Tinh thần trong lao động

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông cửu long (Trang 46 - 51)

Nói đất đai Nam bộ trù phú, thiên nhiên Nam bộ hào phóng, nói “làm chơi ăn thiệt” điều ấy chỉ đúng một phần. Mặc dù người nông dân đồng bằng sông Cửu Long không có cảnh ăn “lộc sắn, lộc si” trong tháng ba ngày tám như nông dân ở nhiều vùng khó khăn trong nước trước đây, nhưng một bộ phận nông dân phải bán sức lao động quanh năm suốt tháng. Họ phải đổ mồ hôi dồn sức mình để khai phá nơi sinh sống. Do sản xuất trong điều kiện thiên nhiên có nhiều thuận lợi nhưng không ít khó khăn, hết năm này sang năm khác, phải đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, người nông dân

phải có một sự nỗ lực, một ý chí mạnh mẽ: "Ra đời gặp vịt cũng lùa, gặp duyên cũng

kết, gặp chùa cũng tu” [2; tr 40].

Đó là tâm lý sẵn sàng hòa đồng, cố quyện làm bất cứ việc gì của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong những điều kiện hòan cảnh khắc nghiệt. Và nhiều người đã lấy khí phách ngang dọc anh hùng pha màu Lương Sơn Bạc làm lẽ sống của mình. Trong cuộc sống lao động nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, người ta thường thấy cảnh “chân lấm, tay bùn”, đổ mồ hôi sôi nước mắt, đầu đội trời chân đạp đất, nắng cháy xám da, vật lộn với thiên nhiên để tạo nên và duy trì nơi sinh tụ, để có thể tụ lại và sinh sống được. Mặc dù, lao động rất cực nhọc, song người nông dân đồng bằng sông Cửu Long vẫn có niềm tin và tự hào sâu sắc đối với giá trị cao quý của người lao động, thái độ cần cù lao động đã trở thành truyền thống của họ, tuy nhiên có bị hạn chế bởi lối làm ăn tùy tiện, luộm thuộm của cách thức sản xuất nhỏ. Song, sự cần cù lao động của người nông dân nơi đây là một đức tính truyền thống, con người ở đây vừa chịu đựng gian khổ, vừa vươn lên để khắc phục khó khăn, vì lợi ích sống còn của mình và vì cộng đồng.

Công việc sản xuất lương thực, cây lúa nhiệt đới ở vùng này, đòi hỏi rất nhiều công phu. Cần cù lao động chưa đủ mà còn phải tính toán thời tiết sao cho mùa màng khỏi bị thất bát. Điều đáng kể nhất trong quá trình sản xuất ở đồng bằng sông Cửu

Long là tinh thần cần cù dũng cảm của người nông dân đấu tranh chống thiên tai, địch họa. Đây là cái “dũng” trong lao động. Bền bỉ, dẻo dai để chinh phục thiên nhiên. Ngày nay, ta thấy đồng bằng sông Cửu Long một vùng đất sông, rạch chằng chịt, chi chít, được đào đắp xây dựng, cộng với hệ thống thủy lợi, thau chua rửa mặn, được hình thành trong quá trình sản xuất. Những thành tựu như vậy chứng tỏ người nông dân nơi đây vốn là một cộng đồng lao động cần cù, bền bỉ, dũng cảm. Nhờ có lao động cần cù, bền bỉ, dũng cảm nên có thể tự lực cánh sinh, chiến thắng ngoại xâm, ngăn ngừa thiên tai địch họa, biến vùng đất vốn hoang vu rậm rạp sình lầy thành đồng ruộng phì nhiêu tươi tốt.

Đức tính cần cù là giá trị truyền thống của người nông dân nói chung, nhưng nó không thể hiện một cách đồng nhất như nhau, mà tùy thuộc vào điều kiện thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng vùng. Người nông dân truyền thống cần cù thể hiện “thức khuya dậy sớm”, “đi sớm về tối”, cặm cụi làm ăn, ngơi việc này, tới việc khác, làm việc dai dẳng hết ngày này qua ngày khác. Ngược lại, cần cù của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long biểu hiện ở chỗ làm khỏe, làm ra làm, chơi ra chơi, làm hết sức mình. Sự cần cù của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long có nghĩa là tăng cường độ lao động trong quá trình sản xuất.

