7. Bố cục của đề tài:
2.1.1. Nguyên liệu tạo ra vải
* Sự ra đời của trang phục.
Từ xa xưa, những cư dân trồng trọt đã biết lấy vỏ cây mà che thân. Cư dân chăn nuôi, săn bắn thì lấy da thú mà làm quần áo. Ban đầu trang phục chỉ có giá trị vật chất, sau đó quần áo mang cả giá trị thẩm mĩ. Từ những nguyên liệu ban đầu thô sơ nhất, con người đã biết tìm ra loại chất liệu mới để may quần áo sao cho vừa tiện lợi trong sử dụng vừa phù hợp với khí hậu, môi trường và bền đẹp. Ở Việt Nam nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trên nhiều đồ đồng, đồ gốm Đông Sơn đã có in dấu vải bằng vỏ cây, đây có thể là vỏ cây sui mà trong kháng chiến chống Pháp ta thấy trong căn cứ kháng chiến Việt Bắc. Từ vải bằng vỏ cây sui con người ta tiến đến sử dụng “vải chuối tiêu” (tiên cát). Sách Quảng chí Trung Quốc chép: “
Ở Giao Chỉ thân cây chuối xé ra như tơ, dệt thành vải gọi là tiêu cát, dễ rách
nhưng đẹp, màu vàng nhạt, cũng gọi là vải Giao Chỉ” [7; tr113-114]. Từ vải tơ
chuối lại tiến đến vải bông cây gạo gọi là vải cát bối hay vải cát bá. Sách Ngô lục
của Trương Bột nói: “Ở Giao Châu có cây bông gạo cao hơn 1 trượng, quả to như
chén rượu, da mỏng, trong ruột như mối tơ, sắc trắng bạch, làm vải được” [7;
tr113-114]. Quần áo làm từ nguyên liệu bông mềm mại, bền đẹp mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Do vậy, cây bông là sự lựa chọn phù hợp khí hậu cũng như yêu cầu công việc, khí hậu của người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng để làm trang phục.
34
Để tiến hành trồng bông, đầu tiên người ta phải chọn đất trồng bông. Loại đất này phải tốt, tơi xốp, mầu đen thẫm, dễ thấm nước và dễ thoát nước ở các bãi đất bằng phẳng ven suối hoặc sườn đồi thấp. Thường các khoảng đất ấy không lớn lắm nên bông không được trồng thành từng vùng tập trung cho cả bản mà mỗi nhà có mỗi mảnh đất riêng để trồng bông với hàng rào chống trâu bò rất chắc chắn và công phu.
Giống bông đồng bào chọn trồng là giống bông cỏ - cây bông tên khoa học là Gosypium. Loại bông này có ưu điểm là thân ngắn nên thu hái dễ dàng, cây chịu được nắng hạn, sâu bệnh, khoẻ mạnh mọc lấn át cả cỏ dại. Khi bông chín quả bông thường gục xuống, vỏ quả tạo thành chiếc nón che mưa cho sợi bên trong nên bông còn có thể chịu được cả mưa. Tuy nhiên bông có nhược điểm là quả bé năng xuất thấp, sợi ngắn.
Sau khoảng một tháng chọn đất phát nương, dọn cỏ để đất có đủ điều kiện tơi xốp thì đến tháng 1, tháng 2 âm lịch gieo hạt bông. Trong suốt quá trình tạo ra trang phục có ba lần người đàn ông trực tiếp tham gia vào công việc là chọc lỗ tra hạt, làm hàng rào nương bông và tạo công cụ dệt vải. Có lẽ đây là công việc cần đến sức mạnh cơ bắp nhiều hơn cho nên người đàn ông đảm nhiệm. Một hình ảnh rất đẹp ở vùng núi rừng yên bình hẻo lánh là có đôi trai gái mới yêu nhau hay đôi vợ chồng lúi húi như đôi chim gáy trên nương, chồng đi trước dùng gậy chọc lỗ, vợ (có thể cả con cái trong gia đình) đi sau tra hạt bông vào lỗ. Chọn ngày lành tháng tốt, đúng khi tiết trời mát mẻ có khi cả gia đình cùng đi gieo hạt cho xong trong ngày đó. Mỗi lỗ người ta tra ba đến bốn hạt. Bông mọc đều cả thì không cần tỉa. Sau một tháng thì tiến hành nhổ cỏ, chặt những bụi cây còn sót trong khi đốt rẫy.
35
Đến tháng hai, tháng ba khí hậu mát mẻ, mưa phùn lất phất làm đất luôn có độ ẩm cần thiết cho cây bông nảy mầm và sinh trưởng. Sau hơn ba tháng thì bông thu hoạch được. Đó cũng là lúc cái nắng gay gắt đổ xuống, đồng bào tranh thủ thu hoạch bông để tránh mưa. Công việc thu hoạch là của phụ nữ và những em gái lớn hơn 10 tuổi. Các em gái được theo mẹ lên nương làm quen với công việc gieo trồng chăm bón bông. Phụ nữ thì gùi lớn, các em gái thì gùi bé, mùa thu hoạch bông thắng lợi là một niềm vui của cả gia đình, cả bản.