3.1.1 Địa điểm thí nghiệm
Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ tháng 06 năm 2013 đến tháng 08 năm 2013.
Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại trại thí nghiệm Công ty Vimedim, địa chỉ: Ấp Thới Hòa C, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lại, TP Cần Thơ.
Hình 3.1: Trại gà thí nghiệm
3.1.2 Đối tƣợng thí nghiệm
Gà Hisex Brown có nguồn gốc đàn bố mẹ nhập từ Hà Lan, được mua tại công ty Emivest. Gà thí nghiệm là gà đang trong giai đoạn đẻ ở 31 tuần tuổi, đã được tiêm phòng và tẩy ký sinh trùng đầy đủ.
Hình 3.2: Các dãy chuồng nuôi
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm
Trại thí nghiệm được xây dựng theo kiểu hai mái, theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Đàn gà thí nghiệm được nuôi trong chuồng kín, có hệ thống làm mát tự động đặt ở đầu trại và quạt thông gió phía sau giúp cho không khí lưu thông. Hệ thống quạt hút gồm 8 cây. Nhiệt độ trung bình trong trại là 26 –280
C. Nếu nhiệt độ > 280C thì vận hành 7 – 8 quạt, nếu nhiệt độ < 260C thì vận hành 4 – 5 quạt. Gà được nuôi trong chuồng lồng, kích thước mỗi ô chuồng là 40 x 46 cm, mỗi ô chuồng nuôi 4 con gà mái đẻ.
Máng ăn được đặt phía trên, cách máng hứng trứng 10 cm, nằm phía trước lồng được làm bằng nhựa. Gà uống nước tự do bằng núm uống tự động gắn vào ống nhựa, phía dưới có đặt máng hứng nước.
Hình 3.3: Hệ thống làm mát và quạt thông gió
3.1.4 Thức ăn và nƣớc uống
Thức ăn tại trại tự trộn theo công thức khẩu phần và được thể hiện ở bảng sau
Bảng 3.1:Thành phần thức ăn của gà theo công thức tự trộn
Thực liệu Kg Bắp 299,8 Cám 160,4 Tấm 150 Bột cá 55 50 Bánh đậu nành 205,8 Methionine 1,8 Bột xương 26,4 Bột sò 98,6 Muối 2,4 Embavit 2 5 Tổng cộng 1000
Nguồn nước sử dụng cho gà uống là nước lấy từ giếng khoan được lọc đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu nước sạch cho gà.
3.1.5 Thú y
Trước khi thí nghiệm gà được tiêm ngừa vaccine cúm H5N1, dịch tả gà và tụ huyết trùng, kháng sinh phòng, trị đường tiêu hóa và đường hô hấp. Chuồng trại được vệ sinh hằng ngày.
Bảng 3.2: Quy trình thuốc và Vaccin cho gà đẻ ở trại
Tuần tuổi Tên Thuốc và vaccin Tên công
ty Liều lƣợng Cách sử dụng
Tuần 18
ENROFLOXIN 20 mg/kg TT
+ AMOXILLIN 30 mg/kg TT
Tuần 19
IB – ND (lasota) Issviet 2500 dos 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt
NDK Thịnh Á 500 ml 0.5 ml/con Tim da cổ
Tuần 22 IB – ND (lasota) Issviet 2500 dos 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt
Tuần 25 IB – ND (lasota) Issviet 2500 dos 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt
Tuần 28 IB – ND (lasota) Issviet 2500 dos 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt
Tuần 32 IB – ND (lasota) Issviet 2500 dos 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt
Tuần 36
IB – ND (lasota) Issviet 2500 dos 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt
NDK Thịnh Á 500 ml 0.5 ml/con Tiêm da cỏ
Tuần 37 H5N1 Thịnh Á 500 ml 0.5 ml/con Tiêm da cổ
Tuần 40 IB – ND (lasota) Issviet 2500 dos 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt
Tuần 44 IB – ND (lasota) Issviet 2500 dos 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt
Tuần 48 IB – ND (lasota) Issviet 2500 dos 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt
Tuần 52
IB – ND (lasota) Issviet 2500 dos 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt
NDK Thịnh Á 500 ml 0.5 ml/con Tiêm da cổ
Tuần 56
IB – ND (lasota) Issviet 2500 dos 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt
Tuần 64 IB – ND (lasota) Issviet 2500 dos 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt
Tuần 68
IB – ND (lasota) Issviet 2500 dos 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt
H5N1 Thịnh Á 500 ml 0.5 ml/com Tiêm da cổ
(Nguồn: Công ty Vimedim, 2013)
3.1.6 Dụng cụ thí nghiệm
Trại chăn nuôi với các trang thiết bị: Máng ăn, xô dựng nước uống, vòi uống tự động, cân đồng hồ 0,5 kg, bình xịt tiêu độc sát trùng, sổ ghi chép số liệu, dụng cụ đo nhiệt độ, ẩm độ, máy đo khí chuyên dụng do nhà sản xuất Crowcom_uk có model: tetra1938, bọc nilon dùng đựng phân...
