7. Bố cục của đề tài:
2.3.1. Trang phục cô dâu
Trang phục cưới của người Dao Tuyển vẫn là bộ trang phục ngày thường nhưng mới hơn và có một số điểm trang trí đẹp, nổi bật ở đồ trang sức, ở mũ, khăn, thắt lưng của cô dâu và phụ nữ đón dâu.
Bộ trang phục của cô dâu và những phụ nữ đón dâu ( tốp của Đong Bù, cô Dần Cố ) gồm có: khăn, mũ, quần, thắt lưng và đồ trang sức ( vòng tay, vòng tai, vòng cổ, bộ trang sức treo trước ngực ).
Khăn
Khăn dùng trong lễ cưới của cô dâu và tốp nữ đón dâu có hai loại: Loại khăn trắng, phía trước trán màu chàm gọi là “Chát chây pẽ’’. Đây là loại khăn dệt bằng chỉ trắng, hình chữ nhật, hai đầu không dệt sợi ngang tạo thành tua dôi, ở giữa khăn dệt sợi dọc màu trắng, sợi ngang màu đen điểm thêm một vài sợi màu đỏ. Loại khăn này phụ nữ Dao Tuyển ( áo dài ) ở Hà Giang đội cả ngày thường. Ở Lào Cai, phụ nữ chỉ đội khăn này trong ngày tết, ngày cưới nhưng trong ngày cưới chỉ đội ở các lễ phục “ Dạ lạy ’’ - nghi lễ giao tiếp giữa ông Chánh Đong nhà gái và đoàn nhà trai.
Khăn hoa đỏ “ Xà tẳn ’’ của cô dâu, tốp bà Đong Bù trong các nghi lễ chính thức của đám cưới. Đây là loại khăn vuông ( 50cm x 50cm ) bằng vải hoa đỏ, mép
46
khăn có tua bằng dải màu ngũ sắc, vắt qua đầu ra sau lưng gọi là “ Đọt nhui ’’ khăn đội trùm lên mũ bạc.
Mũ
Mũ bạc “ Đặt nhàn ’’ ở chính giữa có bộ phận hình đĩa tròn đường kính 15cm, chạm khắc ngôi sao bạc 10 cánh với 8 vòng hoa văn khắc vạch, hình tròn đồng tâm, chữ S nằm ngang như mặt trống đồng Đông Sơn thu nhỏ. Vòng ngoài có tóc nón “ Đắt ki-ả ’’ và vòng trâm hào “ Mao bi ào ’’ gồm từ 70 đến 80 trâm hào xếp liên tiếp như vây cá. Mỗi trâm hào đều có dây xoắn giữ chặt bện tóc. Vành mũ gài nhiều trâm hào nhỏ tạo thành vành bạc đẹp.
Áo
Áo cô dâu Dao Tuyển là áo mặc bình thường hàng ngày nhưng mới. Áo dài bằng vải bông nhuộm chàm đen, khoét nách, cổ tròn thấp, cài khuy vải bên phải. Khuy bằng đồng, hoặc bằng vải. Nẹp cổ, nẹp hai bên áo, cổ tay áo đều thêu bằng vài đường chỉ đỏ. Cổ áo đen hai chùm tua vải hồ
Dây lưng
Dây lưng “ Lảng ’’ của cô dâu và các phụ nữ đón dâu gồm 6 chiếc ( 3 chiếc màu đỏ, 1 chiếc màu hồng, 1 chiếc màu hoa lý, 1 chiếc thắt đệm ngoài màu trắng ). Các thắt lưng dài từ 108cm đến 220cm, rộng từ 10 đến 12cm. Đặc biệt, phía giữa thắt lưng đệm ngoài có một khuôn thêu hoa văn kỷ hà bằng sợi chỉ đen ( khổ 50cm x 10cm ), hai đầu có đoạn dây đỏ. Cô dâu Dao áo dài ở Quảng Bạ - Hà Giang dùng dây lưng đính nhiều mảnh bạc hình tròn hoặc hình sao 8 cánh.
