Cân điện tử với sai số 1/1000 dùng để cân β-glucan. Cân đồng hồ 30kg phân độ chính xác 100g, dùng để cân khối lượng gà khảo sát thức ăn cho ăn và thức ăn thừa, nhiệt và ẩm kế.
Sổ ghi chép lại những chỉ tiêu theo dõi nhiệt độ, ẩm độ, thức ăn, tăng trọng, gà chết trong thời gian thí nghiệm, bút lông, lồng cân gà, máng ăn, máng uống…và các dụng cụ khác.
3.2 Phƣơng pháp thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức tương ứng với 4 loại khẩu phần khác nhau về tỷ lệ bổ sung β-glucan như sau:
Nghiệm thức Đối chứng (ĐC): Khẩu phần thức ăn cơ sở (KPCS) Nghiệm thức 1: KPCS + 0,02% β-glucan
Nghiệm thức 2: KPCS + 0,05% β-glucan Nghiệm thức 3: KPCS + 0,10% β-glucan
Mỗi nghiệm thức tiến hành 3 lần lập lại, tương ứng với 12 đơn vị thí nghiệm, mỗi đơn vị thí nghiệm bố trí 50 con gà Cobb 500 ở thời điểm 8 ngày tuổi có khối lượng ban đầu tương đương nhau (tỷ lệ trống mái là 1:1). Như vậy tổng số gà dùng cho thí nghiệm là 4 × 3 × 50 = 600 con gà.
3.2.2 Quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng
Trước khi nhập gà về phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ úm, vận chuyển, thức ăn nước uống, kiểm tra máy sưởi, nhiệt độ chuồng. Khi nhập gà phải thực hiện việc vẩn chuyển gà vào nơi úm trong khoảng thời gian ngắn nhất để hạn chế gây stress cho gà.
Tất cả gà thí nghiệm được chăm sóc và nuôi dưỡng trong cùng chế độ với các gà nuôi trong chuồng. Cho gà ăn đúng giờ vào hai thời điểm trong ngày, lần thứ nhất lúc 7 giờ sáng (30% lượng thức ăn), lần thứ hai lúc và 16 giờ chiều (70% lượng thức ăn).
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn sử dụng cho từng giai đoạn nuôi khác nhau được thể hiện ở Bảng 3.1
32
ảng 3.1: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng khẩu phần cơ sở
Thành phần dinh dưỡng
Đơn vị Giai đoạn, Ngày tuổi
1-7 8-21 22-35 36 – XC Đạm thô Năng lượng Xơ thô Canxi P tổng số NaCl Lysine tổng số Methionin + Cystine Monensin Clopidon Diclazurin Colistine Bacitracin zine Hoocmon Salynomycin Maduramycin % kcal/kg % % % % % mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg 22 2900 4 0,7 – 1,5 0,5 – 1,2 0,2 – 0,5 1,28 0,92 100 125 1 20 50 - - - 20,5 3000 5 0,7 – 1,7 0,5 – 1,2 0,2 – 0,5 1,28 0,9 100 125 1 20 50 - - - 19 3100 5 0,7 – 1,7 0,5 – 1,2 0,2 – 0,5 1,2 0,88 - - - 20 - - 60 5 18 3100 5 0,7 – 1,5 0,5 – 1,2 0,2 – 0,5 1,1 0,76 - - - - - - - -
(Thành phần dinh dưỡng dựa trên bao bì của thức ăn)
3.2.2.1 Vệ sinh chuồng trại
Cần đảo lớp độn chuồng để lớp vỏ trấu trấu trong chuồng được khô ráo nhằm hạn chế mầm bệnh phát sinh do lớp độn chuồng bị ẩm ướt. Lớp độn chuồng được đảo hàng ngày vào buổi sáng sau khi cho gà ăn, bắt đầu đảo trấu khi gà được 5 ngày tuổi và ngưng đảo ở 35 ngày tuổi. Ngoài ra máng ăn và máng uống cũng thường xuyên được vệ sinh. ên cạnh đó cổng trại được bố trí máy phun xịt để xịt sát trùng các loại xe ra vào trại.