Hình 3.5: Máy đo khí
3.1.7 Chăm sóc nuôi dƣỡng
Gà được cho ăn 2lần/ngày với lượng thức ăn trung bình 108g/con/ngày, cho gà ăn 50% buổi sáng lúc 8giờ và 50% buổi chiều lúc 13 giờ 30 phút. Mỗi buổi sáng cân thức ăn thừa, rồi sau đó cân thức ăn mới cho vào máng ăn.
Chế độ chiếu sáng: thời gian chiếu sáng trung bình 16 giờ/ngày.
Máng ăn, máng uống được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, phân được dọn 2lần/tuần. Thu trứng 2lần/ngày vào 10 giờ và 14 giời 30 phút. Sau đó trứng được cân trọng lượng trứng, phân loại trứng dựa vào màu sắc, chất lượng trứng và để trứng vào vỉ đựng trứng.
3.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Nghiên cứu được thực hiện trên 2 thí nghiệm. Thí nghiệm bổ sung Yucca vào thức ăn và thí nghiệm sử dụng các chế phẩm sinh học vào phân băng cách xử lý ủ và không ủ chế phẩm sinh học.
a. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm VIME – YUCCA vào khẩu phần thức ăn ở những nồng độ khác nhau để làm giảm mùi phân ở gà khẩu phần thức ăn ở những nồng độ khác nhau để làm giảm mùi phân ở gà Hisex Brown.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 10 đơn vị ô chuồng. Mỗi đơn vị ô chuồng thí nghiệm có 4 con mái, ở tuần tuổi 31, có khối lượng tương đương nhau, có tổng cộng 360 con mái được bố trí thí nghiệm.
Các nghiệm thức thí nghiệm:
- Đối chứng: khẩu phần ăn không có trộn thuốc Vime - Yucca.
- Nghiệm thức 1 (NT1): khẩu phần ăn có trộn thuốc Vime – Yucca 0,50
/00
(1tấn thức ăn/0,5 kg thuốc).
- Nghiệm thức 2 (NT2): khẩu phần ăn có trộn thuốc Vime – Yucca 10
/00 (1tấn thức ăn/1 kg thuốc).
Quy trình bổ sung Vime – Yucca vào thức ăn cho ăn lần 1 được thực hiện liên tục 10 ngày, ngừng cho ăn 10 ngày, sau đó cho ăn lại lần 2 trong 10 ngày và ngừng cho ăn trong 10 tiếp theo.
Bảng 3.3: Mô hình thí nghiệm Lần lặp lại Nghiệm thức ĐC NT1 NT2 1 2 3 40 con 40 con 40 con 40 con 40 con 40 con 40 con 40 con 40 con
b. Thí nghiệm 2: xử lý các chế phẩm sinh học với phân gà
Thí nghiệm được bố trí theo thừa số hai nhân tố với 8 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 9 lần lặp lại.
- Nhân tố A: Ủ chế phẩm 2 ngày trước khi sử dụng và không ủ chế phẩm. Mục đích ủ chế phẩm nhầm giúp cho các chế phẩm sản sinh ra nhiều vi khuẩn và nấm men, nấm sợi giúp tăng nhanh quá trình phân hủy phân.