47
Ba cô Đong Bù, Dần Cố, Chung Mụ còn đeo dây chữ buộc quạt và khăn chữ ( quạt buộc xòe trước ngực, khăn thả thõng sau lưng ). Quạt khá đẹp, xương quạt làm bằng xương động vật, nhài quạt bằng bạc. Khăn gồm 7 cái ( 1 cái thêu chữ bằng chỉ đen xen hình hoa văn động vật, khắc vạch bằng chỉ đỏ, 6 cái khác có 6 màu khác nhau: Hồng, đỏ, vàng, tím,xanh, hoa lý ). Khăn hình vuông ( khổ 30cm x 30cm ). Trong số 7 khăn, chú ý nhất có một khăn thêu trang trí chữ và hoa văn khá đẹp, với nhiều mô típ khác nhau. Bố cục chung một khăn chữ là kiểu bố cục vòng tròn hướng tâm. Bố cục khăn thêu chữ ở vùng người Dao Tuyển Lào Cai gồm 3 phần:
Phần đầu khăn, 4 góc khăn, thường thêu 4 chữ lớn gọi là “ Đàu cắn đí ” ( chữ đầu khăn ). Các chữ này được trích từ cuốn sách cổ “ Đàu Cắn đí ” chuyên hướng dẫn nội dung các chữ thêu ở 4 đầu khăn.
Các chữ thêu ở 4 đầu khăn đều chọn lựa các từ đẹp, giàu ý nghĩa như 4 chữ: “ Long phi thiên phúc ”, “ Lương duyên thúc đế ”, hoặc kết cấu vòng ngoài gồm 8 chữ: “ Giác, nguyên, thúc, tơ, mừng, phượng, giai, tiên”, “ Long, chương, nam, hợp, chu, tụ, phượng, vũ ” v.v…
Phần gần giữa khăn từ 1 đến 3 vòng chữ nhỏ màu đen. Những chữ này thường trích trong Thiên can hoặc là một tập từ - từ nào đó của dòng họ mà ông tộc trưởng thấy cần thiết phai thêu. Đó có thể là những câu thơ hay, giàu ý ngĩa như:
“ Xuân nay nở sớm vườn hoa trắng
Trăng soi tỏa sáng cánh mai hồng ”
Hoặc:
48
Lớp cháu con nay vẫn hằng ghi ”.
[18; tr.36]
Phần chính giữa khăn là một chữ thêu khổ to, những chữ này là tên của dòng họ cô dâu, là những yếu tố quan trọng nhất sắp đặt, ảnh hưởng đến lễ cưới theo quan niệm của người Dao Tuyển như: “ trời, tiên, phật, phận ” hoặc ngẫu nhiên như chữ “ Ngẫu ”, hoặc tự nguyện như chữ “ Nguyện ” v.v…
Việc chọn chữ thêu khăn ( cũng như thêu dây chữ ) đều do thầy cúng quyết định. Ông thầy cúng sẽ viết chữ bằng bút lên khăn để các bà, các cô có mẫu
thêu.Thường ông thấy chỉ chọn những chữ tốt đẹp nhưng ít nét, dễ thêu. Nội dung các chữ đều chúc hôn nhân lâu bền, hạnh phúc, chúc dòng họ phát triển, đề cao nhân nghĩa.
Dây chữ là loại dây vải màu trắng thêu chữ màu đen dài 60 – 70 cm, rộng 1 – 2 cm. Dây chữ dùng nối quạt với khăn chữ vắt qua vai Đong Bù, Dần Cố, Chung Mụ. Chữ thêu màu đen chạy dọc theo dây, theo bố cục “ một dòng 9 chữ ” hoặc “ 2 dòng 18 chữ ”. Nội dung chữ tương tự như chữ thêu khăn.
