Đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa cho nông dân trong vùng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông cửu long (Trang 65 - 72)

Đi đôi với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xóa bỏ nền sản xuất nhỏ, xây dựng nền sản xuất lớn, tạo cơ sở kinh tế - xã hội mới - yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với việc khắc phục những biểu hiện tiêu cực của tâm lý người sản xuất nhỏ nói chung và người nông dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là việc tăng cường công tác giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí.

Trước kia các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã từng khẳng định về ảnh hưởng của quá trình văn hóa, khoa học kỹ thuật tới phương pháp tư duy của con người. Với mỗi cá nhân cụ thể, trình độ văn hóa, khoa học của họ quyết định trực tiếp phương pháp tư duy, lối suy nghĩ của họ.

ở người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, trình độ học vấn còn thấp kém thì xu hướng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, tầm nhìn hạn hẹp là một kết quả tất yếu, không thể tránh khỏi. Để khắc phục hạn chế của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long thì việc đổi mới công tác giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, trình độ cho người nông dân là giải pháp có ý nghĩa quan trọng thiết thực.

ở phần trên đã khẳng định, chỉ có thể khắc phục một cách triệt để biểu hiện tiêu cực của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long khi hoàn thành quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, xóa bỏ tận gốc rễ cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của nó. Trong giai đoạn hiện nay, để hoàn thành quá trình chuyển biến đó trong phạm vi cả nước nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Song cũng cần nhận thức rằng, không thể tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi trình độ dân trí còn thấp. Nếu người nông dân có trình độ văn hóa thấp, chỉ quen lao động giản đơn, sử dụng các công cụ thô sơ sẽ không thể tham gia vào quá trình sản xuất mới với những máy móc hiện đại.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ hai (khóa VIII) của Đảng đã chỉ rõ: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo

dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” [27, tr. 59].

Như vậy, việc nâng cao dân trí, trình độ mọi mặt cho người nông dân đồng bằng sông Cửu Long vừa có tác dụng trực tiếp khắc phục biểu hiện tâm lý tiêu cực của người nông dân, vừa là điều kiện để thực hiện thắng lợi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần xóa bỏ triệt để cơ sở kinh tế - xã hội của tâm lý sản xuất nhỏ.

Trình độ học vấn, trình độ khoa học của người nông dân có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Tuy nhiên, thực trạng học vấn của người nông dân nơi đây so với các vùng trong nước, đời sống vật chất có khá hơn nhưng trình độ học vấn lại thấp. Trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang đã đánh giá: “...công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học kết quả còn hạn chế... Học sinh bỏ học và ở lại lớp, nhất là bậc tiểu học chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng còn thấp” [4, tr.19].

Qua số liệu của Sở Giáo dục - đào tạo Kiên Giang cho thấy, năm học 1996 - 1997, tổng số học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 là 20.899 em. Số học sinh thi phổ thông trung học là 3.247 em, trong đó thi không đạt 710 em, chiếm 29,87%. Số học sinh thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 8.583 em, trong đó thi không đạt là 1.662, chiếm 19,4%. Trong số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học chỉ có 506 em thi đậu vào các trường cao đẳng, đại học chiếm 19,9%. Niên khóa 1997-1998, tổng số học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 là 24.179 em. Số học sinh thi phổ thông trung học là 3.348 em, trong đó thi không đạt là 465 em, chiếm 13,9%. Số học sinh thi phổ thông cơ sở là 10.410 em, trong đó thi không đạt là 2.401 em, chiếm 23%. Trong số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, chỉ có 657 em thi đậu vào các trường cao đẳng, đại học chiếm 22,8%.

Việc nâng cao trình độ học vấn cho người nông dân đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là việc làm mang tính cấp thiết, chẳng những có ý nghĩa góp phần làm hạn chế những biểu hiện tâm lý tiêu cực của họ mà còn tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Do vậy, ở luận văn này sẽ đề cập đến hai đối tượng: “người lao động là nông dân và con em họ (lực lượng lao động dự bị)” [32, tr. 40].

Những người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu sinh sống trên địa bàn nông thôn, có độ tuổi từ 16-55, đang là người lao động chính trong gia đình, không còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Nhìn chung họ là những người có trình độ học vấn thấp so với các vùng trong nước. Qua điều tra xã hội học phục vụ đề tài “Điều tra đánh giá phân hóa xã hội trong cơ chế thị trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” của Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang năm 1998, kết quả ở 6 huyện, thị trong tỉnh cho thấy: Bảng 5 [30; tr. 20] Tên huyện, thị Số người nông dân được điều tra Trình độ học vấn Cấp I Cấp II Cấp III Số người % Số người % Số người % Phú Quốc 100 66 66 28 28 6 6 An Minh 100 50 50 42 42 8 8

Hà Tiên 100 74 74 22 22 4 4 Vùng ven TX RG 100 28 28 56 56 16 16 Tân Hiệp 100 34 34 54 54 12 12 Gò Quao 100 70 70 26 26 4 4

Qua kết quả điều tra thấy rõ trình độ học vấn của người nông dân còn thấp. Trình độ học vấn thấp cũng là một trong những yếu tố làm nảy sinh biểu hiện tâm lý tiêu cực của người nông dân. Do vậy, việc nâng cao trình độ cho người nông dân nơi đây là việc làm cấp bách.