- Nhân tố B: Các loại chế phẩm: HLT, HLC, HLN và BALASA.
Chế phẩm HLT, HLC, HLN gồm các thành phần: vi khuẩn (Bacillus spp), nấm men (Saccharomyces), nấm sợi (Aspergillus oryzae). Các chế phẩm có thành phần giống nhau nhưng khác nhau về tỉ lệ các vi khuẩn, nấm men và nấm sợi. Chế phẩm BALASA gồm thành phần các chủng vi khuẩn, nấm men, nấm sợi và các enzym thủy phân các chất hữu cơ.
- Cách ủ chế phẩm: Các thuốc trong chế phẩm được trộn đều với cám mịn, sau đó thêm ít nước vào chế phẩm trên sao cho vừa đủ ẩm, cho không khí vào bọc đựng chế phẩm với thể tích (37 x 25 cm) và bịt kín lại ủ trong 2 ngày trước khi thí nghiệm. Liều lượng chế phẩm bổ sung và cám là tương đương nhau trong từng nghiệm thức.
- Cách lấy mẫu: Phân được cho vào bọc cùng với lượng chế phẩm theo từng nghiệm thức, trộn đều chế phẩm với phân và cho không khí vào bọc sao cho thể tích các bọc 5 kg với kích thước (42 x 32 cm). Sao mỗi lần đo khí, ta lấy không khí vào bọc phân đúng với thể tích ban đầu với kích thước (65 x 54 cm).
3.2.2 Chỉ tiêu theo dõi củ a thí nghiê ̣m
3.2.2.1 Chỉ tiêu năng suất trứng
Tỷ lệ đẻ của gà (%): Là tỷ lệ (%) giữa tổng số trứng đẻ trên tổng số gà mái có mặt đơn vị thí nghiệm (phương pháp Hen day).
Tỉ lệ đẻ, % =
Trọng lượng trứng gà: Trứng gà được cân trọng lượng từng vỉ theo các nghiệm thức ngay sau khi nhặt.
Khối lượng trứng =
Số gà/ôchuồng x số ngày thí nghiệm Tổng số trứng/ô chuồng x 100
Tổng số trứng/ô chuồng Tổng khối lượng trứng/ô chuồng
3.2.2.2 Thức ăn tiêu thụ
Thức ăn tiêu thụ: Lượng thức ăn tiêu thụ được xác định bằng cách cân lượng thức ăn cho ăn hàng ngày và lượng thức ăn thừa vào sáng hôm sau để xác định lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày.
Lượng thức ăn ăn vào (g) = Lượng thức ăn cho ăn (g) - lượng thức ăn thừa (g) Tiêu tốn thức ăn/ gà, g/con =
Tiêu tốn thức ăn/trứng, g/trứng =
3.2.2.3 Chỉ tiêu nồng độ NH3 và H2S
- Nồng độ NH3 và H2S sinh ra
Nồng độ khí H2S và NH3 được xác định bằng máy đo khí chuyên dụng và dựa theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN 01 - 15: 2010/BNN), đo khí vào 16h30 hàng ngày, dọn vệ sinh sạch sẽ dụng cụ thu phân.
- Phương pháp thu tập và đo nồng độ khí H2S và NH3 :
Thu phần vào lúc 16h hàng ngày. Phân được thu trên những giá đỡ được treo trên lồng chuồng để tránh phân rơi xuống nền. Giá đỡ phân được vệ sinh hàng ngày sau khi thu phân để tránh phân củ làm ảnh hưỡng đến thí nghiệm. Đối với thí nghiện 1 sử dụng chế phẩm VIME – YUCCA, phân được thu vào túi nilon 2kg (32 x 22cm) với khối lượng 300g phân, được đo theo thời gian 30 phút, 90 phút, 3h, 24h, 48h; sau mỗi lần đo, cho không khí vào bọc phân bằng với thể tích ban đầu (45 x 40cm). Đối với thí nghiệm 2 sử dụng các chế phẩm sinh học trộn với phân, phân được thu vào túi nilon 5kg (42 x 32cm) với khối lương 1kg phân, riêng đối với các nghiệm thức sử dụng chế phẩm sinh học để ủ được ủ trong 2 ngày trước khi được đưa vào thí nghiệm và tất cả được đo theo thời gian 60 phút, 3h, 6h, 24h, 48h, 72h. Các thí nghiệm được đo khí định kỳ từ lúc phân được cho vào túi nilon và đậy túi lại theo cùng thời gian.
