Tình hình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Tây chi nhánh Cần Thơ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Phương Tây- Cần Thơ (Trang 27 - 29)

Thơ

Bảng 2.3: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG TÂY CHI NHÁNH CẦN THƠ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh Lệch 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) DSCV 805.958 1.094.346 1.711.153 288.388 35,78 616.807 56,36 DSTN 926.323 913.946 1.551.574 -12.377 -1,34 637.628 69,77 Dư nợ 852.633 1.033.033 1.192.612 180.400 21,16 159.579 15,45 Nợ xấu 16.369 17.754 23.191 1.385 8,46 5.437 30,62

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại hiện nay hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống nền tảng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài chính và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng là hoạt phức tạp và tiềm ẩn những rủi ro lớn cho các ngân hàng. Đặc biệt, tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở,cạnh tranh và hội nhập vẩn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh của ngân hàng đang đặt ra yêu cầu mới là nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Vì vậy để có thể nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững hoạt động tín dụng, nhất thiết phải xây dụng chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của ngân hàng. Để làm được một chính sách như vậy cần phải phân tích tín dụng cho thật kỹ sau đó mới đưa ra được một chính sách như ta mong muốn.

Qua bảng số liệu 2.3 cho ta thấy doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2010 tăng 37,58% so với năm 2009 .Năm 2011 tăng 56,36% so với năm 2010. Ngân hàng đã không ngừng mở rộng tạo ra sự khác biệt về hoạt động, phương thức kinh doanh và kỷ năng chăm sóc khách hàng, đồng thời tìm ra khoảng trống thị trường nhằm tăng thị phần thu hút khách hàng mới và tiềm năng.

Bên cạnh đó tình hình kinh tế xã hội ở Thành phố Cần Thơ phát triển mạnh, nguời dân biết cách đầu tư và có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu về vốn của người dân ngày càng tăng cao vì vậy làm cho doanh số cho vay tăng mạnh.Ngân hàng luôn chủ động tìm kiếm khách hàng mới thông qua các kênh thông tin và chương trình khuyến mãi, mở rộng quy mô, tạo được hình ảnh, thương hiệu và uy tín đối với người dân cũng đã góp phần làm tăng doanh số cho vay của ngân hàng,...

2.3.2.2 Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ tăng giảm không ổn định qua các năm,cụ thể năm 2010 giảm 1,34% so với năm 2009.Tuy nhiên con số này lại tăng lên ở năm 2011 là 69,77% so với năm 2010 đều này thể hiện rỏ công tác thu nợ đạt kết quả tốt, vốn quay được luân chuyển tốt, chi nhánh có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng nhiều. Đặc biệt trong những năm qua các cơ quan nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp.Chính sách thủ tục kinh doanh thông thoáng hơn chính vì vậy đã thu hút các doanh nghiệp mạnh dạng mở rộng quy mô sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, hầu hết các khách hàng vay vào đầu mổi chu kỳ sản xuất để mua nguyên vật liệu đầu vào. Khi thu hồi được vốn sẽ trả lại cho ngân hàng, đến chu kỳ tiếp theo lại vay ngân hàng tiếp. Do đó doanh số thu nợ trong năm phát sinh rất lớn.

Bên cạnh đó trong quá trình hoạt động của mình ngân hàng Phương Tây không ngừng nâng cao công tác quản lý nợ, nâng cao trình độ nhân viên trong việc phân loại tín dụng đối với từng khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, sự cố gắng của cán bộ tín dụng trong khâu thẩm định khách hàng, theo dỏi quá trình sử dụng vốn, đôn đốc khách hàng trả nợ. Chính vì vậy đã làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng càng được nâng cao.

2.3.2.3 Tình hình dư nợ

Tình hình dư nợ của ngân hàng tăng, năm 2010 tăng 21,16% so với năm 2009, năm 2011 tăng 15,45% so với 2010 do ngân hàng chủ trương mở rộng quy mô tín dụng và cố gắng duy trì mối quan hệ tín dụng đối với những khách hàng tiềm năng sẵn có của mình bằng việc giảm 0.5% lãi suất đối với những khách hàng cũ và khách hàng có thêm một giao dịch khác tại ngân hàng, từ đó cho vay chủ yếu là các hộ nông dân

trong việc sữa chữa nhà ở đến nay đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như : thương mại, dịch vụ…

Nhu cầu chi phí để sản xuất hàng hóa của nông dân đòi hỏi năm sau phải cao hơn năm trước, do giá cả vật tư nông sản ngày một tăng nên chi phí đầu tư cũng tăng lên vì vậy mà dư nợ của ngân hàng cũng tăng qua các năm.

2.3.2.4 Nợ xấu

Tình hình nợ xấu của ngân hàng tăng, năm 2010 tăng 8,46% so với năm 2009, năm 2011 tăng 30,62% so với 2010 do trong thời gian này điều kiện kinh doanh không thuận lợi, giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống như: xăng, dầu, sắt, thép, phân bón liên tục biến động đã ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các chỉ tiêu của các đơn vị sản xuất. Do đó đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng làm cho nợ xấu tăng cao, trong thời gian này việc xuất hiện các dịch bệnh như: dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng đối với vật nuôi,…cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của các hộ vay vốn ngân hàng để sản xuất.

Nhìn chung tình hình nợ xấu của ngân hàng vẩn đảm bảo ở mức an toàn.Nhằm hạn chế nợ xấu cũng như nâng cao chất lượng tín dụng, từ kinh nghiệm trong quá trình hoạt động ngân hàng Phương Tây đã và đang xây dụng hệ thống xếp hạn tín dụng doanh nghiệp và cá nhân. Mặc dù còn trong giai đoạn hoàn thiện nhưng hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ là công cụ hổ trợ đắc lực nhằm chuẩn hóa việc phân loại, xếp hạn khách hàng, quản lý chất lượng tín dụng dự báo và đánh giá rủi ro…Đây là một trong những căn cứ để đưa ra các quyết định cấp phát tín dụng, thời hạn, lãi suất.

Tóm lại: nhìn chung tình hình tín dụng của ngân hàng Phương Tây chi nhánh Cần Thơ qua ba năm có nhiều biến động. Trong đó doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ chiếm tỷ trọng khá lớn. Bên cạnh đó tình hình nợ xấu cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nợ xấu của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Phương Tây- Cần Thơ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w