Ứng dụng của β-glucan trong chăn nuôi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung beta glucan lên khả năng tăng trưởng của gà thịt cobb 500 (Trang 36)

Trong đề tài “Ảnh hưởng của các khẩu phần bổ sung beta-glucan lên năng suất sinh trưởng và sức đề kháng của gà Hisex rown” Nguyễn Thị Kim Khang và ctv. (2011) cho biết bổ sung β-glucan với tỷ lệ 0,05%, 0,10%, 0,15%

26

trong khẩu phần đều có tác động tốt đến khối lượng, tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà.

Rathgeber et al. (2009) cho biết bổ sung β-glucan với tỷ lệ 0,1% vào thức ăn của gà sẽ hạn chế sự xâm nhập, phát triển của Salmonella trong gan và lách.

Kết quả nghiên cứu của Li et al. (2006) khẳng định việc bổ sung β- glucan vào khẩu phần ăn cho heo con có lợi về hiệu suất tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch chống lại E.coli. Tuy nhiên, β-glucan sản xuất bằng các phương pháp khác nhau có thể có hiệu ứng khác nhau về hiệu suất tăng trưởng và chức năng miễn dịch ở heo hậu bị Hisex Brown giai đoạn 4-10 tuần tuổi.

Mai Vũ Thùy Dương (2008) tiến hành thí nghiệm trên 36 heo con sau cai sữa được bổ sung β-glucan 25 và C-glucan vào khẩu phần ăn. Kết quả cho thấy việc sử dụng các chế phẩm chứa β-glucan có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng khả năng tăng trọng ở heo con. Hệ số chuyển hóa thức ăn thấp và có hiểu quả kinh tế cao hơn nếu bổ sung chế phẩm β-glucan vào khẩu phần ăn của heo con.

Hồ Thị Nga và Trần Thị Dân (2006), thực hiện thí nghiệm bổ sung β-glucan vào khẩu phần heo thịt nhằm tìm hiểu tác động của chất này lên tăng trưởng và sức khỏe heo nuôi thịt và giảm bớt thiệt hại do virus PRRS gây ra. Kết quả cho thấy việc bổ sung β-glucan có thể cải thiện tăng trọng trên heo, bổ sung β-glucan ở mức 120 ppm có thể góp phần giảm tỉ lệ ho ngày và số con heo không có hiểu quả kinh tế. Bổ sung 80 ppm β-glucan giúp giảm tỉ lệ heo dương tính với virus PRRS và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hahn et al. (2006) tiến hành thí nghiệm bổ sung β-glucan vào khẩu phần ăn của 1.210 heo cai sữa có khối lượng (6,38 ± 0,92 kg) với các mức 0%, 0,01%, 0,02% và 0,03% trong 5 tuần. Mục đích của thí nghiệm là nhằm đánh giá hiệu quả của β-glucan vào hiệu suất tăng trưởng của đàn heo thí nghiệm. Kết quả cho thấy các khẩu phần bổ sung β-glucan đều cho kết quả tăng trưởng cao hơn so khẩu phần không bổ sung, trong đó khẩu phần bổ sung 0,02% tăng trưởng cao nhất là 352 g/ngày, trong khi khẩu phần không bổ sung β-glucan chỉ đạt 314 g/ngày.

Dritz et al. (1995) đề xuất bổ sung β-glucan vào khẩu phần của heo con sau cai sữa với hàm lượng 0,025% cải thiện tốc độ tăng trưởng và khả năng chống lại Streptococcus suis.

27

Chƣơng 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1. Phƣơng tiện thí nghiệm

3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện

Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ ngày 30 tháng 07 năm 2014 đến ngày 03 tháng 09 năm 2014.

Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành tại Trại gà Trường Giang, ấp Tích Lộc, xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Hình 3.1 Trại gà thí nghiệm

3.1.2 Động vật thí nghiệm

Động vật thí nghiệm là 600 gà thịt cobb 500, ở thời điểm 1 ngày tuổi có khối lượng 45 g/con, thời gian tiến hành thí nghiệm khi đàn gà đang ở giai đoạn 8-42 ngày tuổi.

3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm

Điều kiện khí hậu: Trại nuôi chịu ảnh hưởng chung của điều kiện khí hậu đặt trưng của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa mưa, nắng rõ rệt.

Trại được thiết kế theo hướng Đông ắc – Tây Nam, cách mặt lộ 100m. Trại bao gồm có 3 dãy chuồng, mỗi dãy có chiều dài 100m, chiều rộng 14m, chiều cao 2,5m, tổng diện tích của mỗi trại là 1400m2. Gà được nuôi bằng hệ thống chuồng kín, dãy một chứa 18500 con gà, dãy hai chứa 17000 con và dãy ba chứa 18000 con. Nền chuồng được tráng xi măng, xung quanh xây tường bằng gạch cao 0,5m, xung quanh chuồng nuôi được che bằng hệ thống bạt nhựa, chiều cao của bạt nhựa khoảng 2m, có thể kéo lên và hạ xuống bằng hệ

28

thống ròng rọc. Trại sử dụng vỏ trấu làm lớp độn chuồng, vỏ trấu được sát trùng và trải đều với độ dầy 50cm trên nền xi măng. Chuồng có mái đơn và được lợp bằng tole, trên mái chuồng có hệ thống phun nước tự động. Chuồng được lắp đặt 10 quạt hút ở cuối dãy chuồng và hệ thống làm mát được lắp đặt ở đầu và hai bên vách (Hình 3.2)

Hình 3.2 Hệ thống làm mát và quạt hút

Hệ thống máng ăn của trại là máng ăn thủ công, được bố trí theo từng dãy xen kẽ với hệ thống núm uống tự động. Thức ăn được công nhân đổ trực tiếp vô máng ăn. Gà uống nước tự do bằng núm uống gắn vào ống nhựa, nước từ bồn chứa sẽ tự động chảy theo ống nhựa đến các thùng chứa nhỏ đặt ở khu vực giữa trại, sao đó nước từ các thùng chứa này tiếp tục chảy theo ống nhựa đến các núm uống (Hình 3.3)

Hình 3.3 Hệ thống máng ăn và máng uống

Khu vực thí nghiệm

Gồm 12 ô thí nghiệm (Hình 3.4), mỗi ô thí nghiệm có diện tích 4m2. Giữa các ô được ngăn cách nhau bằng lưới, có chiều cao cách nền chuồng

29

khoảng 0,5m, đảm bảo cho việc gà không di chuyển từ ô này qua ô khác. Mỗi ô thí nghiệm được bố trí 2 máng ăn thủ công và 5 máng uống tự động.

Hình 3.4 Các ô thí nghiệm

3.1.4 Thức ăn

Trại sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên cho gà thịt do công ty Emivest cung cấp. Thức ăn sử dụng gồm có các loại 8202 dùng cho gà thịt từ 1-7 ngày tuổi, 8202 dùng cho gà thịt từ 8-21 ngày tuồi, 9203 dùng cho gà thịt 22-35 ngày tuổi và 9204 dùng cho gà thịt từ 36 – xuất chuồng (Hình 3.5).

Thực liệu của thức ăn: ắp, tấm, bột cá, đạm đậu nành, cám lúa mì, cám gạo, acid amin, các chất bổ sung vitamin và khoáng…

Giai đoạn: 1-7 ngày tuổi Giai đoạn: 8-21 ngày tuổi

Giai đoạn: 22-35 ngày tuổi Giai đoạn: 36 ngày tuổi - XC

30

Chế phẩm β-glucan sử dụng bổ sung vào khẩu phần ăn có dạng bột, màu vàng nâu, có vị thơm của mật đường (Hình 3.6). Chế phẩm được mua từ công ty TNHH Mitaco