Quần
Quần của cô dâu và nhóm Đong Bù, Dần Cố, Chung Mụ dùng trong lễ cưới cũng như quần mặc thường ngày, đều là quần vải bông nhuộm chàm theo kiểu chân què, cạp lá tọa, gấu quần, chân quần được viền bằng chỉ đỏ ( ở Hà Giang ) hoặc chỉ trắng ( ở Lào Cai ).
49
Xà cạp cô dâu và nhóm Đong Bù, Dần Cố, Chung Mụ dệt sợi vải bông màu trắng khâu thành một cái ống, hai đầu hở có thêu hoa văn màu tím, điểm đen, đỏ ở phía dưới và phía trên buộc tua dây màu tím, đỏ.
Giày
Giày vải của cô dâu và nhóm phụ nữ đón dâu là loại giày mũi cong, thân giày đen thêu hoa văn hình hoa lá màu tím hoặc màu đỏ, đáp thêm một số vòng vải đỏ.
Đồ trang sức
Đồ trang sức của cô dâu khá phong phú. Bên cạnh vòng cổ, vòng tay, vòng tai đeo như ngày thường, trong ngày cưới cô dâu đeo một bộ dây trang sức cưới “ À pâu ”.
Bộ “À pâu ” gồm một dây bạc kép đeo trước ngực, đầu dây có một chùm đồ trang sức bằng bạc nhỏ gồm nhiều loại khác nhau:
+ Công cụ sản xuất: có một chumg dao quắm ( 4 cái ), chùm liềm gặt lúa ( 7 cái ), 1 chùm xà beng ( 6 cái ), một chiếc cuốc.
+ Vũ khí: 8 kiếm bạc mỏng, nhỏ
+ 1 hạt chàm, 8 hoa chàm
+ 2 đồng tiền, 1 hộp huốc, 1 kim lấy ráy tai
+ 3 móng vuốt hổ, 4 đuối cá, và một số móng gấu ( 5 – 6 ) cái.
2.3.2. Trang phục thầy cúng
Trong lễ cấp sắc, lễ làm chay, người Dao Tuyển có hai loại thầy đến chủ trì nghi lễ: Thầy cúng Tam Nguyên bên Sư Giáo và thầy cúng Tam Thanh bên Đạo
50
gáo. Trang phục của 3 ông thầy cúng Tam Nguyên đơn giản. Các bộ trang phục này đều là áo dài, hai tà, xe nách bên phải có cúc cài, quần chàm kiểu chân què. Áo dài của thầy cúng Thượng Nguyên chỉ có màu vàng, không thêu họa tiết, áo của thầy cúng Trung Nguyên màu đỏ và của thầy Hạ Nguyên là màu chàm đen sẫm.
Trang phục thầy cúng Tam Thanh sặc sỡ, thêu thùa nhiều họa tiết hoa văn. Áo dài của các thầy may cắt đơn giản, không có tay nhưng nó thực sự là một tác phẩm nghệ thuật trang trí độc đáo, phản ánh vũ trụ luận của người Dao Tuyển. Theo quan niệm của Đạo giáo thân thể con người là một vũ trụ thu nhỏ gồm ba cõi đất, trời khác nhau. Đầu là cõi trời, là cõi Thượng Nguyên, trong sáng. Đầu của thầy cúng đội mũ.
Mũ thầy cúng được trang trí đẹp, có hình các vì tinh tú trên bầu trời, hình hai con rồng chầu mặt trời và núi cũng nhấp nhô hình 5 ngọn núi, có chữ Nhật bên phải và chữ Nguyệt bên trái. Phần thân người từ vai xuống đến thắt lưng là cõi Trung Nguyên. Đặc biệt phần thân sau lưng người có xương sống được ví như cột trụ của cơ thể. Vì vậy, phần thân sau lưng của các thầy sẽ trở thành đồ án trang trí chủ đạo. Còn phần trước ngực chỉ trang trí đơn giản. Còn từ thắt lưng trở xuống bàn chân tương ứng với cõi Hạ Nguyên.