- Cách sử dụng máy đo: Sau khi máy đo khí được khởi động xong, dùng ống hút khí ở máy đo khí đưa vào túi nilon đựng mẫu phân sao cho cách phân một
Số gà/ô chuồng
Lượng thức ăn ăn vào/ô chuồng
Tổng lượng thức ăn ăn vào Tổng số trứng đẻ ra trong thời gian
khoảng cách 5 cm và bịt kín miệng túi nilon sao cho khí trong túi nilon không tràn ra ngoài. Sau đó nhìn lên màng hình máy đo khí, lấy số liệu cao nhất của NH3 và H2S trong vòng 2 phút, tiếp theo rút ống đo khí ra khỏi túi nilon đựng mẫu và chờ đến khi con số trên máy đo trở về 0 ở tất cả 2 chỉ tiêu NH3 và H2S.
3.2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Tất cả số liệu của thí nghiệm được xử lý sơ bộ trên bảng tính Microsoft Excel 2003, sau đó là xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm Minitab 16.2 (2009). So sánh sự khác biệt các trung bình nghiệm thức bằng phép thử Tukey.
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Quá trình thí nghiệm từ ngày 27/06/2013 đến ngày 08/08/2013, chúng tôi ghi nhận được một số kết quả như sau:
4.1. ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ
Bảng 4.1. Nhiệt độ và ẩm độ theo dõi ở trại
Tuần thí nghiệm Nhiệt độ trung bình (0C) Ẩm độ trung bình (%)
1 27 79 2 25 81 3 26 78 4 25 81 5 25 81 6 25 82
Qua số liệu thí nghiệm ở bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ trung bình ở các chuồng nuôi rất ổn định, nhiệt độ thấp nhất là 250
C và nhiệt độ cao nhất là 270
C. Ẩm độ chuông nuôi rất ít biến động, ẩm độ cao nhất là 82% và ẩm độ thấp nhất là 79%. Nhiệt độ môi trường nuôi thấp sẽ làm cho quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra chậm, từ đó nồng độ NH3 và H2S sinh ra ít hơn môi trường nuôi có nhiệt độ cao. Theo Konstanczak et al. (1999), ẩm độ tốt cho quá trình phân hủy phân nằm khoảng 50 – 60% nhưng trong thực tế ẩm độ cao hơn nhiều so với nghiên cứu.
4.2 ẢNH HƢỞNG CỦA KHẨU PHẦN TRỘN VIME – YUCCA LÊN NĂNG SUẤT TRỨNG SUẤT TRỨNG
Ảnh hưởng của khẩu phần trộn Vime – Yucca lên năng suất trứng được thể hiện qua bảng và biểu đồ
Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.1 ta thấy:
Về trọng lượng trứng: Nhìn chung các mực độ bổ sung Vime – Yucca không ảnh hưởng lơn lên trong lượng trứng. Ở giai đoạn bổ sung Vime – Yucca lần 1 trọng
lượng trứng ở NT1 và NT2 cao nhất (59,33g) và ĐC có trọng lượng trứng thấp nhất (57,67g), các nghiệm thức sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P≤0,05). Các giai đoạn còn lại các nghiệm thức sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P≤0,05), ở giai đoạn ngừng bổ sung Vime – Yucca lần 1 trọng lượng trứng cao nhất ở NT1 (59,67g), kế đến là NT2 (59g) và thấp nhất là ĐC (58g). Khi bổ sung Vime – Yucca lần 2 trọng lượng trứng ở NT1 (59,67) vẫn đạt cao nhất, kết đến là NT2 (59g) và thấp nhất là ĐC (58,67g). Đến giai đoạn ngừng bổ sung Vime – Yucca lần 2 cả 3 nghiệm thức đều có độ tương đượng gần bằng nhau về trọng lượng, đạt cao nhất vẫn là NT1 (59,33g), kế tiếp là NT2 và ĐC đều đạt (59g). Ta có thể nhận thấy rằng khi bổ sung chế phẩm Vime – Yucca vào thức ăn sẽ làm tăng trọng lượng trứng hơn so với không bổ sung và trong lượng đạt cao nhất ở NT1 so với NT2 và ĐC. Nguyên nhân có thể là do một số chất khoáng trong chất bổ sung tham gia vào quá trình tạo máu như Fe, Cu, Co... một số khác tham gia tạo hệ đệm và men xúc tác cho phản ứng trong cơ thể gia cầm như NaCl, K, Mg, Mn, Zn, I, Se...Chính vì sự bổ sung các men xúc tác làm tăng tỉ lệ tiêu hóa làm cho gà luôn khỏe mạnh không thiếu chất là cho trọng lượng trứng cao hơn.
