Xét về mặt lịch sử tôn giáo ở đồng bằng sông Cửu Long hình thành mới khoảng bảy tám thập kỷ. Còn các tôn giáo thịnh hành ở nơi đây, từ buổi đầu khai phá vùng đất mới chủ yếu là tôn giáo truyền thống, đạo phật, lão giáo, ki tô giáo cùng với một vài tôn giáo khác. Vào vùng đất mới dần dần cách thức sản xuất của người nông dân nơi đây có sự thay đổi. Sự thay đổi của cách thức sản xuất làm cho các tôn giáo truyền thống ngày càng lu mờ. Trước tình hình đó người nông dân muốn tìm một tôn giáo mới, khi thấy các tôn giáo cũ không còn thỏa mãn nhu cầu tâm linh tăng tục của bản thân.
Bất kỳ một tôn giáo nào ra đời cũng do một bối cảnh lịch sử nhất định thai nghén và quy định. Bất kỳ hiện tượng tôn giáo nào cũng nhằm đáp ứng một nhu cầu
tâm lý tín ngưỡng của một cộng đồng dân cư (nói cho đúng hơn một bộ phận cộng đồng dân cư) một cộng đồng lãnh thổ nhất định trước khi phổ quát hóa.
Hai tôn giáo lớn ở đồng bằng sông Cửu Long là Cao Đài và Hòa Hảo ra đời giữa hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai.
Hòa Hảo và Cao Đài là hai tôn giáo nhưng có đặc điểm chung; đều dựa vào cốt lõi của tôn giáo truyền thống ở nơi xuất phát, biến đổi ít nhiều về giáo lý và nghi thức, dưới nhãn hiệu cải cách, canh tân, thêm hoặc bớt những yếu tố tôn giáo mới. Các đạo mới tìm ra mục đích hấp dẫn bằng nhiều vẻ, cả về tôn giáo, chính trị, kinh tế, văn hóa... trước hết với quần chúng tại chỗ, sau đó mới phát triển ra bên ngoài. Những tôn giáo đứng được phụ thuộc vào nội dung hình thức và nhất là đáp ứng được tâm lý xã hội của quần chúng tín đồ. Quần chúng thấy ở đó một cái gì mới, hấp dẫn so với các tôn giáo cùng thời Cao Đài, Hòa Hảo, xét riêng về mặt này, đã đáp ứng được yêu cầu đó đối với một bộ phận người dân Nam Bộ, (nhất là người nông dân đồng bằng sông Cửu Long) trong giai đoạn lịch sử mà người đương thời đang thất vọng với thất bại của phong trào Cần Vương, của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu... Họ cũng chưa gửi được niềm tin vào một ngọn cờ giải phóng dân tộc nào khác. Mặt khác, họ lại bị áp bức, đè nén cùng cực hơn bởi cuộc khai thác thuộc địa tàn nhẫn sau chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc khủng hoảng kinh tế nối tiếp. Vì vậy, Cao Đài, Hòa Hảo cũng có thể được coi như một cuộc vận động xã hội.
Nếu chỉ xét riêng góc độ tôn giáo, đạo Cao Đài, Hòa Hảo đã tìm ra một lực thu hút, một cung cách thích hợp với tâm linh tôn giáo của những người nông dân tứ xứ đồng bằng sông Cửu Long, mà giáo sư Trần Văn Giàu và nhiều tác giả khác đã phân tích, “cùng với đó là những phong trào cứu thế nhuộm màu sắc yêu nước, một truyền thống yêu nước mặn mà của những người dân vùng đất mới" [8, tr 10]. Những phong trào đó bắt nguồn từ giữa thế kỷ XIX với những tiên tri, những lời sấm truyền, những buổi tập đàn mang tính chất dân dã, nay lại thấm nhuần tư tưởng kiểu Phong Thần, Tây
Du, Thủy Hử, Đông Chu, Tam Quốc. Người nông dân còn bị lôi cuốn vào những tổ chức Minh đạo, hay các đạo lớn nhỏ bồng bềnh trên sông nước, trong lúc đang chán ngán bởi sự suy thoái của đạo Phật, đạo Khổng và cũng không chịu chấp nhận đạo công giáo được thế lực thực dân nâng đỡ. Đạo Cao Đài, Hòa Hảo một mặt đã phần nào tạo ra tình cảm tôn giáo mới song mặt khác lại đã dung tục hóa các giáo lý tôn giáo, nâng tôn giáo lên một bậc, thực ra chỉ nâng lên về mặt tổ chức.