3.2.2.2 Chế độ chiếu sáng
Trại sử dụng hai loại đèn chính để chiếu sáng: Đèn chữ U có công suất 15W và đèn tròn công suất 100W. Đàn gà thí nghiệm cùng chung một điều kiện chiếu sáng với gà trong chuồng nuôi. Ở tuần tuổi thứ nhất gà được chiếu sáng 24 giờ/ngày, các tuần tuổi về sau thời sang chiếu sáng giảm dần và dao
33
động trong khoảng 14-17 giờ/ngày. Ánh sáng thường được điều chỉnh thích hợp, vào buổi sáng sau khi cho ăn thì ánh sáng thường bị hạn chế, nhằm làm cho gà giảm vận động, từ đó gà được nghĩ ngơi nhiều hơn. Lợi dụng đậc tính gà hay ăn đêm nên trại mở đèn vào ban đêm để cho gà ăn nhiều hơn.
3.2.2.3 Quy trình phòng bệnh
Tất cả gà trong trại được phòng và trị bệnh đầy đủ dựa vào lịch trình mà công ty Emivest đã đưa ra và được thể hiện ở Bảng 3.1.
ảng 3.2: Chương trình thuốc và vaccine cho gà thịt Cobb 500
Thời gian sử
dụng Loại thuốc Tiêu chuẩn Cách sử dụng
1 ngày tuổi Vaccine IB+ND(B1) 1 lọ Pha 1 lọ vaccin với 1 lọ
nước nhỏ mắt, mỗi con 1 giọt
7 ngày tuổi Vaccine IB+ND(lasota) 1 lọ Tiêm dưới da cổ
0,3ml/con
10 ngày tuổi Vaccine IBD (Bursin
plus)
1 lọ Pha 2L nước với 60g
sữa, sau đó cho 2 lọ vaccin vào khấy đều cho gà uống
14 ngày tuổi Vaccin IBD (228E) 1lọ Pha 30L nước với 90g
sữa, sau đó cho vaccin vào
20 ngày tuổi Florphenicol 20g Trộn chung với 50L
nước ngày uống 3 lần trong 5 ngày
21 ngày tuổi Vaccine IB+ND(lasota) 1 lọ Trộn chung với 40L
nước cho gà uống
30 ngày tuổi DuFaCoc_200 50g Pha với 50L nước cho
uống
33 ngày tuổi Florphenicol 20g Trộn chung với 50L
nước ngày uống 3 lần trong 5 ngày
35 ngày tuổi Vitamino solution 50ml Pha với 50L nước cho
uống uống 1 lần/1 ngày trong 4 ngày
36 ngày tuổi AD3EC + B-Complex 60ml Pha với 50L nước cho
uống
34
3.2.3 Phƣơng pháp lấy mẫu
Cân khối lượng tất cả gà thí nghiệm trước khi tiến hành thí nghiệm lúc 8 ngày tuổi, sau đó tiếp tục cân và ghi nhận lại khối lượng gà của từng ô thí nghiệm ờ các ngày tuổi 14, 21, 28, 35 và 42.
Cân lượng thức ăn thừa và tiến hành tính toán tìm ra lượng thức ăn gà đã ăn vào sáng sớm mỗi ngày. Cuối tuần tính tổng lượng thức ăn đã gà đã ăn.
Ẩm dộ và nhiệt độ được ghi nhận vào các thời điểm 8 giờ sáng và 14 giờ chiều trong ngày trong suốt quá trình thí nghiệm.
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi 3.2.4.1 Khối lƣợng của gà 3.2.4.1 Khối lƣợng của gà
Khối lượng của gà được ghi nhận lúc bắt đầu thí nghiệm và cuối mỗi tuần cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Khối lượng bình quân của gà được tính theo công thức:
Khối lượng bình quân (g/con/tuần) =
3.2.4.2 Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ)
Tăng trọng tuyệt đối là sự tăng lên khối lượng của cơ thể trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát. Tăng trọng tuyệt đối được tính theo công thức sau:
TTTĐt (g/con/ngày) =
KLt: Khối lượng tại thời điểm t.
