b. Thí nghiệm 2
4.2 ẢNH HƢỞNG CỦA KHẨU PHẦN TRỘN VIM E– YUCCA LÊN
SUẤT TRỨNG
Ảnh hưởng của khẩu phần trộn Vime – Yucca lên năng suất trứng được thể hiện qua bảng và biểu đồ
Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.1 ta thấy:
Về trọng lượng trứng: Nhìn chung các mực độ bổ sung Vime – Yucca không ảnh hưởng lơn lên trong lượng trứng. Ở giai đoạn bổ sung Vime – Yucca lần 1 trọng
lượng trứng ở NT1 và NT2 cao nhất (59,33g) và ĐC có trọng lượng trứng thấp nhất (57,67g), các nghiệm thức sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P≤0,05). Các giai đoạn còn lại các nghiệm thức sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P≤0,05), ở giai đoạn ngừng bổ sung Vime – Yucca lần 1 trọng lượng trứng cao nhất ở NT1 (59,67g), kế đến là NT2 (59g) và thấp nhất là ĐC (58g). Khi bổ sung Vime – Yucca lần 2 trọng lượng trứng ở NT1 (59,67) vẫn đạt cao nhất, kết đến là NT2 (59g) và thấp nhất là ĐC (58,67g). Đến giai đoạn ngừng bổ sung Vime – Yucca lần 2 cả 3 nghiệm thức đều có độ tương đượng gần bằng nhau về trọng lượng, đạt cao nhất vẫn là NT1 (59,33g), kế tiếp là NT2 và ĐC đều đạt (59g). Ta có thể nhận thấy rằng khi bổ sung chế phẩm Vime – Yucca vào thức ăn sẽ làm tăng trọng lượng trứng hơn so với không bổ sung và trong lượng đạt cao nhất ở NT1 so với NT2 và ĐC. Nguyên nhân có thể là do một số chất khoáng trong chất bổ sung tham gia vào quá trình tạo máu như Fe, Cu, Co... một số khác tham gia tạo hệ đệm và men xúc tác cho phản ứng trong cơ thể gia cầm như NaCl, K, Mg, Mn, Zn, I, Se...Chính vì sự bổ sung các men xúc tác làm tăng tỉ lệ tiêu hóa làm cho gà luôn khỏe mạnh không thiếu chất là cho trọng lượng trứng cao hơn.
Về tỷ lệ đẻ: Ở giai đoạn bổ sung Vime – Yucca lần 1 gà nuôi với khẩu phần trên ở NT1 (93,63%) và NT2 (92,53) đều có tỷ lệ đẻ cao hơn khẩu phần đối chứng (91,5%), tuy nhiên sự khác biệt ở tất cả các giai đoạn đều khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05). Đến giai đoạn ngừng bổ sung Vime – Yucca lần 1 tỷ lệ đẻ trứng ở NT1 (94,43%) đạt cao nhất, kế đến là NT2 (94,03%) và thấp nhất vẫn là ĐC (87,08%). Đến giai đoạn bổ sung Vime – Yucca lần 2 tỷ lệ đẻ vẫn tương tự như trên nhưng đến giai đoạn ngừng bổ sung Vime – Yucca lần 2 các nghiệm thức đều có tỉ lệ đẻ gần bằng nhau, cao nhất là NT1 (92,07%), kế đến là NT2 (91,47%) và đạt thấp nhất là ĐC (88,7%). Tại đây ta có thể thấy được sự giảm tỉ lệ để theo thời gian qua nghiệm thức đối chứng và những nghiệm thức có bổ sung chế phẩm Vime – Yucca thì tỉ lệ đẻ vẫn được duy trì ở mức cao hơn so với ĐC, tuy nhiên NT1 có tỉ lệ đẻ cao hơn so với NT2 trong điều kiện cùng bổ sung chế phẩm.
Về tiêu tốn thức ăn/ gà/ ngày: TTTĂ/ gà/ ngày giữa các nghiệm thức khác biệt nhau không đáng kể và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P >0,05). Ở giai đoạn bổ sung Vime – Yucca lần 1, tiêu tốn thức ăn/ gà/ ngày thấp nhất ở NT1 (68,33g/ gà/ ngày), kế đến là ĐC (102g/ gà/ ngày), TTTĂ/ gà/ ngày cao nhất là ở NT2 (106g/ gà/ ngày). Đến giai đoạn ngừng bổ sung Vime – Yucca lần 1, tiêu tốn thức ăn/ gà/ ngày thấp nhất là NT1 (69,32g/ gà/ ngày), kế đến là ĐC (103,67g/ gà/ ngày), và cao nhất là NT2 (106,33g/ gà/ ngày). Ở giai đoạn bổ sung Vime –
Yucca lần 2, mặc dù tiêu tốn thức ăn/ gà/ ngày ở NT1 đã tăng nhiều so với giai đoạn trước nhưng nhìn chung vẫn còn thấp hơn NT2, cụ thể ở cả 2 nghiệm thức NT1 và ĐC tiêu tốn thức ăn/ gà/ ngày bằng nhau (104,67g/ gà/ ngày), cao nhất là NT2 (107,33g/ gà/ ngày). Đến giai đoạn ngừng bổ sung Vime – Yucca lần 2, TTTĂ/ gà/ ngày thấp nhất là ĐC (102,7g/ gà/ ngày), kế đến là NT1 (106g/ gà/ ngày) và cao nhất là NT2 (106,33g/ gà/ ngày).