Các đạo giáo ở đồng bằng sông Cửu Long, thường không có giáo lý riêng mà chủ yếu vay mượn ở các tôn giáo truyền thống rồi cải biến cho hấp dẫn để thu hút tín đồ. Do vậy, tôn giáo nơi đây có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý tình cảm của người nông dân. ảnh hưởng tích cực có như tôn giáo khuyên nhủ con người, điều chỉnh hành vi của họ theo điều thiện, điều nhân, điều nghĩa, giáo dục con người hành thiện và luôn nhớ về cội nguồn. Giáo dục con người làm điều nhân, điều nghĩa, yêu thương lẫn nhau.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, biểu hiện tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo cũng thể hiện khá rõ nét ở người nông dân đồng bằng sông Cửu Long.
Qua khảo sát của Viện nghiên cứu Tôn giáo của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia 1995 ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về đạo Cao Đài cho thấy.
Nội dung Có Không rõ hay ngờ vực Không Ghi chú
- Có linh hồn sau khi chết 81,7% 14% 4,3% Không
rõ
- Có ma quỷ thần thánh 89,3% 5,7% 4%
- Có sự giáng thế của đức chỉ tôn
phật mẫu... 79,7% 18% 2% Ngờ vực
Tỷ lệ trên phần nào phản ánh, ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với người nông dân theo đạo.
ở Nam Bộ còn có hiện tượng coi đạo Ông Bà nằm trong nội dung của tôn giáo (Cao Đài, Hòa Hảo). Giáo lý của hai đạo này cũng chấp nhận điều đó và coi là một phần không thiếu được; đồng thời các thánh thất còn dành một gian riêng cho tôn giáo này. Tỷ lệ người thực hiện thờ Ông Bà với một niềm tin rõ ràng gần như tuyệt đối 96%, có 2% làm theo thông lệ, 2% trả lời không. Như vậy, ta thấy đạo Ông Bà là hành vi tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với những người theo đạo ở đồng bằng sông Cửu Long.
Việc tin vào số mệnh cũng là điều cần lưu ý. Đạo Cao Đài tin rằng đời sống con người, thậm chí cả những hành vi hàng ngày đều do Đấng Chí Tôn định đoạt, vì Thiên Nhãn (biểu tượng cho Đức Chí Tôn) thấu rõ mọi việc ở trần gian. Qua khảo sát tỷ lệ chiếm 68% tin vào số mệnh, 13% ngờ vực, 19% không tin. Theo đạo Cao Đài,
con người ai cũng có số mệnh riêng của mình và số mệnh đó do trời định đoạt và trời ở đây, theo đạo Cao Đài là Đấng Chí Tôn, là Đức Chúa Trời, là Ngọc Hoàng, Thượng Đế.
Với những giáo lý của tôn giáo như trên, nó đã tạo nên tâm lý cầu may, chờ đợi số phận, xin lộc, xin quẻ nơi thánh thần dẫn đến thủ tiêu chí hướng phấn đấu, không tích cực lao động sản xuất của người nông dân, làm cho kinh tế chậm phát triển, đời sống văn hóa không được mở mang, tình cảm thẩm mỹ không được cải thiện.
Như vậy có thể nói, yếu tố tín ngưỡng tôn giáo đã ảnh hưởng đối với người nông dân đồng bằng sông Cửu Long qua các thời kỳ biến động của lịch sử. Buổi đầu khai phá vùng đất mới từ thế kỷ XVII đến khi Pháp xâm lược tôn giáo truyền thống đã ảnh hưởng đến tâm lý tình cảm của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Song có thể nói sự ảnh hưởng này có phần kém sâu sắc và cũng không đậm nét. Bởi vì, con người đồng bằng sông Cửu Long nói chung và người nông dân ở đây nói riêng đều là những người có tính cách tự do, không muốn những giáo lý tôn giáo truyền thống ràng buộc mình. Chẳng hạn họ không chấp nhận giáo lý của đạo công giáo khi đôi trai gái cưới nhau phải đi Nhà thờ cho Cha làm phép. Hay tối thứ bảy, ngày chủ nhật là ngày sinh ra Chúa phải đến Nhà thờ quỳ lạy suốt đêm. Do vậy, dần dần các đạo truyền thống trở nên mờ nhạt không còn sức lôi cuốn tín đồ tham gia. Để bù lại chỗ hổng trong đời sống tâm linh, ở thời kỳ này ngoài các đạo truyền thống như Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long đã sáng tạo ra những tôn giáo mới như Đạo Lành, Đạo Chuối, Đạo Nằm, Đạo Ngồi ... Tất cả những đạo này ra đời không có mảnh đất tồn tại, mảnh đất chính là những giáo lý của đạo thu hút lòng người, không có điều đó không thể tồn tại. Vì vậy, mà những đạo trên lúc mọc, lúc tắt và đến nay đã lặn tắt.
