GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại soloha việt nam (Trang 70 - 72)

- Hệ thống BCTC gồm:

3.3.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY

3.3.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SOLOHA VIỆT NAM

Từ những tồn tại nêu trên, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty nên quan tâm đến những vấn đề sau:

Thứ nhất, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Dự phòng là sự xác nhận về phương diện kế toán một khoản giảm giá trị tài sản hay lợi ích kinh tế của doanh nghiệp do những nguyên nhân mà hậu quả của chúng chưa thực sự chắc chắn.

Thực chất của việc lập dự phòng là sự ghi nhận trước một khoản chi phí mà thực tế chưa phát sinh vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Đây là việc ghi chép của kế toán theo yêu cầu của nguyên tắc thận trọng, khi giá trị có thể thực hiện được của tài sản nhỏ hơn giá gốc, nhằm phản ánh giá trị tài sản của doanh nghiệp sát với giá thị trường. Lập dự phòng làm tăng tổng chi phí, do vậy nó đồng nghĩa với việc tạm thời giảm thu nhập ròng của niên độ báo cáo. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho có ý nghĩa quan trọng đối với Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại SOLOHA Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện thị trường có nhiều biến động như hiện nay và lượng hàng hóa mua vào chờ tiêu thụ ngày càng nhiều do yêu cầu phát triển doanh nghiệp. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ giúp công ty bình ổn giá trị hàng hóa trong kho, tránh được cú sốc giá cả của thị trường nếu có.Bên cạnh đó, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhiều khi đóng vai trò là những bằng chứng quan trọng của công tác kiểm toán nội bộ.

Các khoản dự phòng được tính vào chi phí kinh doanh trong năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm liền sau, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa tồn kho không cao hơn giá cả trên thị trường.

Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập theo các điều kiện: Số dự phòng không được vượt quá số lợi nhuận phát sinh của công ty sau khi đã hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích từ năm trước và có bằng chứng về các hàng hóa tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá thị trường thấp hơn giá gốc ghi trên sổ sách kế toán. Trước khi lập dự phòng, công ty phải lập hội đồng thẩm định mức độ giảm giá của hàng hóa. Căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng thực tế, công ty xác định mức dự phòng theo công thức sau:

Mức dự phòng giảm giá hàng hóa = Lượng hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập BCTC x Giá gốc hàng hóa tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của

HTK

Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá hàng hóa có thể bán trên thị trường tại thời điểm lập BCTC.Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại hàng hóa và tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá hàng hóa của công ty. Bảng kê này chính là căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý của công ty.

Để theo dõi tình hình trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” và kế toán theo sơ đồ 3.1:

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

TK 159 TK 632

(1a) (1b) (1c)

(1a): Cuối niên độ kế toán(hoặc quý) tính, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. (1b): Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) liền sau, trích bổ sung dự phòng giảm giá hàng tồn kho(nếu dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải trích lập cho kỳ tới lớn hơn số dự phòng kỳ trước còn lại)

(1c): Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho( Số dự phòng kỳ trước còn lại lớn hơn số dự phòng phải trích lập cho kỳ tới.

Theo thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2006, thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là thời điểm cuối kỳ kế toán năm.

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại soloha việt nam (Trang 70 - 72)