Hình 3.6 Beta-glucan tinh khiết

3.1.5 Nƣớc uống

Nước được lấy từ giếng khoan và trữ trong bể xi măng, sau đó nước được bơm và đưa lên bồn chứa (Hình 3.7) đặt cao cách mặt đất khoảng 6m, có 3 bồn chứa nước, trong đó 2 bồn chứa được 300 lít nước và một bồn chứa được 500 lít nước. Thuốc và các loại vitamin được pha trong các bồn chứa này, sau đó nước được chuyển đến chuồng nuôi cho gà uống thông qua các hệ thống ống nhựa đến các núm uống.

31

3.1.6 Dụng cụ thí nghiệm

Cân điện tử với sai số 1/1000 dùng để cân β-glucan. Cân đồng hồ 30kg phân độ chính xác 100g, dùng để cân khối lượng gà khảo sát thức ăn cho ăn và thức ăn thừa, nhiệt và ẩm kế.

Sổ ghi chép lại những chỉ tiêu theo dõi nhiệt độ, ẩm độ, thức ăn, tăng trọng, gà chết trong thời gian thí nghiệm, bút lông, lồng cân gà, máng ăn, máng uống…và các dụng cụ khác.

3.2 Phƣơng pháp thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức tương ứng với 4 loại khẩu phần khác nhau về tỷ lệ bổ sung β-glucan như sau:

Nghiệm thức Đối chứng (ĐC): Khẩu phần thức ăn cơ sở (KPCS) Nghiệm thức 1: KPCS + 0,02% β-glucan

Nghiệm thức 2: KPCS + 0,05% β-glucan Nghiệm thức 3: KPCS + 0,10% β-glucan

Mỗi nghiệm thức tiến hành 3 lần lập lại, tương ứng với 12 đơn vị thí nghiệm, mỗi đơn vị thí nghiệm bố trí 50 con gà Cobb 500 ở thời điểm 8 ngày tuổi có khối lượng ban đầu tương đương nhau (tỷ lệ trống mái là 1:1). Như vậy tổng số gà dùng cho thí nghiệm là 4 × 3 × 50 = 600 con gà.

3.2.2 Quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng

Trước khi nhập gà về phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ úm, vận chuyển, thức ăn nước uống, kiểm tra máy sưởi, nhiệt độ chuồng. Khi nhập gà phải thực hiện việc vẩn chuyển gà vào nơi úm trong khoảng thời gian ngắn nhất để hạn chế gây stress cho gà.

Tất cả gà thí nghiệm được chăm sóc và nuôi dưỡng trong cùng chế độ với các gà nuôi trong chuồng. Cho gà ăn đúng giờ vào hai thời điểm trong ngày, lần thứ nhất lúc 7 giờ sáng (30% lượng thức ăn), lần thứ hai lúc và 16 giờ chiều (70% lượng thức ăn).

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn sử dụng cho từng giai đoạn nuôi khác nhau được thể hiện ở Bảng 3.1

32

ảng 3.1: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng khẩu phần cơ sở

Thành phần dinh dưỡng

Đơn vị Giai đoạn, Ngày tuổi

1-7 8-21 22-35 36 – XC Đạm thô Năng lượng Xơ thô Canxi P tổng số NaCl Lysine tổng số Methionin + Cystine Monensin Clopidon Diclazurin Colistine Bacitracin zine Hoocmon Salynomycin Maduramycin % kcal/kg % % % % % mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg 22 2900 4 0,7 – 1,5 0,5 – 1,2 0,2 – 0,5 1,28 0,92 100 125 1 20 50 - - - 20,5 3000 5 0,7 – 1,7 0,5 – 1,2 0,2 – 0,5 1,28 0,9 100 125 1 20 50 - - - 19 3100 5 0,7 – 1,7 0,5 – 1,2 0,2 – 0,5 1,2 0,88 - - - 20 - - 60 5 18 3100 5 0,7 – 1,5 0,5 – 1,2 0,2 – 0,5 1,1 0,76 - - - - - - - -