Đối với nông dân, ngoài việc xóa nạn mù chữ như đã làm những năm vừa qua, hiện nay chỉ có thể nâng cao trình độ học vấn cho họ bằng cách tổ chức thật tốt phong trào bổ túc văn hóa. Bổ túc văn hóa đã được tiến hành từ lâu ở nước ta và ở đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề ở đây là làm thế nào để tổ chức các lớp học bổ túc văn hóa cho những người nông dân (nhất là nông dân nghèo) học tập một cách có hiệu quả. Đây là vấn đề lớn cần phải nghiên cứu kỹ hơn và sẽ được bổ sung thêm qua hoạt động thực tiễn. Song, trong khuôn khổ luận văn này, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:

Trước hết cần tổ chức các lớp theo các cụm nông dân phù hợp với điều kiện sinh sống và làm ăn của họ, nhất là những hộ nông dân nghèo.

Mục đích phục vụ người nông dân nghèo khó, nhưng phải vận động những gia đình nông dân khá giả, giàu có cũng tham gia học văn hóa. Sự tham gia của những

người khá và giàu sẽ làm cho ý nghĩa xã hội hóa của lớp học lớn hơn, vừa tạo thêm sinh khí, vừa là đối tượng để quyên góp tài lực như là một trong những điều kiện cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của lớp học.

Để kích thích nông dân nghèo ham học, ngoài việc chọn thời gian và địa điểm học thích hợp, còn phải tính đến sự khang trang của phòng học, các thiết bị dạy và học, điều rất quan trọng là phải chú ý đến người thầy, linh hồn của lớp học, thực tế giáo dục ở nước cũng như đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, các điều kiện khác là cực kỳ quan trọng, nhưng cái quyết định hơn cả là vai trò của thầy cô giáo. Chỉ có người thầy có trình độ chuyên môn vững chắc, với sự nhiệt tình năng nổ, chịu khó, chịu khổ mới động viên, khích lệ, lôi kéo được nông dân nghèo vào quá trình học tập lâu dài và có chất lượng cao.

Thứ hai, nội dung giảng dạy phải phù hợp với người học, đem lại ý nghĩa trực tiếp cho cuộc sống, công việc làm ăn của họ. Người học là những người nông dân nghèo chỉ có những kiến thức (tuy là kiến thức phổ thông) nhưng đã đem lại hiểu biết và kinh nghiệm trực tiếp cho việc sinh sống và làm ăn hàng ngày mới lôi cuốn họ đến lớp học thường xuyên.

Thứ ba, cần xây dựng hệ thống chính sách về bổ túc văn hóa phù hợp tới từng vùng, trong đó trọng tâm là phục vụ nông dân nghèo không có điều kiện theo học. Hệ thống chính sách này phải nhất quán từ việc tuyên truyền vận động đến việc ưu tiên cho người học nghèo khó. Có thể nêu một vài chính sách cụ thể như: chính sách đầu tư cơ sở vật chất, chính sách ưu đãi cho người dạy và người học, các lớp bổ túc văn hóa... đặc biệt là chính sách giúp đỡ nông dân nghèo phải được hết sức chú ý.

Thứ tư, cần ưu tiên hơn nữa cho việc học tập của con em các gia đình nông dân ở vùng sâu, vùng xa.

Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo, đại đa số thiếu niên bỏ học sớm, trình độ học vấn thấp, thiếu nhi không đến trường và số đông là con em nông dân nghèo khó.

Kết quả điều tra ba huyện vùng sâu, vùng xa ở Kiên Giang do trường Chính trị tỉnh Kiên Giang khảo sát thực hiện đề tài: “Điều tra đánh giá sự phân hóa xã hội trong cơ chế thị trường trên địa bàn tỉnh Kiên giang”, cho thấy:

Bảng 6 [29, tr. 30]

Tên huyện

Số lượng con em nông dân điều tra trong độ tuổi từ 17- 20

Trình độ học

vấn Lý do bỏ học không theo cấp III

Cấp I Cấp II Cấp III Tổng số Trườn g xa K.tế khó khăn Ngại học Phú Quốc 100 50 40 10 90 60 15 15 An Minh 100 55 40 5 95 65 17 13 Gò Quao 100 33 55 12 88 58 20 20

Thực tế trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Những nguyên nhân dễ thấy nhất là trường học xa, đi lại khó khăn, không có tiền mua sách

vở, đóng học phí, mua quần áo... Những người này sẽ là những người lao động có trình độ thấp trong tương lai, sẽ là gánh nặng cho toàn xã hội khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, Đảng và Nhà nước nói chung và các nhà lãnh đạo trực tiếp các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long cần nghiên cứu kỹ hơn và có hệ thống chính sách ưu tiên có hiệu quả hơn nữa. Bởi vì, có nâng cao trình độ học vấn cho người nông dân đồng bằng sông Cửu Long mới có điều kiện để phát huy biểu hiện tích cực và hạn chế, khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong tâm lý người nông dân nơi đây. Như vậy, nâng cao trình độ văn hóa và ý thức của dân cư sẽ tạo ra cho họ những tập quán và nhu cầu văn hóa mới.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông cửu long (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)