Nhìn chung, bị quy định bởi phương thức canh tác sản xuất nhỏ, cho nên tính cần cù của người nông dân nơi đây ngoài những biểu hiện tích cực, cần cù gắn với hiệu quả, gắn với tăng năng suất lao động; nhưng vẫn còn những biểu hiện tiêu cực, cần cù theo kiểu người nông dân đồng bằng sông Cửu Long là cần cù nhưng không siêng năng, làm ít chơi nhiều. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, có nhiều vùng nông thôn trong tỉnh, người nông dân chỉ thực làm 4 tháng trong năm, ngoài thời gian đó chủ yếu là vui chơi, hội hè, nhậu nhẹt. Tuy vậy, trong quá trình cách mạng, tinh thần cần cù của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long được bổ sung bằng ý thức sáng tạo. Khác với người nông dân truyền thống, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long có biểu hiện sáng tạo rõ nét. Trên lĩnh vực sản

xuất, qua quá trình lao động, họ hiểu rằng cần cù chưa đủ mà cần cù phải gắn với sáng tạo, đó cũng là đặc thù của người nông dân nơi đây. Trong sản xuất, người nông dân biết xử lý các loại cây trồng vật nuôi, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Người nông dân ở đây rất nhạy bén với cái mới, luôn tìm mọi cách để cải tiến công cụ, hợp lý hóa sản xuất. Họ không dừng lại ở kinh nghiệm cổ truyền, “đời cha thế nào đời con cứ thế” mà một khi cái cũ lạc hậu, kém hiệu quả, không phù hợp thì họ sẵn sàng thay nó bằng cái mới, tiến bộ hơn. Chẳng hạn, kinh nghiệm sản xuất đối với người nông dân truyền thống chủ yếu sản xuất có tâm lý độc canh, đất nào cây ấy, hết năm này đến năm khác. Ngược lại, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long lại biểu hiện tâm lý xen kẽ, luân phiên để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng một thửa ruộng có thể trên thì lên luống trồng cây ăn trái, dưới thì cấy lúa kết hợp với thả cá, hoặc năm nay thửa ruộng cấy thấy cây lúa không có hiệu quả, thì sang năm lên liếp trồng mía, trồng khoai, trồng khóm.

Tiêu biểu cho cách làm ăn sáng tạo có tính toán ở đồng bằng sông Cửu Long là tầng lớp trung nông. Họ là tầng lớp đông đảo về số lượng, đồng thời cũng là lực lượng có đầu óc tổ chức, quản lý sản xuất, nắm tư liệu sản xuất chủ yếu trong vùng như máy cày, máy kéo, máy bơm v.v. Là người sản xuất trong nền kinh tế nông nghiệp có tính chất hàng hóa, họ không những thành thạo về kỹ thuật mà còn biết hạch toán kinh tế, có lối tư duy năng động trong việc thay đổi các loại cây trồng, giống, gia súc và biết tính toán thời vụ. Để cung cấp nông sản hàng hóa cho thị trường, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng thay đổi cây trồng, miễn là có giá trị kinh tế cao. Nếu ở nông thôn nhiều vùng trong nước hiện nay, chúng ta đang ngăn cấm hiện tượng, biến ruộng thành vườn, thì ở đồng bằng sông Cửu Long lại có hiện tượng ngược lại, nhiều hộ trung nông đang phá vườn, biến thành ruộng, vì họ tính toán trái cây ở vườn không không thu lợi bằng trồng mía và đậu nành trên ruộng. Lực lượng trung nông ở đây không mang nặng đầu óc bảo thủ trong sản xuất. Họ tin và sẵn sàng áp dụng kỹ thuật mới, giống mới, nhưng luôn có đầu óc hạch toán kinh tế. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình sản xuất, họ đã hấp thụ được tư tưởng làm ăn lớn. Họ biết tập trung kinh doanh những mặt hàng cần thiết khi thấy có lợi và sẵn sàng cách tân

cây trồng một cách không thương tiếc, một khi thấy nó không còn phù hợp, kém hiệu quả. Khi nghiên cứu đặc điểm tâm lý đồng bằng sông Cửu Long, Trần Hữu Đính Viện sử học cho rằng trong lĩnh vực làm kinh tế người nông dân nơi đây có những biểu hiện tâm lý khác biệt với người nông dân ở các vùng trong nước biểu hiện cụ thể là:

- Có tầm nhìn xa, có kinh nghiệm sản xuất, có óc kinh doanh lớn, nhạy bén với cái mới, không thỏa mãn với kết quả đạt được, hễ có dư dật thì bao giờ cũng nghĩ tới mua thêm đất đai, máy móc, nông nghiệp để mở rộng kinh doanh.

- Tiếp thu nhanh và sử dụng thành thạo các trang bị kỹ thuật, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh. Nhạy bén với cơ chế thị trường, biết hạch toán kinh tế, có một tư duy năng động trong việc thay đổi các loại cây trồng và có tính thời vụ [7; tr 3].

Nếu như người nông dân ở các miền có tâm lý làm ăn theo kiểu “tích tiểu thành đại”, thì người nông dân đồng bằng sông Cửu Long biểu hiện rõ tâm lý làm ăn lớn, “được ăn cả ngã về không”, làm ăn táo bạo, dám làm, dám chịu; ăn uống hào phóng, ăn hôm nay không tính đến ngày mai.

