Nhu cầu chất khoáng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung beta glucan lên khả năng tăng trưởng của gà thịt cobb 500 (Trang 25)

Chất khoáng chiếm trên dưới 3% khối lượng cơ thể gia cầm, trong đó chứa 40 nguyên tố khoáng, đến nay người ta đã phát hiện được 14 nguyên tố khoáng cần thiết cho cơ thể gia cầm, kể cả chức năng sinh lý trong cơ thể của mỗi nguyên tố. Các nguyên tố khoáng tham gia cấu tạo nên toàn bộ bộ xương, cấu tạo tế bào dưới dạng muối của chúng ( ùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận. 2001). Bảng 2.8 thể hiện các chất khoáng thiết yếu và nồng độ trong cơ thể gia súc.

ảng 2.8: Các chất khoáng thiết yếu trong cơ thể gia súc Khoáng đại lượng g/kg Khoáng vi lượng Ppm Ca 15 Fe 20-80 P 10 Zn 10-15 K 2 Cu 1-5 Na 1,6 Mn 0,2-0,5 Cl 1 I 0,3-0,6 S 1,5 Co 0,02-0,1 Mg 0,4 Mo 1-4 Se 1-2

(Nguồn: Nguyễn Nhựt Xuân Dung và ctv., 1999)

Khoáng chất là một phần vô cơ của thức ăn hoặc các mô. Chúng được chia thành hai loại, dựa trên lượng cần thiết trong khẩu phần. Nhu cầu đa lượng hay vi lượng về chất khoáng thường được xem là một tỉ lệ phần trăm của khẩu phần, trong khi nhu cầu đối với gia cầm non được quy định như mg/kg hay phần triệu của khẩu phần (NRC, 1994).

Một số nguyên tố khoáng đa lượng:

Canxi (Ca)

Trong cơ thể gia súc, gia cầm canxi dưới dạng photphat và cacbonat Ca. Có vai trò lớn nhất trong hình thành và phát triển bộ xương, cấu tạo vỏ trứng (98% CaCO3), cần thiết cho đông máu, điều hòa sự thẩm thấu của màng tế bào, cho hoạt động thần kinh, co bóp tim, tham gia cân bằng axit và bazơ của cơ thể. Canxi có nhiều trong bột cá, bột sò hến, bột xương, dicanxiphosphat,

15

vỏ trứng. Hàm lượng canxi cho gà con 1,0-1,2%, gà dò 0,9-1%, gà đẻ 2,7- 3,8%.

Phospho (P)

Ở cơ thể gia cầm non phospho có 0,4-0,6% khối lượng cơ thể, gia cầm trưởng thành 0,7-0,9%, trong máu 3-12%. Phospho tham gia hình thành bộ xương, cân bằng kiềm trong trong máu và các tổ chức cơ thể, có vai trò trong trao đổi hydratcacbon, lipit, acid amin, hoạt động thần kinh. Thiếu phospho gà bị còi xương, không thèm ăn, vỏ trứng mỏng hoặc mềm, gà trống không hăng. Phospho có nhiều trong bột xương 9-10%, bột cá 3,5-4%, dicanxiphotphat 18%. Hàm lượng photpho trong khẩu phần ăn cho gà con trên 0,5%, cho gà đẻ 0,45-0,6%.

Magiesium (Mg)

Mg quan hệ chặt chẽ với trao đổi Ca và P, tham gia cấu tạo xương, tham gia thành phần của enzyme hexokinase trong trao đổi đường, chuyển hóa glucoza – 1 phosphat để được vận chuyển qua màng tế bào. Thiếu Mg gà chậm lớn, đẻ giảm, làm giảm sử dụng Ca và P.

Lưu huỳnh (S)

Trong cơ thể gà lưu huỳnh ít và ở dạng muối sunphat và được hấp thu tốt ở dạ dày đơn và ruột. Một số acid amin chứa lưu huỳnh bao gồm methionine, thiamine, cystine, cysteine, ergothioneine và chúng tạo nên lông, móng của gà. Lưu huỳnh tham gia trao đổi protein. Thiếu lưu huỳnh ảnh hưởng đến trao đổi photpho dẫn đến còi xương. Lưu huỳnh có nhiều trong thức ăn động vật, bột lông vũ, bột cá, bột thịt. Lưu huỳnh được tổng hợp ở dạng muối tổng hợp.