Cao Đài và Hòa Hảo ra đời tuy muộn (Cao Đài ra đời ngày 07/10/1926; còn đạo Hòa Hảo ra đời ngày 18/5/1939 năm Kỷ Mão), nhưng sự phát triển của nó rất
nhanh và quy mô ngày càng lớn. Hiện nay riêng đạo Cao Đài có khoảng hơn 2.000.000 tín đồ [35; tr 13], tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Sở dĩ đạo Cao Đài và Hòa Hảo đứng vững và tồn tại đến ngày nay là do nó có giáo lý thu hút được lòng người, nhất là đối với người nông dân Nam Bộ.
Cả đạo Cao Đài và Hòa Hảo đều có mặt tích cực, tiến bộ. Thuyết pháp của đạo Hòa Hảo không phân biệt kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn. Đạo khuyên tín đồ không nên khuất phục kẻ cường quyền nào và bỏ bạc một người khốn khó nào.
Về luân lý đạo Cao Đài lại nhắc nhở mọi người phải quan tâm đến bổn phận đối với mình, với gia đình mình, với xã hội và sau cùng là đối với nhân loại.
Về triết lý, đạo Cao Đài khuyên con người từ bỏ danh vọng, tiền tài và sự xa hoa, nói tóm lại đạo khuyên con người phải tự vượt qua những sự ham muốn vật chất để sự bình thản cho tâm hồn.
Những giáo pháp, luân lý và triết lý... của đạo Cao Đài và Hòa Hảo đã ảnh hưởng rất lớn đối với người nông dân đồng bằng sông Cửu Long qua các thời kỳ. Đặc biệt là giáo lý của đạo Hòa Hảo khuyên con người phải biết hy sinh bảo vệ tự do cho xứ sở. Huỳnh giáo chủ Hòa Hảo nói:
“Ta cảm thấy có bổn phận bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng dầy đạp. Ráng nâng đỡ xứ sở quê hương lúc nghiêng nghèo và làm cho trở nên cường thịnh. Ráng cứu nước nhà khi kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi có lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu ta mới ấm.
Hãy tùy tài, tùy sức, nỗ lực hy sinh cho xứ sở. Nếu như không đủ tài đức đảm đương việc lớn, chưa gặp thời cơ giúp đỡ quê hương, ta phải ráng tránh đừng làm việc
gì sơ xuất để làm cho nước nhà đau khổ và đừng giúp sức cho kẻ địch gây sự tổn hại cho đất nước” [1, tr 398].
Giáo lý của đạo như trên ít nhiều đã góp phần hình thành tâm lý yêu nước chống phong kiến đế quốc của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long.
Giáo lý của Cao Đài, Hòa Hảo bên cạnh mặt tích cực tiến bộ, vẫn còn nhiều mặt tiêu cực, hạn chế. Biểu hiện bao quát nhất, tập trung nhất là đều đứng trên lập trường duy tâm tôn giáo để giải quyết những vấn đề về con người và xã hội. Cả Cao Đài và Hòa Hảo đều thừa nhận sự tồn tại của tâm linh. Linh hồn có thể biến chuyển và chịu sự luân hồi do ảnh hưởng của hành động con người lúc sinh kiếp. Đạo cho rằng người chết điều khiển người sống, và người chết vẫn sống. Điều đó đã tác động đến việc hình thành tâm lý tiêu cực của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Tuy lao động mệt nhọc nhưng hàng ngày vẫn dành thời gian để cầu nguyện. Họ cho rằng có thờ có thiêng, có cầu có được.