Về tỷ lệ đẻ: Ở giai đoạn bổ sung Vime – Yucca lần 1 gà nuôi với khẩu phần trên ở NT1 (93,63%) và NT2 (92,53) đều có tỷ lệ đẻ cao hơn khẩu phần đối chứng (91,5%), tuy nhiên sự khác biệt ở tất cả các giai đoạn đều khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05). Đến giai đoạn ngừng bổ sung Vime – Yucca lần 1 tỷ lệ đẻ trứng ở NT1 (94,43%) đạt cao nhất, kế đến là NT2 (94,03%) và thấp nhất vẫn là ĐC (87,08%). Đến giai đoạn bổ sung Vime – Yucca lần 2 tỷ lệ đẻ vẫn tương tự như trên nhưng đến giai đoạn ngừng bổ sung Vime – Yucca lần 2 các nghiệm thức đều có tỉ lệ đẻ gần bằng nhau, cao nhất là NT1 (92,07%), kế đến là NT2 (91,47%) và đạt thấp nhất là ĐC (88,7%). Tại đây ta có thể thấy được sự giảm tỉ lệ để theo thời gian qua nghiệm thức đối chứng và những nghiệm thức có bổ sung chế phẩm Vime – Yucca thì tỉ lệ đẻ vẫn được duy trì ở mức cao hơn so với ĐC, tuy nhiên NT1 có tỉ lệ đẻ cao hơn so với NT2 trong điều kiện cùng bổ sung chế phẩm.
Về tiêu tốn thức ăn/ gà/ ngày: TTTĂ/ gà/ ngày giữa các nghiệm thức khác biệt nhau không đáng kể và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P >0,05). Ở giai đoạn bổ sung Vime – Yucca lần 1, tiêu tốn thức ăn/ gà/ ngày thấp nhất ở NT1 (68,33g/ gà/ ngày), kế đến là ĐC (102g/ gà/ ngày), TTTĂ/ gà/ ngày cao nhất là ở NT2 (106g/ gà/ ngày). Đến giai đoạn ngừng bổ sung Vime – Yucca lần 1, tiêu tốn thức ăn/ gà/ ngày thấp nhất là NT1 (69,32g/ gà/ ngày), kế đến là ĐC (103,67g/ gà/ ngày), và cao nhất là NT2 (106,33g/ gà/ ngày). Ở giai đoạn bổ sung Vime –
Yucca lần 2, mặc dù tiêu tốn thức ăn/ gà/ ngày ở NT1 đã tăng nhiều so với giai đoạn trước nhưng nhìn chung vẫn còn thấp hơn NT2, cụ thể ở cả 2 nghiệm thức NT1 và ĐC tiêu tốn thức ăn/ gà/ ngày bằng nhau (104,67g/ gà/ ngày), cao nhất là NT2 (107,33g/ gà/ ngày). Đến giai đoạn ngừng bổ sung Vime – Yucca lần 2, TTTĂ/ gà/ ngày thấp nhất là ĐC (102,7g/ gà/ ngày), kế đến là NT1 (106g/ gà/ ngày) và cao nhất là NT2 (106,33g/ gà/ ngày).
Tiêu tốn thức ăn, g/ kg trứng: Qua bảng 4.2 có thể thấy được, ở giai đoạn bổ sung