KL0: Khối lượng tại thời điểm ban đầu. t: Thời điểm cân gà lúc sau.
t0: Thời điểm cân gà lúc ban đầu.
3.2.4.3 Tỷ lệ hao hụt và tỷ lệ loại thải
Theo dõi tình hình sức khỏe, tình hình bệnh tật của gà rồi ghi nhận số gà chết và số gà loại thải hàng ngày. Tỷ lệ hao hụt và tỷ lệ loại thải được tính như sau:
Tổng số con Tổng khối lượng gà (g)
t – t0 (ngày)
35
Tỷ lệ hao hụt (%) =
Tỷ lệ loại thải (%) =
3.2.4.4 Tiêu tốn thức ăn (TTTA)
Mỗi buổi sáng, thức ăn mới được cân rồi cho vào máng và sau đó cân lại lượng thức ăn thừa vào sáng hôm sau. Từ đó tính được lượng thức ăn hằng ngày, tiêu tốn thức ăn/gà.
TTTA (g/con/ngày) =
3.2.4.5 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA)
Hệ số chuyển hóa thức ăn là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia cầm. Trong chăn nuôi gia cầm ở nước ta, hệ số chuyển hóa thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt (broiler), hiệu qảu sử dụng thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể. Hệ số chuyển hóa thức ăn được tính theo công thức sau:
HSCHTA (kg TĂ/kg TT) =
3.2.5 Hiệu quả kinh tế
Do các thí nghiệm được nuôi trong cùng một điều kiện nên không chú ý đến các chi phí về chuồng trại, công nhân, điện nước,…nên khi so sánh hiệu quả kinh tế được dựa trên sự chênh lệch thu chi giữa tiền bán gà thịt với tổng chi phí thức ăn của các nghiệm thức.
3.2.6 Xử lý số liệu
Các số liệu thí nghiệm thu thập được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Microsoft excel (2010) và xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab Version 16 (2007) theo mô hình One - way factor. So sánh giá trị trung bình giữa các cặp nghiệm thức bằng phương pháp Tukey với khoảng tin cậy 95%.
Tổng số con đầu kỳ
x 100 Tổng số con loại thải
x 100 Số con đầu kỳ – Số con cuối kỳ
Số con đầu kỳ
Tổng số con gà
Lượng thức ăn cho ăn – Lượng thức ăn ăn thừa
Tăng trọng (g/con/ngày) Tiêu tốn thức ăn (g/con/ngày)
36
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả
4.1.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi
Sự sinh trưởng và sức khỏe của gà phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ và ẩm độ. Trong 5 tuần thí nghiệm, nhiệt độ và ẩm được ghi nhận tại các thời điểm 8 giờ và 14 giờ mỗi ngày và được thể hiện qua Bảng 4.1 và 4.2.
ảng 4.1: Nhiệt độ của chuồng nuôi (0 C) TB Cao nhất Thấp nhất Độ lệch chuẩn Ngày tuổi S(8h) C(14h) S(8h) C(14h) S(8h) C(14h) S(8h) C(14h) 8-14 30,58 31,52 31,37 34,58 29,24 29,09 0,30 0,67 15- 21 31,22 32,64 31,67 34,28 28,54 31,24 0,40 0,37 22- 28 31,21 33,35 33,43 34,08 29,80 32,72 0,47 0,19 29-35 30,58 31,54 31,32 33,89 29,45 29,41 0,24 0,53 36-42 29,17 29,42 29,61 31,56 28,71 27,91 0,12 0,51
Qua Bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ trong chuồng nuôi gà thí nghiệm qua 5 tuần thấp nhất vào buổi sáng nằm trong khoảng 28,540C-29,800C, buổi chiều là 27,910
C-32,720C. Nhiệt độ cao nhất vào buổi sáng nằm trong khoảng 29,610C-33,430C, buổi chiều là 31,560C-34,580C. Nhiệt độ trung bình vào buổi sáng từ 29,170C-31,220C, buổi chiều là 29,420C-33,350C.