Một số nguyên tố khoáng vi lượng:

Sắt (Fe)

Sắt tham gia cấu tạo cơ, da, lông, hồng cầu, các axit amin chứa lưu huỳnh, các acid amin, thiamine, biotin và acid béo. Thiếu Fe gây thiếu máu, mỏ, chân gà con nhợt nhạt, gà mái tái mào, giảm đẻ, lông xù. Hàm lượng sắt trong khẩu phần ăn cho gà ở các lứa tuồi là 88 mg/kg thức ăn

Đồng (Cu)

Đồng làm tăng hấp thu Fe để tạo hemoglobin của hồng cầu. Vì vậy khi bổ sung Fe vào thức ăn đồng thời cần bổ sung đủ Cu. Cu tham gia vào quá

16

trình tạo các enzym oxy hóa và tạo hợp sắt tố đen. Thiếu đồng làm cho men tirosinase có chứa Cu giảm ảnh hưởng đến sự hình thành melanin của biểu bì da, lông làm cho mất màu, vỏ trứng nhẵn trơn. Thiếu đồng làm giảm hấp thu Fe dẫn đến thiếu cả hai nguyên tố gây chậm lớn, lông rụng, vỏ trứng mỏng... Hàm lượng Cu trong khẩu phần ăn cho các loại gà là 11mg/kg thức ăn

Mangan (Mn)

Mangan được hấp thụ chủ yếu ở ruột non nhất là ở manh tràng. Ở gà hấp thu Mn rất thấp chỉ 0,5-5% đối với gà trưởng thành, 15% đối với gà non. Gan là nơi dự trữ mangan, từ đó vào máu rồi từ máu đến xương và các bộ phận mô cơ vân, tinh hoàn, buồng trứng. Mangan ảnh hưởng đến trao đổi Ca, P, cần thiết cho phát triển xương, hình thành vỏ trứng, tham gia trao đổi protein và acid amin. Thiếu Mn gà vẹo xương, đặt biệt là vẹo cổ, làm giảm men phosphatase trong máu và trong xương, ảnh hưởng đến cốt hóa, khớp xương sưng, giảm đẻ, vỏ trứng mỏng, chết phôi nhiều. Gà con nở ra chân yếu. Mn có trong thức ăn động vật, thực vật, ở dạng MnSO4, MnCO3, MnCl2. Hàm lượng Mn trong khẩu phần ăn ở các giai đoạn là 55mg/kg thức ăn.

Coban (Co)

Coban được hấp thụ ở ruột, dự trữ ở gan, lách, thận, tụy. Coban giữ vai trò hết sức quan trọng để tạo nên vitamin 12 và kích thích tạo máu. Thiếu coban làm thiếu B12, từ đó giảm đồng hóa protein, hydratcacbon, trao đổi năng lượng và giảm thèm ăn. Thức ăn động vật nhiều Co hơn thực vật. Các hợp chất chứa Co cao: CoSO4, CoCl2.6H2O.

Selen (Se)

Selen có vai trò trong quá trình trao đổi và hấp thu vitamin E. Ở gà thiếu Se làm giảm tốc độ tăng trưởng, đẻ giảm, tỷ lệ phôi và ấp nở kém, gà trống đạp mái kém. Selen có nhiều trong bột cá, men vi sinh, một số hợp chất vô cơ. Hàm lượng Se trong khẩu phần ăn cho gà con 0,1-0,15 mg/kg, cho gà lớn 0,15 mg/kg thức ăn.

Iot (I)

Iot được hấp thu qua đường ruột, tập trung 90% ở tuyến giáp trạng và được oxy hóa iot vô cơ thành iot hữu cơ để nhanh chóng kết hợp với tyrosine tạo thành hoocmon tyrosine của tuyến giáp có tác dụng điều hòa sinh trưởng sinh sản và trao đổi chất trong cơ thể. Iot duy trì trức năng của tuyến giáp trạng. Thiếu I trong thức ăn dẫn đến hiện tưởng tăng trưởng tuyến giáp trạng,

17

đưa tới tiết tyrosine, đẻ trứng giảm, ấp nở kém. Trong bột cá có nhiều I dạng tổn hợp KI (Iodua kali).