Như vậy, cần cù là giá trị truyền thống phổ biến của người nông dân Việt Nam, nhưng nó không thể hiện tính cách cần cù đồng nhất như nhau, mà tùy thuộc vào điều kiện thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng vùng mà tâm lý người nông dân có những biểu biện đặc thù khác nhau. Cần cù của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long là cần cù gắn với hiệu quả và sáng tạo, đó là mặt ưu điểm. Song, ở đồng bằng sông Cửu Long, nếu chỉ gắn cần cù với sáng tạo chưa đủ, mà phải được bổ sung bằng tận dụng hết thời gian nhàn rỗi trong năm để khắc phục tâm lý làm thiệt, chơi thiệt, làm cũng có hiệu quả nhưng chơi cũng nhiều lãng phí thời gian lao động.

Cùng với cần cù, sáng tạo, lạc quan cũng là một biểu hiện đặc thù của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long.

Lạc quan là đức tính lớn, là truyền thống của nhân dân ta, đức tính này đã được hiểu hiện ở người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Lạc quan trước hết là yêu đời, xem đời là đáng sống, cho dù trên đường đời gặp phải những điều xấu xa, hèn nhát, ti tiện, phản trắc. Những cái tiêu cực ấy đối với người sống lạc quan chỉ là những chướng ngại vật cần bước qua, để xây dựng cuộc đời tốt đẹp hơn, xứng đáng với tình người.

Đối với người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, buổi đầu vào khai thác vùng đất mới, trước cảnh hoang dã “dưới sông cá lội, trên đồng cọp reo”, nếu không có tinh thần lạc quan tin tưởng vào sức mình, thì dù có muốn họ cũng không tồn tại ở nơi đây. Chính tinh thần lạc quan đã giúp họ có tinh thần chiến đấu, với khí phách của người chiến thắng, chống thiên nhiên và các thế lực áp bức bóc lột, chống kẻ thù xâm lược. Trên con đường chông gai đó người nông dân đồng bằng sông Cửu Long đôi lúc cũng bị thất bại dẫn đến những giây phút thất vọng, chán nản, nhưng cái đó chỉ là tạm thời. Trong những lúc ảm đạm, đen tối, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long vẫn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng hơn.

Lạc quan là giá trị truyền thống của người nông dân Việt Nam nói chung và biểu hiện ở người nông dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng qua các thời kỳ lịch sử. Pháp thất bại, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam, chúng dựng lên chế độ độc tài tay sai Ngô Đình Diệm. Được sự hà hơi tiếp sức của Mỹ, Ngô Đình Diệm tiến hành đán áp các lực lượng đối lập. Đối với nông dân đồng bằng sông Cửu Long, chúng thực hiện vừa đàn áp, vừa mua chuộc, hòng tách dân với Đảng “tát nước bắt cá”. Để thực hiện chính sách trên, chúng đưa ra luật 10/1959, lê máy chém khắp miền Nam, nhằm uy hiếp tinh thần đấu tranh của nhân dân trong vùng. Mặc dù như vậy, song nông dân đồng bằng sông Cửu Long vẫn liên tiếp đứng lên đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ

quốc. Những chiến dịch tiêu biểu có tính chất lịch sử đã bắt đầu từ mảnh đất thân thương này như ấp Bắc, Trà Là, Đầm Dơi, Cái Nước v.v... Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, nhiều lúc nông dân đồng bằng sông Cửu Long gặp phải khó khăn, gian khổ tưởng chừng không có đường ra. Song, được đường lối của Đảng soi sáng, họ đã ý thức được càng gần thắng lợi càng nhiều gian nan. Điều đó càng biểu hiện rõ tinh thần lạc quan của người nông dân nơi đây. Lạc quan là yếu tố tâm lý phản ánh đời sống sinh hoạt vật chất của từng vùng qua các giai đoạn phát triển lịch sử. Đối với người nông dân vùng đất mới, biểu hiện lạc quan được xây dựng trên cơ sở tin tưởng vào chính nghĩa, chính nghĩa bao giờ cũng chiến thắng phi nghĩa. Nhờ có tinh thần lạc quan đó, đã tạo ra cho họ sức mạnh trên con đường đấu tranh, nó đỡ dậy những ai té ngã, nó khích lệ những ai nản lòng, nó tìm ra cái ánh sáng hy vọng trong bóng đêm của đau khổ. Như vậy, lạc quan là vốn quý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, nó giúp họ rèn luyện được ý chí kiên cường trong lao động, trong đấu tranh với thiên nhiên, chống các thế lực áp bức bóc lột. Song, lạc quan của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trước khi có Đảng lãnh đạo vẫn còn những mặt hạn chế. Bởi vì, lạc quan phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, kết hợp giữa sức mạnh của quần chúng nhân dân và chính nghĩa thì mới bảo đảm vững chắc. Không có cơ sở đó thì lạc quan sẽ rơi vào lạc quan duy tâm, hoặc biến cái lạc quan thành cái chủ quan. Khi giành được thắng lợi thì tự cao, tự đại, vả lại khi gặp thất bại dẫn đến tình trạng hoang mang dao động, thiếu tin tưởng vào tương lai.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông cửu long (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)