ảng 4.2: Ẩm độ của chuồng nuôi (%)
TB Cao nhất Thấp nhất Độ lệch chuẩn Ngày tuổi S(8h) C(14h) S(8h) C(14h) S(8h) C(14h) S(8h) C(14h) 8-14 80,33 72,90 91,47 79,87 76,30 66,20 1,91 1,85 15- 21 81,20 70,50 86,17 78,43 70,47 64,10 1,99 1,83 22- 28 79,97 68,83 86,80 74,73 77,00 65,33 1,62 1,54 29-35 83,53 77,27 88,43 84,20 79,67 67,93 0,99 1,98 36-42 81,93 80,10 82,57 80,87 71,53 77,23 1,50 0,54
Kết quả từ Bảng 4.2 cho thấy ẩm độ trong chuồng nuôi gà thí nghiệm qua 5 tuần thấp nhất vào buổi chiều thí nghiệm nằm trong khoảng 64,10%- 77,23%, buổi sáng là 70,47%-79,67%. Ẩm độ cao nhất vào buổi sáng là 82,57%-91,47%, buổi chiều là 74,73%-84,20%. Ẩm độ trung bình vào buổi chiều từ 68,83%-80,10%, buổi sáng là 79,97%-81,93%.
37
4.1.2 Ghi nhận về tình hình sức khỏe của gà
Sức khỏe của gà thí nghiệm được theo dõi và ghi nhận hàng ngày, đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của đàn gà. Trong giai đoạn 3 tuần tuổi đầu đàn gà phát triển bình thường, đến 25 ngày tuổi gà ở khu vực đầu trại đã bắt đầu có dấu hiệu của bệnh cầu trùng, đến ngày 28 thì phát hiện đàn gà thí nghiệm có dấu hiệu của bệnh cầu trùng. Bảng 4.3 thể hiện tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng của đàn gà thí nghiệm.
ảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng trên gà thí nghiệm
Nghiệm thức Tỷ lệ nhiễm bệnh Biểu hiện
ĐC ++ Giảm ăn, mổ hậu môn lẫn nhau,
phân lẫn máu
0,02% β-glucan + Giảm ăn, mổ hậu môn lẫn nhau,
phân sáp có màu vàng nâu
0,05% β-glucan + Giảm ăn, mổ hậu môn lẫn nhau,
phân sáp có màu vàng nâu
0,10% β-glucan + Đi phân sáp có màu vàng nhạt
+: tương ứng với tỷ lệ nhiễm bệnh 20%
Kết quả từ Bảng 4.3 cho thấy gà ở các nghiệm thức bổ sungβ-glucan có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn so với NT ĐC. Cụ thể các nghiệm thức bổ sung β-glucan có tỷ lệ nhiễm bệnh là 20%, trong khi đó NT ĐC có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất là 40%.
4.1.3 Tỷ lệ hao hụt và tỷ lệ loại thải
Tỷ lệ hao hụt và loại thải của gà thí nghiệm được ghi nhận hàng ngày và được thể hiện qua Bảng 4.4.
ảng 4.4: Tỷ lệ hao hụt và tỷ lệ loại thải (%)
Chỉ tiêu NT Tổng (con) Chết (con) Tỷ lệ chết (%) Loại (con) Tỷ lệ loại (%) ĐC 150 4 2,67 3 2,0 0,02% β-glucan 150 4 2,67 1 0,67 0,05% β-glucan 150 5 3,33 1 0,67 0,10% β-glucan 150 5 3,33 1 0,67 Tổng 600 18 3,00 6 1,00
38
Qua Bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ gà chết dao động trong khoảng từ 2,67%-3,33%, trong đó NT 0,05% β-glucan và NT 0,10% β-glucan có tỷ lệ chết (3,33%) cao hơn NT 0,02% β-glucan và NT ĐC (2,67%). Tỷ lệ gà loại nằm trong khoảng 0,67%-2,0%, cụ thể NT 0,02% β-glucan, NT 0,05% β- glucan và NT 0,10% β-glucan có tỷ lệ thải (0,67%) thấp hơn NT ĐC (2,0%).