Kẽm (Zn)

Kẽm tham gia trao đổi lipit, hydratcacbon, điều hào chức năng sinh dục và tạo máu. Zn cần cho phát triển bộ lông của gà, cho đẻ trứng và tăng tỷ lệ phôi thai. Thiếu Zn làm giảm sinh trưởng và phát triển lông, giảm hoàn thiện xương, gây sưng khớp, phôi phát triển chậm nên nở kém, gây hiện tưởng “keratoris” tích nhiều keratin làm da kém đàn hồi, giảm thèm ăn rối loạn trao đổi đường. Kẽm có nhiều trong bột cá và trong hợp chất vô cơ ZnO, ZnSO4. Hàm lượng Zn trong khẩu phần ăn gà con dưới 4 tuần tuổi là 44mg/kg, sau 4 tuần tuổi 33mg/kg thức ăn. Nhu cầu khoáng của gà thịt được thể hiện trong Bảng 2.9.

ảng 2.9: Nhu cầu chất khoáng/kg thức ăn cho gà thịt

Các chất dinh dưỡng Đơn vị 0-3 tuần tuổi 3-6 tuần tuổi 6-8 tuần tuổi

Khoáng đa lượng

Canci Clo Magie Nonphytate phosphorus Kali Natri Khoáng vi lượng Đồng Iod Sắt Mangan Selen Kẽm % % mg % % % mg mg mg mg mg mg 1 0,2 600 0,45 0,3 0,2 8 0,35 80 60 0,15 40 0,9 0,15 600 0,35 0,3 0,15 8 0,35 80 60 0,15 40 0.8 0,12 600 0,3 0,3 0,12 8 0,35 80 60 0,15 40 (Nguồn: NRC, 1994)

18

2.2.6 Vai trò của nƣớc

Nước là thành phần cơ bản của tế bào sống, chiếm 60-70% khối lượng cơ thể gia súc, gia cầm, tỷ lệ này còn cao hơn ở cơ thể động vật non. Nước làm dung môi hòa tan, vận chuyển các chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp thu và thải cặn bã ra ngoài. Các phản ứng hóa sinh của cơ thể đều được tiến hành trong môi trường nước. Nước đóng vai trò trong đều hòa ổn định thân nhiệt, tham gia các phản ứng hóa học trong trao đổi chất của cơ thể, nước cũng làm giảm sự thối rữa thức ăn trong các bộ phận tiêu hóa. Nước còn giữ thể hình cho cơ thể động vật, tăng tính đàn hồi, giảm ma sát giữa các bộ phận (Lê Hồng Mận và ùi Đức Lũng, 2004).

Nhu cầu tiêu thụ nước hàng ngày của gia cầm thay đổi tùy thuộc vào bản chất và mức tiêu thụ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm. Nước tiêu thụ của gia cầm có từ ba nguồn, nước uống vào hàng ngày, nước trong thức ăn và nước sinh ra trong quá trình trao đổi chất ( ùi Xuân Mến, 2007).

Chất lượng nước ảnh hưởng sự tiêu thụ các thức ăn, nếu chất lượng nước giảm, sự tiêu thụ nước giảm kéo theo sự tiêu thụ thức ăn giảm và con vật bị giảm năng suất (Nguyễn Nhựt Xuân Dung và ctv., 1999).

Gà công nghiệp chỉ ăn thức ăn hỗn hợp khô dạng bột hay dạng viên, vì vậy không thể thiếu nước uống. Thiếu nước, gà sẽ không ăn hết khẩu phần, chậm tăng trưởng, giảm đẻ một cách nhanh chóng (Võ á Thọ, 1996).

Nước rất quan trọng, chiếm 60-70% khối lượng cơ thể gà. Gà sẽ bị chết khi cơ thể thiếu 2/10 lượng nước, ở nhiệt độ 220C gà cần nước gấp 1,5-2 lần lượng thức ăn, nhưng ở nhiệt độ 350

C thì gấp đến 4,7-5 lần (Lê Hồng Mận, 1999).

