Tình hình sâu bệnh

Một phần của tài liệu đánh giá bảy giống đậu nành triển vọng tại tiền giang vụ xuân hè 2013 (Trang 37 - 38)

* Sâu hại

Trong thời gian thực hiện thí nghiệm, trên ruộng đậu xuất hiện rải rác dòi

đục thân (Melanagromyza sojae) vào giai đoạn cây con, sâu ăn tạp (spodoptera litura), sâu xanh da láng (spodotera exigua) vào giai đoạn lá phát triển mạnh trên tất

cả các giống; tuy nhiên, do phát hiện sớm và phun thuốc kịp thời nên mức độ thiệt

hại không đáng kể, được đánh giá ở cấp 2trên tất cả các giống.

Sâu đục trái (Etiella zinckenella) xuất hiện vào giai đoạn tạo tráihạt. Mặc dù ruộng thí nghiệm được phun thuốc định kỳ 5-7 ngày/lần và thường xuyên thay đổi

thuốc, nhưng sâu đục trái vẫn tấn công trên tất cả các giống. Bảng 3.1 ghi nhận

giống OMĐN 23-1-5, MTĐ 748-1 và Nhật 17A-4 có tỷ lệ hạt bị thiệt hại do sâu cao, lần lượt là 2,01%; 1,50% và 1,16%. Các giống còn lại có tỷ lệ hạt thiệt hại thấp hơn, dao động trong khoảng 0,34 – 0,90%.

Bảng 3.1: Phần trăm hạt bị thiệt hại do sâu đục trái của 7 giống đậu nành, vụ

Xuân Hè 2013

GIỐNG % hạt bị thiệt hại do sâu đục trái OMĐN 23-1-5 2,01 a Nhật 17A-1 0,90 bcd Nhật 17A-4 1,16 abc MTĐ 748-1 1,50 ab MTĐ 760- 4 0,34 d MTĐ 878 0,53 cd MTĐ 885 0,39 d

Các số trung bình có cùng mẫu tự theo sau thì khác biệt không ý nghĩa qua kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5%. * Bệnh hại

Tuy trên ruộng đậu xuất hiện bệnh héo cây con do nấm Rhizoctonia solani

vào giai đoạn cây con, bệnh đốm phấn (Peronospora manshurica) và bệnh gỉ

(Phakopsora sojae) ở giai đoạn ra hoa và tạo trái nhưng ở mức độ gây hại không nghiêm trọng như sâu hại, được đánh giá ở cấp 2trên hầu hết các giống.

Một phần của tài liệu đánh giá bảy giống đậu nành triển vọng tại tiền giang vụ xuân hè 2013 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)