Kỹ thuật thêu, dệt

Một phần của tài liệu Trang phục của người dao tuyển ở huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 43 - 45)

7. Bố cục của đề tài:

2.1.4. Kỹ thuật thêu, dệt

Để dệt được vải, người ta phải làm khung dệt vải (kỳ tằm hụ). Khung dệt làm bằng gỗ hoặc tre, hình hộp chữ nhật có chân chắc chắn. Người ta có thể làm khung dệt khiêng đi khiêng lại hoặc làm cố định ở một góc nhà hay ở dưới gầm sàn.

Khung dệt do người đàn ông trong gia đình hoặc trong bản làm giúp. Khung dài 2,2m, cao 1,5m, rộng 90 - 98cm với một go chính và hai go phụ. Go chính dùng để chia sợi dọc và tách các sợi ra khi dệt. Hai go phụ này được treo qua thanh con lăn gác ngang trên hai thành dọc của khung. Hai go phụ này dài 45 - 46cm, lại được nối mỗi go với mỗi bàn đạp thả xuống dưới đất.

39

Khi dệt dùng hai bàn chân điều khiển bàn đạp nhịp nhàng cho hai go phụ lên xuống, chia các sợi dọc ra làm hai làn sợi trên và làn sợi dưới tạo thành một khe hở và lao thoi qua. Mỗi lần lao thoi (tức chăng sợi ngang) lại cầm go chính dập mạnh về phía người dệt cho sợi ngang sít lại với nhau. Dập càng mạnh thì vải càng bền, càng dầy. Có một trục cuộn vải đặt song song hai go phụ, dệt vải đến đâu thì cuộn vải lại đến đấy. Sau trục cuộn vải là thanh ván bắc ngang để người ngồi khi dệt. Con thoi dài 31- 37cm, hình như con cá trắm mổ bụng. Trong bụng thoi chứa ống sợi nhỏ để dệt sợi ngang.

Khi căng sợi dọc vào khung dệt nếu bị chùng thì rất khó dệt, ảnh hưởng đến chất lượng của vải. Khổ vải truyền thống của người Dao Tuyển là trên dưới 40cm. Điều đó do kỹ thuật thủ công quy định, nó còn biểu hiện ở cả các dân tộc khác.

Dệt vải thủ công tuy không phức tạp lắm nhưng nó cũng đòi hỏi tay nghề khéo léo cần cù của người phụ nữ Dao Tuyển. Vì dệt thủ công nên năng xuất không cao. Dệt liên tục một ngày thì cũng chỉ được khoảng 6m vải khổ 40cm. Chỉ những ngày mưa gió không đi nương được thì người phụ nữ mới ngồi dệt liên tục. Bình thường khung dệt được chăng sẵn và hễ lúc nào rãnh rỗi thì người phụ nữ Dao Tuyển lại ngồi vào khung dệt. Vì vậy có những cuộn vải dệt hàng tháng trời mới xong.

Việc cắt may của người Dao Tuyển là dựa trên tấm vải tính theo vuông, mỗi tấm vải dài 20 vuông (mỗi vuông dài 30cm, rộng 30cm). Áo, quần, yếm, khăn,… đều được hình thành từ khổ vải nguyên. Cố giữ sao cho tấm vải được nguyên vẹn, không có một đường nào: tay áo đấu thẳng vào thân áo không khoét nách, không khoét cổ, … Trang phục được may xong mới tiến hành thêu hoa văn .

Cách thêu hoa văn của người Dao Tuyển khá độc đáo. Người ta không thêu theo mẫu vẽ sẵn trên vải, mà chỉ nhìn vào mẫu có sẵn và dựa vào trí nhớ. Khi thêu

40

sẽ thêu ở mặt trái của vải để những họa tiết nổi lên ở mặt phải của tấm vải. Đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ đến từng đường kim mũi chỉ, để tạo nên những đường nét hoa văn cân đối, màu sắc hài hòa, tinh tế.

Họ thường dùng chỉ trắng, chỉ đỏ, …là gam nóng chủ đạo. Những họa tiết phong phú đặc sắc như hình con chim, dấu chân hổ, hình hoa,…Những họa tiết hoa văn đó chi phối bởi quan niệm thẩm mỹ có liên quan, chịu ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, dân tộc, hoàn cảnh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu Trang phục của người dao tuyển ở huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)