Phương pháp cung cấp nước tốt nhất cho gà là cho chúng tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước để chúng được uống thỏa thích. Tuy nhiên cần đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh nước uống, nồng độ chất hòa tan không vượt quá 15 g/1 lít. Nước tốt chứa 2,5 g chất hòa tan/1 lít. NaCl không vượt quá 10 g/1 lít, muối sunfat không quá m1 g/1 lít, muối natri tối đa 50-100 ppm. Không cho vật uống nước có chứa các tác nhân gây bệnh ký sinh trùng, truyền nhiễm hoặc các chất độc hại (Vũ Duy Giảng, 1997).

19

2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất sinh trƣởng của gà 2.3.1 Chuồng trại

Trong chăn nuôi hiện đại, vật nuôi bị nhốt hoàn toàn nên kỹ thuật chuồng trại đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất của vật nuôi. Chuồng trại quyết định điều kiện khí hậu và vệ sinh môi trường xung quanh vật nuôi. Chuồng nuôi tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho vật nuôi và cho năng suất tối đa.

Ngoài vật nuôi, người chăn nuôi cũng làm việc trong môi trường chăn nuôi và chuồng nuôi chính là phương tiện quyết định đến điều kiện làm việc của người lao động. Các thiết kế khác nhau của chuồng nuôi sẽ quyết định năng suất lao động của người chăn nuôi (Võ Văn Sơn, 2002).

2.3.2 Nhiệt độ

Nhiệt độ là một yếu tố rất quan trọng trong chuồng nuôi, nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất. Da của gà không có tuyến mồ hôi vì vậy trong môi trường nóng, sự thoát nhiệt hầu như gắn liền với sự thải hơi nước qua quá trình hô hấp. Do đó, khi nhiệt độ môi trường nóng lên, quan sát ta thấy gà bắt đầu xòa cánh, lông dựng lên, nhịp thở tăng lên để làm tăng quá trình bốc hơi, thoát nhiệt. Nếu nhiệt độ môi trường thay đổi ít, diễn biến từ từ thì gà sẽ đáp ứng được và có lợi cho cơ thể, nhưng nếu nhiệt độ biến động đột ngột, lên quá cao hoặc xuống quá thấp sẽ gây tác hại tực tiếp hoặc gián tiếp đến gà (Võ á Thọ, 1996).

2.3.3 Ẩm độ

Độ ẩm và nhiệt độ trong chuồng gà thường có liên quan với nhau và ảnh hưởng đến sức khỏe của gà. Nếu nhiệt độ cao và ẩm độ cao làm giảm sự bốc hơi và tỏa nhiệt gây cho gà khó thở, đồng thời tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Nước ta thường có độ ẩm không khí rất cao, trên 75%, vì vậy dùng biện pháp giảm độ ẩm bằng hệ thống thông gió và giữ khô lớp độn chuồng là cách tốt nhất. ên cạnh đó, thực hiện tốt công tác vệ sinh như khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm và giảm mật độ nuôi cũng là cách hạn chế phát sinh độ ẩm trong trại. Độ ẩm không khí tương đối thích hợp trong chuồng nuôi gia cầm, thường ở mức 60-70% ( ùi Xuân Mến, 2007).

2.3.4 Chế độ chiếu sáng

Ánh sáng kích thích trao đổi chất, hoạt động nội tiết, làm tăng vận động và kích thích tính thèm ăn.

20

Ánh sáng đến võng mạc mắt kích thích thần kinh truyền về vùng dưới đồi thị giác (hypothalamus), lên vỏ não rồi đến các cơ quan. Ảnh hưởng gián tiếp đến tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục, từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản (Võ Văn Sơn, 2002).

Chương trình chiếu sáng chiếm một vị trí quan trọng trong chăn nuôi gà con. Nếu kéo dài thời gian chiếu sáng làm tăng đòi hỏi về thức ăn và kích thích cho cơ thể phát triển nhưng lại làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Nếu làm giảm thời gian chiếu sáng sẽ gây một hiệu quả ngược lại tức là làm giảm nhu cầu thức ăn, giảm tăng trọng nhưng lại làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (Lã Thị Thu Minh, 2000).