Hai tấm vải phía trước áo thầy cúng Tam Thanh thêu các hình tượng, trên cùng là trời có hai con rồng bay, dưới nước có hai hình con cá bơi, dưới đất ở vạt bên phải là hình một trẻ em cầm gậy, vạt bên trái thêu hình trẻ em cầm búa. Dưới hai vạt áo là hình Công Tào cưỡi ngựa, cầm cờ báo tin. Hai vạt áo phía trước còn thêu 8 hình tròn của 8 quẻ bát quái. Vạt bên phải thêu 4 quẻ: Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Vạt bên trái thêu 4 quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn. Tấm áo phía sau là bức thêu hoàn chỉnh phản ánh thế giới nhiều tầng. Tầng trên cùng là hình ba vị Tam Thanh cưỡi
51
chim hạc trắng, chính giữa là Ngọc Thanh, bên trái là Thượng Thanh, bên phải là Thái Thanh.
Gấu áo của ông Tam Thanh còn thêu các hình bầu dục có tia lửa. Bên trong ghi các địa danh, các đạo quán, các nơi tu luyện của các vị thần Đạo giáo. Trong các trang phục thầy cúng, các họa tiết chữ Nôm Dao thêu trong hình tròn với nội dung phản ánh 24 khí tiết cũng trang trí khắp riềm áo, gấu áo tạo thành đương viền bao quanh các họa tiết chính. Đó là các tiết: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Sư thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn. Phần dưới tà áo sau có loại thêu 1 đôi rồng, có loại thêu đôi ngựa hoặc những đám mây.
Màu sắc của trang phục thầy cúng người Dao gồm 7 màu: đỏ, vàng, trắng, lục, lam, chàm, tím. Màu nền của áo là màu chàm nhưng trên nền này, người Dao Tuyển đã thêu và ghép vải tạo thành một dải hoa văn đan xít nhau khiến cho màu chàm của nền áo bị thu hẹp còn hoa văn lại hiện ra sặc sỡ trên nền chàm. Hầu hết các học tiết chính đều là màu đỏ và màu vàng đặt cạnh nhau. Màu đỏ cạnh màu vàng, màu đỏ thành màu đỏ tươi, màu vàng trên nền đỏ khiến màu vàng thành vàng óng… Như vậy, các nghệ nhân dân gian đã khéo léo sử dụng các màu sắc nhằm đối chọi với màu chàm của nền áo tạo nên sắc rực rỡ của trang phục thầy cúng. Trang phục thầy cúng của người Dao Tuyển thực sự là bức tranh nghệ thuật giàu giá trị thẩm mỹ, là tác phẩm phản ánh đậm nét vũ trụ quan của đồng bào.
2.4. Trang phục tang lễ
Trang phục người mất
Khi trong nhà có mất thì con cháu, anh em ruột thịt phải chịu tang. Người mất được người nhà dùng nước lau người rồi mặc bộ đồ mới nhất của mình, sau đó
52
liệm bằng vải trắng rồi bó bằng chiếc chiếu mới mua trước khi đưa vào quan tài để đem đi chôn cất.
Trang phục người chịu tang
Trong tang lễ con gái, con dâu và các cháu gái mặc quân áo thường ngày, quấn khăn trắng trên đầu.
Còn đối với các con trai thì mặc quần áo thường ngày, nhưng đôi cái khăn trắng, cái khăn này được khâu như một cái mũ có chóp và dài đến chân. Tất cả các con trai đều dùng khăn này, không phân biệt con cả con thứ.
Đối với các cháu và anh em trai thì mặc quần áo thường ngày, quấn khăn trắng trên đầu.
2.5. Giá trị của trang phục
Quá trình làm ra trang phục truyền thống của người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai là một quá trình bảo lưu và sáng tạo các giá trị văn hóa truyền thống. Từ đời sống thực tiễn, đồng bào Dao Tuyển nơi đây đã sáng tạo ra bộ trang phục với những nét đặc trưng tộc người nhằm đáp ứng nhu cầu về giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, giá trị xã hội,… Những giá trị đó thể hiện ở các thành tố tạo nên trang phục.
2.5.1. Giá trị sử dụng
Trang phục của người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng có giá trị to lớn đối với cộng đồng cũng như đối với văn hóa truyền thống của người Dao Tuyển nơi đây. Điều dễ thấy nhất là giá trị sử dụng. Bởi vai trò đầu tiên của trang phục chính là che kín thân thể con người.
53
Không chỉ thế trang phục còn có chức năng giữ ấm cho cơ thể trong ngày đông lạnh giá, thoáng mát vào mùa hè, đủ kín để che nắng, che mưa. Đồng thời, chống lại ruồi muỗi, côn trùng, cây rừng, gai rừng, duy trì sức khỏe con người. Điều này phù hợp với thời tiết và điều kiện khắc nghiệt của vùng trung du và miền núi phía bắc nói chung và đồng bào Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng nói riêng. Mỗi thành tố của trang phục có những tác dụng cụ thể để thích ứng với tự nhiên như áo dài, xà cạp không chỉ có tác dụng tránh được cây rừng, gai rừng gây xây xát cơ thể mà còn tránh được các loại con trùng như muỗi, vắt khi đi làm. Chiếc thắt lưng giữ cho 2 vạt áo được cố định, khi đi làm người phụ nữ thường có thói quen kéo vạt của thân áo gài vào dây lưng cho gọn. Chiếc khăn đội đầu có tác dụng che nắng, che mưa khi đi làm, giữ tóc không cho xõa xuống,..
Chất liệu trang phục được dệt bằng vải bông có tác dụng điều hòa thân nhiệt cho người lao động với môi trường tự nhiên. Chất liệu vải bông làm cho cơ thể con người có thể chống lại cái rét lạnh vào buổi sáng sớm, buổi tối. Vào ban ngày, khi làm việc chất vải bông có tác dụng thấm mồ hôi. Màu chàm là màu đặc trưng, được ưa chuộng bởi vì phù hợp với điệu kiện nứi rừng, phù hợp với công việc lao động chân tay, che đi vết bẩn của đất, vết nhựa của cây rừng,…
2.5.2. Giá trị thẩm mỹ
Trang phục truyền thống của người Dao Tuyển thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ, sáng tạo của người phụ nữ Dao Tuyển. Trên mỗi bộ trang phục nói lên sự cần mẫn chịu khó của người phụ nữ Dao Tuyển. Khác với một số dan tộc như Mường, Thái,.. họ dệt hoa văn trực tiếp lên vải. Cò người Dao Tuyển thêu hoa văn trang trí trên vải.
Nghệ thuật tạo dáng trang phục, nhất là trang phục nữ giới – nơi tập trung quan điểm thẩm mỹ, sự tài hoa, phản ánh đặc trưng tộc người. Để làm ra một bộ
54
trang phục hoàn chỉnh người phụ nữ Dao Tuyển đã dùng kĩ thuật khâu tay, với chiếc kim, sợi chỉ tạo nên nhưng đường nét tinh tế, chỗ cần mềm mại dùng kĩ thuật khâu vắt, chỗ nào cứng thì dùng kĩ thuật khâu đột.
Kĩ thuật thêu hoa văn tên vải người Dao Tuyển khá đặc biệt, họ thêu luồn lách qua từng mắt sợi vải, khi thêu mặt trái các hoa văn sẽ nổi lên ở mặt phải của vải. Với cách thêu này không thể vẽ màu sẵn ở trên vải được mà được định hình trong đầu từ bố cục, màu sắc,.. rồi thể hiện trên nền màu chàm. Đây là việc đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ tính toán chính xác đến từng đường kim mũi chỉ, thì mới tạo được bố cục hoa văn cân đối, màu sắc hài hòa.
Hoa ăn trang trí trên trang phục người Dao Tuyển phong phú về thể loại,