Bệnh hại: Theo dõi sự xuất hiện của những bệnh tấn công trên cây đậu nành từ lúc gieo đến thu hoạch. Ghi nhận thời điểm bệnh xuất hiện và mức độ gây hại được đánh giá vào thời điểm bệnh nặng nhất trên lá (hoặc cây) theo thang 5 cấp của
AVRDC.
Cấp 1: Rất kháng, không có vết bệnh (hoặc không có cây bị bệnh).
Cấp 2: Kháng, có từ 1 – 10% diện tích lá (hoặc cây) bị thiệt hại.
Cấp 3: Nhiễm trung bình, có từ 11 – 50% diện tích lá (hoặc cây) bị thiệt hại.
Cấp 4: Nhiễm nặng, 51 – 75% diện tích lá (hoặc cây) bị thiệt hại.
Cấp 5: Nhiễm rất nặng, 76 – 100% diện tích lá (hoặc cây) bị thiệt hại.
- Bệnh hạt tím do nấm Cescospora kikuchii ghi nhận sau khi thu hoạch và tính phần trăm hạt bị nhiễm bệnh từ mẫu 100 hạt được lấy ngẫu nhiên và đánh giá
theo 3 cấp:
* Cấp 1: Không có hạt bị bệnh.
* Cấp 2: Có nhiều nhất 30% hạt bị bệnh.
* Cấp 3: Có hơn 30% hạt bị bệnh.
Năng suất = Trọng lượng hạt/lô (kg) x(100 -Ẩm độ lúc cân)88 x 333.333 Số cây/lô
- Sâu hại: Ghi nhận tất cả các loại sâu xuất hiện trong suốt quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây đậu và đánh giá theo 5 cấp gây hại sau:
* Cấp 1: Không có sâu tấn công.
* Cấp 2: Có từ 1 - 10% cây bị sâu tấn công, rải rác một vài lá đến 1/4 diện
tích lá bị sâu phá hại.
* Cấp 3: Có từ 11- 50% cây bị sâu tấn công và có từ 1/4 đến 1/2 diện tích
lá bị sâu phá hại.
* Cấp 4: Có từ 51 - 75% cây bị sâu tấn công và có từ 1/2 đến 2/3 diện tích
lá bị sâu phá hại.
* Cấp 5: Có trên 75% cây bị sâu tấn công và có từ 3/4 đến tất cả diện tích
lá bị sâu phá hại.
-Tính đổ ngã: Ghi nhậnlúc thu hoạch theo thang đánh giá 1-5 cấp như sau:
* Cấp 1: Hầu như tất cả các cây đứng thẳng.
* Cấp 2: Tất cả các cây hơi nghiêng hoặc có vài cây ngã nằm.
* Cấp 3: Tất cả các cây nghiêng trung bình (góc 45), hoặc 25 - 50% số cây
ngã nằm.
* Cấp 4: Tất cảcác cây ngã nhiều hoặc 50 - 80% số cây ngã nằm.
* Cấp 5: Tất cả các cây ngã nằm.