Tiêu tốn thức ăn, g/ kg trứng: Qua bảng 4.2 có thể thấy được, ở giai đoạn bổ sung Vime –Yucca lần 1, TTTĂ, g/kg trứng của NT2 (114 g/ kg trứng), ĐC (111,33 g/kg trứng), thấp nhất là NT1 (107,67g/ kg trứng) và giữa các nghiệm thức sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P≤0,05). Đến giai đoạn ngừng bổ sung Vime – Yucca lần 1, TTTĂ, g/ kg trứng của ĐC (120,67g/ kg trứng) là cao nhất, kế đến là NT2 (113,33g/ kg trứng) và thấp nhất là NT1 (106,67g/ kg trứng), các nghiệm thức sai khác nhau ở mức ý nghĩa (P≤0,05). Đến giai đoạn bổ sung Vime – Yucca lần 2, các nghiệm thức không bị ảnh hưởng bởi bất kì mức độ bổ sung, cao nhất là ĐC (118,33g/ kg trứng), NT2 (116,67 g/ kg trứng) và thấp nhất là NT1 (113g/ kg trứng). Tại giai đoạn ngừng bổ sung Vime – Yucca lần 2, TTTĂ, g/ kg trứng của ĐC (123g/ kg trứng) là cao nhất, kế đến là NT2 (116,33g/ kg trứng) và thấp nhất là NT1 (115g/ kg trứng), (P>0,05).
Bảng 4.2: Ảnh hƣởng của các khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng
Giai đoạn Nghiệm thức ĐC NT1 NT2 SEM P
Bổ sung lần1 Trọng lượng trứng, g 57,67 59,33 59,33 0,333 0,019 Tỷ lệ đẻ, % 91,5 93,63 92,53 1,318 0,553 TTTĂ/gà/ngày, g 102 68,33 106 19,448 0,386 TTTĂ, g/kg trứng 111,33ab 107,67b 114a 1,44 0,055 Ngừng bổ sung lần1 Trọng lượng trứng, g 58 59,67 59 0,385 0,058 Tỷ lệ đẻ, % 87,08 94,43 94,03 1,9 0,058 TTTĂ/gà/ngày, g 103,67 69,32 106,33 19,75 0,394 TTTĂ, g/kg trứng 120,67a 106,67b 113,33ab 2,75 0,032 Bổ sung lần 2 Trọng lượng trứng, g 58,67 59,67 59 0,43 0,371 Tỷ lệ đẻ, % 88,7 92,9 91,87 2,543 0,516 TTTĂ/gà/ngày, g 104,67 104,67 107,33 0.943 0,148 TTTĂ, g/kg trứng 118,33 113 116,67 2,596 0,390
0 20 40 60 80 100 120 ĐC NT1 NT2 ĐC NT1 NT2 ĐC NT1 NT2 ĐC NT1 NT2 Bổ sung lần1 Ngừng bổ sung lần1 Bổ sung lần 2 Ngừng bổ sung lần 2
Nghiệm thức TT TĂ /gà /ng à y , g 0 20 40 60 80 100 Tỷ l ệ đẻ , % TTTĂ/gà/ngày, g Tỷ lệ đẻ, % Ngừng bổ sung lần 2 Trọng lượng trứng, g 59 59,33 59 0,385 0.787 Tỷ lệ đẻ, % 84,4 92,07 91,47 3,562 0,310 TTTĂ/gà/ngày, g 102,7 106 106,33 1,186 0,130 TTTĂ, g/kg trứng 123 115 116,33 5,45 0,57
Ghi chú: Các số liệu ở cùng một năng suất trứng và giai đoạn thí nghiệm có ít nhất một kí hiệu a, b giống nhau thì sai khác ý nghĩa thống kê (P≤0,05). TTTĂ: tiêu tốn thức ăn
Biểu đồ 4.1 : Biểu đồ so sánh ảnh hƣởng của các nghiệm thức và giai đoạn thí nghiệm lên tỷ lệ đẻ và tiêu tốn thức ăn.
Như vậy bổ sung Vime – Yucca vào thức ăn làm giảm mức ăn cho gà và trứng nhưng làm tăng tỉ lệ đẻ, trọng lượng trứng. Khi bổ sung chế phẩm vào thức ăn làm tăng tỉ lệ tiêu hóa thức ăn ở gia cầm, làm tăng độ hấp phụ tránh làm lảng phí thức ăn so với không bổ sung, nhìn chung chế phẩm Vime – Yucca ở cả 2 nồng độ 10
/00 (NT2) và 0,50/00 (NT1) đều cho kết quả tốt nhưng NT1 cho kết quả tốt hơn so với NT2.