(Thành phần dinh dưỡng dựa trên bao bì của thức ăn)

3.2.2.1 Vệ sinh chuồng trại

Cần đảo lớp độn chuồng để lớp vỏ trấu trấu trong chuồng được khô ráo nhằm hạn chế mầm bệnh phát sinh do lớp độn chuồng bị ẩm ướt. Lớp độn chuồng được đảo hàng ngày vào buổi sáng sau khi cho gà ăn, bắt đầu đảo trấu khi gà được 5 ngày tuổi và ngưng đảo ở 35 ngày tuổi. Ngoài ra máng ăn và máng uống cũng thường xuyên được vệ sinh. ên cạnh đó cổng trại được bố trí máy phun xịt để xịt sát trùng các loại xe ra vào trại.

3.2.2.2 Chế độ chiếu sáng

Trại sử dụng hai loại đèn chính để chiếu sáng: Đèn chữ U có công suất 15W và đèn tròn công suất 100W. Đàn gà thí nghiệm cùng chung một điều kiện chiếu sáng với gà trong chuồng nuôi. Ở tuần tuổi thứ nhất gà được chiếu sáng 24 giờ/ngày, các tuần tuổi về sau thời sang chiếu sáng giảm dần và dao

33

động trong khoảng 14-17 giờ/ngày. Ánh sáng thường được điều chỉnh thích hợp, vào buổi sáng sau khi cho ăn thì ánh sáng thường bị hạn chế, nhằm làm cho gà giảm vận động, từ đó gà được nghĩ ngơi nhiều hơn. Lợi dụng đậc tính gà hay ăn đêm nên trại mở đèn vào ban đêm để cho gà ăn nhiều hơn.

3.2.2.3 Quy trình phòng bệnh

Tất cả gà trong trại được phòng và trị bệnh đầy đủ dựa vào lịch trình mà công ty Emivest đã đưa ra và được thể hiện ở Bảng 3.1.

ảng 3.2: Chương trình thuốc và vaccine cho gà thịt Cobb 500

Thời gian sử

dụng Loại thuốc Tiêu chuẩn Cách sử dụng

1 ngày tuổi Vaccine IB+ND(B1) 1 lọ Pha 1 lọ vaccin với 1 lọ

nước nhỏ mắt, mỗi con 1 giọt

7 ngày tuổi Vaccine IB+ND(lasota) 1 lọ Tiêm dưới da cổ

0,3ml/con

10 ngày tuổi Vaccine IBD (Bursin

plus)

1 lọ Pha 2L nước với 60g

sữa, sau đó cho 2 lọ vaccin vào khấy đều cho gà uống

14 ngày tuổi Vaccin IBD (228E) 1lọ Pha 30L nước với 90g

sữa, sau đó cho vaccin vào

20 ngày tuổi Florphenicol 20g Trộn chung với 50L

nước ngày uống 3 lần trong 5 ngày

21 ngày tuổi Vaccine IB+ND(lasota) 1 lọ Trộn chung với 40L

nước cho gà uống

30 ngày tuổi DuFaCoc_200 50g Pha với 50L nước cho

uống

33 ngày tuổi Florphenicol 20g Trộn chung với 50L

nước ngày uống 3 lần trong 5 ngày

35 ngày tuổi Vitamino solution 50ml Pha với 50L nước cho

uống uống 1 lần/1 ngày trong 4 ngày

36 ngày tuổi AD3EC + B-Complex 60ml Pha với 50L nước cho

uống

34

3.2.3 Phƣơng pháp lấy mẫu

Cân khối lượng tất cả gà thí nghiệm trước khi tiến hành thí nghiệm lúc 8 ngày tuổi, sau đó tiếp tục cân và ghi nhận lại khối lượng gà của từng ô thí nghiệm ờ các ngày tuổi 14, 21, 28, 35 và 42.

