Bệnh hại đậu nành

Một phần của tài liệu đánh giá bảy giống đậu nành triển vọng tại tiền giang vụ xuân hè 2013 (Trang 28 - 29)

Có nhiều nấm ký sinh và gây hại trên cây đậu nành. Mức độ liên hệ giữa chúng có tương quan chặt chẽ với điều kiện môi trường và mức độ nhiễm của cây

ký chủ. Vì vậy, có một số bệnh chỉ gây thiệt hại ở một số vùng nhất định và mộtsố

bệnh lại phân bố rất rộng (Ngô Thế Dân, 1999).

- Bệnh héo cây con do nấm Rhizoctonia solani gây hại chủ yếu ở giai đoạn

cây con 1-2 tuần tuổi, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, độ ẩm không khí

cao. Bệnh có thể tồn tại đến khi cây ra hoa đậu trái. Cây bị bệnh ở phần thân giáp

mặt đất có màu nâu đỏ, sau đó vết bệnh teo lại, cây đổ ngã và khô héo. Trên ruộng

bị nhiễm bệnh phát sinh đầu tiên từ một vài cây, về sau lan rộng ra gây chết cây trên từng chòm, mặt đất chỗ cây bị bệnh có những sợi nấm rảirác màu trắng hoặc vàng.

- Bệnh rỉ do nấm Phakopsora pachirhizi gây ra. Ở cây bệnh, mặt dưới lá xuất

hiện các túi bào tử như nốt mụn vàng. Và khi các túi bào tử vỡ lộ ra bào tử màu nâu

đỏ giống như rỉ sắt. Vết bệnh có thể hình thành ở các bộ phận của cây,bệnh lan dần

từ các lá ở gốc đến những lá ở ngọn, lá vàng khô rồi rụng hàng loạt. Bệnh xuất hiện

sớm và nặng làm giảm số lượng và trọng lượng hạt.

- Bệnh đốm phấn do nấm Peronospora manshurica gây ra. Điều kiện thích

hợp cho nấm phát triển là ẩm độ cao và có nhiều sương mù. Mặt dưới lá nơi vết

bệnh phủ lớp nấm màu xám hoặc phớt tím. Một số cây bệnh có biểu hiện trên toàn thân. Bệnh nặng, lá vàng khô, rụng sớm, hạt lép, năng suất có thể giảm đến 8%.

- Bệnh hạt tím do nấm Cercospora kikuchiigây ra. Nấm tạo những vết màu tím với kích thước khác nhau trên hạt hoặccó thể bao trùm cả hạt. Tỷ lệ hạt tím cao

Một phần của tài liệu đánh giá bảy giống đậu nành triển vọng tại tiền giang vụ xuân hè 2013 (Trang 28 - 29)