Bảng 2.7: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh Lệch 2010/2009 2011/2010 2009 Tỷ trọng(%) 2010 Tỷ trọng(%) 2011 Tỷ trọng(%) Tuyệt đối Tương
đối(%) Tuyệt đối
Tương đối(%) Nông Nghiệp 41.814 10 57.939 10 53.214 9 16.125 38,56 -4.725 -8,16 Thương nghiệp 209.070 50 301.284 52 354.759 60 92.214 44,11 53.475 17,75 Xây dựng 125.441 30 144.848 25 177.380 30 19.407 15,47 32.532 22,46 Khác 41.814 10 75.321 13 5.912 1 33.507 80,13 -69.409 -92,15 Tổng 418.139 100 579.392 100 591.265 100 161.253 38,56 11.873 2,05
Đối với ngành nông nghiệp:
Dư nợ ngắn hạn đối với ngành nông nghiệp có sự tăng giảm qua các năm, năm 2010 tăng 16.125 triệu đồng ( tăng 38,56%) so với năm 2009, năm 2011 dư nợ đối với ngành này giảm 4.725 triệu đồng ( giảm 8,16%) so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngân hàng dự báo hoạt động trong ngành này sẽ còn nhiều biến động nên giảm dư nợ đối với ngành này. Chỉ cho vay đối với những khách hàng lâu năm và uy tín. Mặc khác, trong năm 2011 tình hình huy động vốn gặp nhiều khó khăn nên ngân hàng chỉ chú trọng cho vay đối với ngành thương nghiệp và xây dựng.
Đối với ngành thương nghiệp:
Dư nợ đối với lĩnh vực này tăng đều qua các năm, năm 2010 tăng 44,11% so với năm 2009, năm 2011 tăng 17,75% so với năm 2010 do trong thời gian qua doanh số thu nợ trong hoạt động này tăng liên tục và đất nước đang trong thời kì hội nhập và phát triển. Do đó ngân hàng nhận thấy đây là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn nên đã mạnh dạn cho vay trong lĩnh vực thương nghiệp.
Đối với ngành xây dựng:
Dư nợ đối với ngành xây dựng tăng nhanh năm 2010 là 125.441 triệu đồng tăng 19.407 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng 15,47% năm 2011 tăng 32.532 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng 22,46%. Do đát nước ta trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nên nhu cầu xây dựng và sữa chữa cơ sở hạ tầng ngày càng tăng nên dư nợ đối với ngành xây dưng cũng tăng theo.
Đối với ngành khác:
Nhìn chung dư nợ ngắn hạn đối với cho vay ngành khác như bất động sản,đầu tư chứng khoán có rất nhiều biến động tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể trong năm 2010 dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này tăng 80,13% so với năm 2009. Trong khi đó vaò cuối năm 2011 dư nợ ngắn hạn ngành này chỉ đạt 5.912 triệu đồng giảm 92,15% so với năm 2010. nguyên nhân là do trong những năm 2010 và 2011 tình hình cho vay đối với bất động sản, đầu tư chứng khoán gặp phải những rủi ro rất cao cho nên ngân hàng đã chủ trương lựa chọn sàng lọc kỹ lưỡng từng đối tượng cho vay cho nên đối với lĩnh vực này dư nợ giảm mạnh mặc dù tổng dư nợ ngăn hạn tăng liên tục qua 3 năm.
Tóm lai: tình hình dư nợ ngắn hạn của ngân hàng có sự biến đổi rỏ rệt và tăng qua các năm. Trong đó dư nợ đối với ngành nông nghiệp và ngành nghề khác có sự tăng giảm qua các năm, còn đối với lĩnh vực thương nghiệp và xây dựng đều tăng trương ổn định qua ba năm.
2.4.3 Phân tích nợ xấu ngắn hạn: