0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Chế biến cao chàm và nhuộm vải

Một phần của tài liệu TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI (Trang 42 -43 )

7. Bố cục của đề tài:

2.1.3. Chế biến cao chàm và nhuộm vải

Sau khi dệt xong thì những mảnh vải được nhuộm chàm. Mầu chàm là mầu theo tên cây chàm - tên khoa học là Indigofera tinctoria [3; tr.89]. Cây thuốc nhuộm mầu chàm là loại cây trồng quen thuộc, gắn bó với nhiều cư dân miền núi như là cây củ nâu và thuốc nhuộm bằng củ nâu của đồng bào dưới xuôi. Bản thân cây chàm là loại cây mọc hoang dại, để tiện cho việc thu hái đồng bào đem về trồng. Trồng chàm dễ hơn trồng bông vì nó không kén đất, kén diện tích lại không phải chăm sóc, phân bón. Một mảnh đất ven suối hoặc sau vườn là có thể trồng chàm được.

Cây chàm là loại cây sống hàng năm, cao 50 - 70cm. Thường người ta trồng chàm vào dịp tháng 2 hoặc tháng 5 và hái lá vào các tháng 6 hay 8. Gốc chàm còn lại có thể nẩy mầm nữa và một tháng sau có thể thu hái lần hai. Khi thu hoạch, cắt lá chàm về vò nát bỏ ngâm nước lã ba ngày ba đêm. Sau đó vứt bã cho vôi vào, cứ 10kg lá thì cho 1 lạng vôi. Lấy gáo múc lên đổ xuống nhiều lần cho nước chàm nổi đầy bọt, để lắng xuống, múc nước loãng đổ đi. Phần nước đặc bỏ vải vào nhuộm hai, ba lần thì được mầu chàm bền đẹp. Nếu muốn vải bền mầu thì giã củ nâu nát ra, nấu lên và nhúng vải đã nhuộm chàm vào. Để nhuộm mầu chàm, ngoài cây

38

chàm người ta còn dùng cây co hom (cỏ hom), co muc (cỏ mục) tuốt lấy lá, quy trình và công thức pha chế giống như lá chàm và nó cho mầu chàm đen, bền đẹp không kém gì lá chàm. Loại cây này mọc hoang dại, lá nhỏ nên thu hái lâu hơn. Có gia đình Dao Tuyển đem về trồng ở vườn nhà. Theo kinh nghiệm của đồng bào thì lá của ba loại cây trên phải thu hái từ tháng 4 đến tháng 8 mới tốt. Vì đây là mùa nắng nóng lá hấp thụ được nhiều ánh nắng mặt trời.

Chế biến chàm phải làm trong cái lều ở cạnh nhà. Ngoài ra còn có các kiêng cữ như: kiêng không cho người lạ tới gần kiêng không có mỡ dính vào chàm (vì nếu mỡ dính vào chàm sẽ trơn chàm sẽ không bắt vào vải), kiêng muối (vì sẽ làm vải nhanh rách). Đặc biệt, kiêng phụ nữ có thai đến gần (vì quan niệm phụ nữ có thai đến gần sẽ làm nước chàm bị chết).

Trước khi nhuộm phải đem vải đi giặt cho sạch, vải mới bắt màu và không bị loang lổ. Khi nhuộm, cho vải vào nước chàm, sau đó khoảng 1 giờ lại tiếp tục bóp vải cho thấm rồi bỏ ra, vắt khô rồi đem phơi khô. Thời gian nhuộm khoảng ba tuần.

Một phần của tài liệu TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI (Trang 42 -43 )

×