Nghiên cứu tôn giáo đồng bằng sông Cửu Long ta thấy chính người nông dân nơi đây đã thực sự đem lại sức sống cho đạo Cao Đài và Hòa Hảo. Khác với các tôn giáo khác đã hình thành trước khi du nhập vào Việt Nam, quá trình hình thành của đạo Cao Đài, Hòa Hảo cũng là quá trình người nông dân đồng bằng sông Cửu Long nhập đạo. Bởi vậy chính họ có ảnh hưởng lớn, nếu không nói là quyết định nội dung sinh hoạt đạo. Do nhu cầu của chính mình được sống trong cộng đồng, họ xây dựng nó thành một cộng đồng. Với truyền thống tôn giáo của mình, họ đem theo nó vào đạo làm nên cốt lõi sinh hoạt đạo. Những nhu cầu ấy chắc chắn còn tồn tại lâu dài. Chừng nào mà đạo Cao Đài và đạo Hòa Hảo còn làm được cái chức năng đáp ứng nhu cầu của họ thì còn tồn tại. Xuất phát từ đấy mà chúng ta phải đối xử với Cao Đài, Hòa Hảo như đối xử với một cộng đồng nông dân Nam Bộ, đáp ứng thỏa đáng những nhu cầu chính đáng nói trên của họ, đồng thời cần thiết phải có những quy định riêng, thích hợp với đạo, đặc biệt về phương diện tổ chức và chức năng hoạt động để phòng ngừa sự lợi
dụng tôn giáo vào các hoạt động chính trị như trước đây và ngày nay còn có thể diễn ra.
Chương 2
Một số biểu hiện tâm lý người nông dân
đồng bằng sông Cửu Long
Đơn nhất, đặc thù, phổ biến là những phạm trù triết học thể hiện những mối liên hệ khách quan của thế giới, cũng như trình độ nhận thức những mối quan hệ ấy. Những phạm trù này được hình thành trong tiến trình phát triển của nhận thức - thực tiễn. Những sự vật và hiện tượng mang tính đặc thù, nhờ đó người ta phân biệt được cái này với cái kia, loại sự vật này với loại sự vật khác. Cái đơn nhất là phạm trù được dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở bất cứ một kết cấu vật chất khác nào. Cái đặc thù là những nét đặc tính chung vốn chỉ tồn tại ở một số sự vật và hiện tượng, chứ không phải ở mọi sự vật. Đơn nhất, đặc thù, phổ biến nằm trong một mối liên hệ không tách rời nhau, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, cái đơn nhất, cái đặc thù và cái phổ biến là sự phản ánh tính đa dạng của thế giới khách quan. Cái đơn nhất, cái đặc thù, cái phổ biến nằm trong mối liên hệ của chúng. Cái đơn nhất không thể tồn tại nếu không có cái phổ biến và cái đặc thù và trong điều kiện nào đó cái đơn nhất và cái đặc thù có thể chuyển thành cái phổ biến. Mặt khác xét trong mối quan hệ này, cái này là phổ biến nhưng xét trong mối quan hệ khác nó lại trở thành cái đặc thù.
Như đã phân tích ở chương 1, tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán, được hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó.
Đồng bằng sông Cửu Long như đã nêu trên, đây là vùng đất mới được khai phá từ thế kỷ XVII, phần lớn nông dân người Việt ở đây đều có nguồn gốc từ miền Bắc, miền Trung vào khai thiên, lập địa. Nhìn chung lúc mới tới khai hoang, phong tục tập quán, thói quen, đều giữ như ở quê hương bản quán. Dần dần, do cách sản xuất thay đổi dẫn đến tâm lý, tình cảm có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện sinh hoạt mới.
Nghiên cứu tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long ta thấy vừa có biểu hiện tâm lý phổ biến, vừa có biểu hiện tâm lý đặc thù. Theo chúng tôi, tính phổ biến của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long bắt nguồn từ nền tảng của sản xuất nhỏ. Nền sản xuất dựa trên sở hữu nhỏ của người nông dân. Sản xuất nhỏ là cơ sở hình thành tâm lý nông dân nói chung, trong đó có tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long.
Theo quan niệm của Mác, Ăng ghen, Lênin về sản xuất nhỏ như đã nêu ở chương 1, chúng ta có thể khái quát nên một số đặc điểm chung của sản xuất nhỏ dưới đây:
1- Mục đích của nền sản xuất nhỏ không phải là để tạo ra những giá trị mà là