Chiều cao cây lúc trổ và lúc chín

Một phần của tài liệu đánh giá bảy giống đậu nành triển vọng tại tiền giang vụ xuân hè 2013 (Trang 40 - 41)

Ngoài đặc tính di truyền của giống, chiều cao cây còn chịu ảnh hưởng rất lớn

của điều kiện môi trường, kỹ thuật canh tác, trong đó khoảng cách gieo hay mật độ

gieo và việc sử dụng phân bón cũng tác động đến chiều cao cây.

Nhìn chung ở giai đoạn cây con tất cả các giống đều tăng trưởng mạnh và

khá đồng đều nên đến giai đoạn trổ hoa chiều cao giữa các giống khác biệt không ý nghĩa. Chiều cao cây trung bình giữa các giống dao động trong khoảng 26,4-30,9 cm. Sau giai đoạn trổ hoa, mặc dù sự tăng trưởng giữa các giống bắt đầu có khác

biệt nhưng hầu hết vẫn không đáng kể. Ngoại trừ giống MTĐ 748-1 có chiều cây

lúc chin cao nhất (64,9 cm), các giống còn lại đều có chiều cao lúc chin khácbiệt

Đặc điểm của cây đậu nành là đa số trái đóng ở các đốt thân chính nên chiều

cao cây không những tác động đến năng suất mà còn ảnh hưởng trên sự đổ ngã của

các giống (Nguyễn Phước Đằng và ctv., 2008).

Bảng 3.4:Các đặc tính nông học của 7 giống đậu nành, vụ Xuân Hè 2013

GIỐNG

Chiều cao

lúc trổ

(cm)

Chiều cao

lúc chín (cm)

Chiều cao đóng trái (cm) Số cành hữu hiệu (cành) Số lóng trên thân chính (cm) OMĐN 23-1-5 27,1 47,3 b 8,7 ab 2,1 a 11,6 ab Nhật 17A-1 27,2 48,4 b 7,2 b 1,4 b 10,8 cd Nhật 17A-4 28,0 48,6 b 7,1 b 1,3 b 10,2 d MTĐ 748-1 26,4 64,9 a 11,4 a 0,4 c 12,3 a MTĐ 760- 4 28,9 51,0 b 10,2 ab 2,1 a 11,3 bc MTĐ 878 29,4 46,5 b 7,1 b 1,6 b 11,7 ab MTĐ 885 30,9 52,1 b 8,0 ab 1,7 ab 11,8 ab

Các số trung bình trong cùng một cột có cùng mẫu tự theo sau thì khác biệt không ý nghĩa qua kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5%.

Một phần của tài liệu đánh giá bảy giống đậu nành triển vọng tại tiền giang vụ xuân hè 2013 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)