Chương trình chiếu sáng để khuyến khích tiêu thụ thức ăn và tăng trưởng do hướng dẫn cùa Công ty EMIVEST được thể hiện qua Bảng 2.10.

ảng 2.10: Chương trình chiếu sáng

Ngày tuổi Nuôi chuồng kín Nuôi chuồng hở

Thời gian chiếu sáng (giờ) Cường độ chiếu sáng (lux) Thời gian chiếu sáng (giờ) Cường độ chiếu sáng (lux) 1-3 23 20-24 23 40 4-7 22 25-30 22 40 8-14 20 10-20 20 40 15-21 18 5-10 19 40 22-28 16 5-10 18 40 29-35 14 5-10 17 40

(Nguồn: Công ty EMIVEST Việt Nam, 2010)

2.3.5 Thông thoáng

Thông thường yêu cầu về oxy của gà lớn gấp 2-3 lần so với động vật có vú (tính theo 1kg trọng lượng cơ thể). Vì vậy nếu thông thoáng không đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể gà. Trong chuồng nuôi gà con không khí phải trong sạch không được ô nhiễm. Cần phải bố trí hệ thống thông khí làm sao để đảm bảo lượng không khí cần thiết cho gà và đảm bảo cho không khí trong toàn bộ chuồng nuôi cân bằng với nhau. Yêu cầu về trao đổi không khí tùy thuộc vào lứa tuổi và mật độ nuôi ở nước ta một số xí nghiệp nuôi thường áp dụng khoảng 6m3

21

đưa ra ngoài. Không khí độc trong chuồn không được vượt quá giới hạn quy định cao nhất: NH3: 3,5‰, CO2: 0,05‰, H2S: 0,002‰ giữ độ ẩm trong chuồng nuôi thích hợp nhất 60-70% (Lã Thị Thu Minh, 2000).

2.3.6 Mật độ nuôi

Đây là yếu tố góp phần ảnh hưởng đến sự thông thoáng. Mật độ nuôi phụ thuộc vào các yếu tố: Tuổi, giống, phương thức chăn nuôi, điều kiện khí hậu, trình độ trang thiết bị trong chuồng nuôi. Mật độ nuôi ảnh hưởng đến độ bụi, không khí của chuồng nuôi. Hàm lượng vi sinh vật tổng số trong đó có các loại vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy như E.coli, Salmonella và hàm lượng các khí độc NH3, H2S, CO2 trong chất độn chuồng ở mật độ nuôi gà thấp có ít hơn so với mật độ nuôi gà cao. Hàm lượng vi sinh vật trong chất độn chuồng vào mùa hè cao hơn mùa đông (Nguyễn Hữu cường và ùi Đức Lũng, 2004).

Đối với gà thịt, mật độ nuôi có ảnh hưởng tất lớn đến tốc độ sinh trưởng. Mật độ này phụ thuộc vào độ tuổi của lứa gà và phương thức chăn nuôi. Từ giai đoạn 1-5 tuần tuổi: 10-15 con/m2, sáu tuần tuổi đến kết thúc: 6-10 con/m2 ( ùi Hữu Đoàn và ctv., 2009).

2.4 Giới thiệu về beta glucan và ứng dụng trong chăn nuôi 2.4.1 Giới thiệu về β-glucan 2.4.1 Giới thiệu về β-glucan

2.4.1.1 Nguồn gốc

Beta-glucan là hợp chất đường liên phân tử được tạo nên từ các đơn phân tử D-glucose gắn với nhau qua liên kết β-glycoside. Một trong những nguồn phổ biến nhất của β (1→3) D-glucan có nguồn gốc từ tế bào của nấm men bánh mì (Saccharomyces cerevisiae ). Tuy nhiên, β (1→3) (1→4) D-glucan cũng được chiết xuất từ cám của một số ngũ cốc như yến mạch, lúa mạch và ở một mức độ thấp hơn rất nhiều trong lúa mạch đen và lúa mì. Các β (1→3) D- glucan từ nấm men thường không hòa tan, nhưng chiết xuất từ các loại ngũ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung beta glucan lên khả năng tăng trưởng của gà thịt cobb 500 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)