0
Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

BẢNG KÊ DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SOLOHA VIỆT NAM (Trang 72 -74 )

- Hệ thống BCTC gồm:

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY

BẢNG KÊ DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

Biểu 15: Mẫu bảng kê dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Đơn vị: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại SOLOHA Việt Nam Địa chỉ: Số 12B Nguyễn Công Trứ, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

BẢNG KÊ DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

Năm: 2013 Tên hàng hóa hàng hóa Đơn vị tính Số lượng Đơn giá ghi sổ Đơn giá thực tế Mức chênh lệch Mức dự phòng Cộng Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Người lập bảng Trưởng ban

kiểm nghiệm Thủ kho

Kế toán

trưởng Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Thứ hai, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Trong kinh doanh việc luân chuyển vốn nhanh là rất quan trọng đối với tình hình phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, DN bị chiếm dụng vốn đã gây ảnh hưởng nhất định tới kết quả kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, công ty nên trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi bởi lợi ích mà nó mang lại.

Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi (khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,… nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, đơn vị đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần nhưng vẫn không thu được nợ). Theo quy định hiện hành thì các khoản phải thu được coi là khoản phải thu khó đòi phải có các bằng chứng chủ yếu dưới đây:

- Số tiền phải thu, phải theo dõi được cho từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.

- Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ,…

- Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi là:

- Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được;

- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn,…

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi kèm theo các chứng từ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên.

Mức lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo TT 89/2013/TT-BTC (Sửa đổi bổ sung TT 228/2009/TT- BTC) như sau:

 30% đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.  50% đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.  70% đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.  100% đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.

Những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như nợ không có khả năng thu hồi. Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, … thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Số dự phòng phải thu khó đòi phải lập cho kỳ kế hoạch =

Tổng doanh thu bán chịu x

Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính Thực tế tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại SOLOHA Việt Nam, phần lớn khách hàng của công ty là khách hàng quen nên công ty có thể ước tính mức dự phòng nợ phải thu khó đòi căn cứ vào các khoản nợ phải thu quá hạn theo thời gian.

Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ các khoản dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. Để theo dõi tình hình trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, kế toán sử dụng tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” và kế toán theo sơ đồ 3.2:

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Xóa số nợ phải thu khó đòi Cuối năm,lập dự phòng Đồng thời ghi tăng TK 004 phải thu khó đòi

Hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi (số chênh lệch phải lập kỳ này nhỏ hơn kỳ

trước chưa sử dụng hết)

Số nợ xóa sổ lớn hơn mức dự phòng đã lập được ghi bổ sung vào chi phí QLDN kỳ báo cáo Xóa số phải thu khó đòi(Nếu chưa lập dự phòng)

Đồng thời ghi tăng TK 004

Trường hợp đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của các khoản nợ đã thu hồi được, ghi tăng thu nhập khác:

Nợ TK 111, 112,…: Số tiền đã xử lý xóa sổ sau đó lại thu hồi được Có TK 711: Thu nhập khác

Đồng thời ghi vào bên có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”

Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể được bán cho công ty mua, bán nợ. Khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu cho công ty mua, bán nợ và thu được tiền, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112,…: Số tiền đã thu được từ việc bán các khoản nợ phải thu Nợ TK 139( chi tiết): Số chênh lệch được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi đã lập

Có TK 131, 138: Tổng số các khoản phải thu đã thu hay xử lý xóa sổ.

3.4. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾT TOÁNBÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SOLOHA VIỆT NAM (Trang 72 -74 )

×