4.1.4 Ảnh hƣởng của việc bổ sung β-glucan lên khối lƣợng của gà
Khối lượng của gà ở các nghiệm thức qua các tuần tuổi được trình bày trong Bảng 4.5.
ảng 4.5: Khối lượng của gà qua các tuần tuổi (g/con)
Nghiệm thức Tuần tuổi
KL Đ 2 3 4 5 6 ĐC 221,33 649,33 1150,67 1650,67c 2238,67 2717,33 0,02% β-glucan 228,00 661,33 1196,00 1765,33a 2425,33 2914,67 0,05% β-glucan 230,00 658,67 1178,67 1728,00ab 2326,67 2760,00 0,10% β-glucan 223,33 661,33 1160,00 1666,67bc 2330,67 2833,33 SEM 2,28 4,94 15,64 16,37 41,26 85,63 P 0,090 0,332 0,252 0,004 0,073 0,432
KLBĐ: Khối lượng ban đầu (7 ngày tuổi). Trong cùng một cột những chữ số theo sau k hác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Từ kết quả trên cho thấy, khối lượng ban đầu của gà thí nghiệm không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0,05) mặc dù các nghiệm thức bổ sung β-glucan có khối lượng ban đầu cao hơn so với NT ĐC. Khối lượng của gà Cobb 500 giữa các ngiệm thức ở các tuần 2, 3, 5 và 6 khác biệt không có có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, ở tuần tuổi thứ 4 khối lượng của gà giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Cụ thể gà ở NT 0,02% β-glucan có khối lượng cao nhất là 1765,33 g/con, kế đến NT 0,05% β- glucan là 1728,00 g/con, tiếp theo NT 0,10% β-glucan là 1666,67 g/con và thấp nhất ở NT ĐC là 1659,67g/con.
4.1.5 Ảnh hƣởng của việc bổ sung β-glucan lên tăng trọng tuyệt đối của gà
Tăng trọng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi được thể hiện qua bảng 4.6.
39
ảng 4.6: Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày)
Nghiệm thức Tuần tuổi
2 3 4 5 6 ĐC 61,14 71,62 71,43b 84,00 68,38 0,02% β-glucan 61,90 76,38 81,33a 94,29 69,90 0,05% β-glucan 61,24 74,29 78,48a 85,52 61,90 0,10% β-glucan 62,57 71,24 72,38b 94,86 71,81 SEM 0,790 2,190 1,290 5,860 6,810 P 0,582 0,366 0,002 0,463 0,758
Trong cùng một cột những chữ số theo sau khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Theo Bảng 4.6 thì tăng trọng tuyệt đối của gà giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) ờ tuần 2, 3, 5 và 6. Trong khi ở tuần 4 tăng trọng tuyệt đối của gà giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Cụ thể NT 0,02% β-glucan tăng trọng tuyệt đối 81,33 g/con cao nhất so với các nghiệm thức còn lại, kế đến là NT 0,05% β-glucan (78,48 g/con), tiếp theo là NT 0,10% β-glucan (72,38 g/con) và thấp nhất là NT ĐC (71,43 g/con).
4.1.6 Ảnh hƣởng của việc bổ sung β-glucan lên tiêu tốn thức ăn của gà
Lượng thức ăn tiêu tốn của gà qua các tuần tuổi của các nghiệm thức được trình bày ở Bảng 4.7.
ảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn của gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày)
Nghiệm thức Tuần tuổi
2 3 4 5 6 TB ĐC 68,75 98,41 130,07 166,51 186,04 129,96 0,02% β-glucan 68,86 103,57 131,13 170,78 181,18 131,10 0,05% β-glucan 68,38 100,93 128,88 162,71 170,94 126,37 0,10% β-glucan 67,90 96,52 126,32 171,87 181,26 128,77 SEM 0,870 3,160 2,270 8,150 8,160 4,522 P 0,866 0,466 0,516 0,848 0,629 0,665
40
Qua Bảng 4.7 cho thấy tiêu tốn thức ăn của gà ở các tuần tuổi 2, 3, 4, 5 và 6 của các NT không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tiêu ốn thức ăn trung bình của gà nằm trong khoảng 126,37-131,10 g/con.