53,36 344.292 84,83 Xây dựng 106.161 20,06 195.135 27,78 375.087 30 88.974 83,81 179.952 92,22 Khác 105.562 19,94 23.416 3,33 12.503 1 -82.146 -77,82 -10.913 -46,60 Tổng 529.307 100 702.486 100 1.250.289 100 173.179 32,72 547.803 77,98

Đối với ngành nông nghiệp:

Doanh số cho vay ngành nông nghiệp cũng đang trên đà phát triển mạnh. Năm 2010 tổng doanh số cho vay nghành nông nghiệp tăng 47,46% so với năm 2009 đến năm 2011 tổng doanh số cho vay nghành nông nghiệp là 112.526 triệu đồng tăng 44,16% so với năm 2010. Nguyên nhân là do phần lớn người dân trong tỉnh sống bằng nghề nông nên chi nhánh chủ yếu tập chung vào cho vay nông nghiệp,mà thời hạn cho vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn.

Đối với ngành thương nghiệp:

Bên cạnh nghành nông nghiệp thì nghành thương nghiệp cũng là lĩnh vực phát triển của tỉnh. Với chương trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì tại địa bàn Cần Thơ ngày càng có nhiều công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp, các khu chợ được thành lập nên nhu cầu vốn của các đối tượng này ngày càng cao làm cho doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng theo. Cụ thể doanh số cho vay năm 2010 là 405.881 triệu đồng đã tăng 141.228 triệu đồng ( tăng 53,36%) so với năm 2009 và năm 2011 thì tăng 344.292 triệu đồng (tăng 84,83%) so cới năm 2010. Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì nền kinh tế của Thành Phố Cần Thơ đã có những chuyển biến tích cực và nổi bật nhất là nghành thương nghiệp. Tuy nhiên, để có thể mua bán và trao đổi hàng hóa với nước ngoài thì đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải cố nguồn vốn lớn để thực hiện việc giao dịch giủa hai bên thuận lợi. Chính vì thế ngân hàng là nơi các doanh nghiệp tìm đến đầu tiên khi có nhu cầu về vốn. Điều này giải thích lý do vì sao doanh số cho vay của ngân hàng Phương Tây chi nhánh Cần Thơ trong năm 2011 tăng đáng kể.

Đối với ngành xây dựng:

Do đời sống người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu về xây dựng và sửa chữa nhà cũng tăng nhanh. Năm 2009 là 106.161 triệu đồng, năm 2010 là 195.135 triệu đồng năm 2011 là 375.087 triệu đồng. trong những năm qua doanh số cho vay ngành xây dựng luôn chiếm một tỷ trọng cao trong doanh số cho vay va chỉ đứng sau nghành thương nghiệp.

Đối với ngành nghề khác:

Bên cạnh cho vay ngành nông nghiệp và thương mại-dịch vụ, ngân hàng Phương Tây chi nhánh Cần Thơ còn cho vay nhiều mục đích khác nhau như: cho vay tiêu dùng mua sắm phục vụ cho đời sống, cho vay hổ trợ du học, cho vay đầu tư bất động sản… Doanh số cho vay các ngành nghề khác giảm dần qua các năm năm 2010 giảm 77,82 % so với năm 2009, năm 2011 giảm 46,60 % so với năm 2010. Do mục đích của nhóm vay này không phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế mà chỉ thỏa mãn cho nhu cầu sinh hoạt

của cá nhân do đó cho vay trong lĩnh vực này rất khó thu được nợ vay nên ngân hàng đã giảm vốn đầu tư cho nhóm ngành này.

Nhìn chung doanh số cho vay của ngân hàng đã không ngừng tăng lên qua các năm. Điều này cho ta thấy quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng. Hoạt động cho vay của ngân hàng Phương Tây chi nhánh Cần Thơ có những thay đổi theo hướng đầu tư đa dạng hóa các ngành nghề, hiện nay thu nhập của người dân Thành phố Cần Thơ ngày càng được tăng cao, đời sống được cải thiện nên nhu cầu sinh hoạt phải cao và đầy đủ chính vì vậy cũng đã làm cho doanh số cho vay tăng qua các năm.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Phương Tây- Cần Thơ (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w