Cân lượng thức ăn thừa và tiến hành tính toán tìm ra lượng thức ăn gà đã ăn vào sáng sớm mỗi ngày. Cuối tuần tính tổng lượng thức ăn đã gà đã ăn.

Ẩm dộ và nhiệt độ được ghi nhận vào các thời điểm 8 giờ sáng và 14 giờ chiều trong ngày trong suốt quá trình thí nghiệm.

3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi 3.2.4.1 Khối lƣợng của gà 3.2.4.1 Khối lƣợng của gà

Khối lượng của gà được ghi nhận lúc bắt đầu thí nghiệm và cuối mỗi tuần cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Khối lượng bình quân của gà được tính theo công thức:

Khối lượng bình quân (g/con/tuần) =

3.2.4.2 Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ)

Tăng trọng tuyệt đối là sự tăng lên khối lượng của cơ thể trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát. Tăng trọng tuyệt đối được tính theo công thức sau:

TTTĐt (g/con/ngày) =

KLt: Khối lượng tại thời điểm t.

KL0: Khối lượng tại thời điểm ban đầu. t: Thời điểm cân gà lúc sau.

t0: Thời điểm cân gà lúc ban đầu.

3.2.4.3 Tỷ lệ hao hụt và tỷ lệ loại thải

Theo dõi tình hình sức khỏe, tình hình bệnh tật của gà rồi ghi nhận số gà chết và số gà loại thải hàng ngày. Tỷ lệ hao hụt và tỷ lệ loại thải được tính như sau:

Tổng số con Tổng khối lượng gà (g)

t – t0 (ngày)

35

Tỷ lệ hao hụt (%) =

Tỷ lệ loại thải (%) =

3.2.4.4 Tiêu tốn thức ăn (TTTA)

Mỗi buổi sáng, thức ăn mới được cân rồi cho vào máng và sau đó cân lại lượng thức ăn thừa vào sáng hôm sau. Từ đó tính được lượng thức ăn hằng ngày, tiêu tốn thức ăn/gà.

TTTA (g/con/ngày) =

3.2.4.5 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA)

Hệ số chuyển hóa thức ăn là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia cầm. Trong chăn nuôi gia cầm ở nước ta, hệ số chuyển hóa thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt (broiler), hiệu qảu sử dụng thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể. Hệ số chuyển hóa thức ăn được tính theo công thức sau:

HSCHTA (kg TĂ/kg TT) =

3.2.5 Hiệu quả kinh tế

Do các thí nghiệm được nuôi trong cùng một điều kiện nên không chú ý đến các chi phí về chuồng trại, công nhân, điện nước,…nên khi so sánh hiệu quả kinh tế được dựa trên sự chênh lệch thu chi giữa tiền bán gà thịt với tổng chi phí thức ăn của các nghiệm thức.

3.2.6 Xử lý số liệu

Các số liệu thí nghiệm thu thập được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Microsoft excel (2010) và xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab Version 16 (2007) theo mô hình One - way factor. So sánh giá trị trung bình giữa các cặp nghiệm thức bằng phương pháp Tukey với khoảng tin cậy 95%.

Tổng số con đầu kỳ

x 100 Tổng số con loại thải

x 100 Số con đầu kỳ – Số con cuối kỳ

Số con đầu kỳ

Tổng số con gà

Lượng thức ăn cho ăn – Lượng thức ăn ăn thừa

Tăng trọng (g/con/ngày) Tiêu tốn thức ăn (g/con/ngày)

36

Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả

4.1.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi

Sự sinh trưởng và sức khỏe của gà phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ và ẩm độ. Trong 5 tuần thí nghiệm, nhiệt độ và ẩm được ghi nhận tại các thời điểm 8

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung beta glucan lên khả năng tăng trưởng của gà thịt cobb 500 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)