Nhóm giải pháp liên quan đến thể chế

Một phần của tài liệu ngân hàng nhà nước việt nam với việc điều hành chính sách tiền tệ hiện nay (Trang 27 - 29)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ chính sách tiền tệ

3.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến thể chế

3.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến thể chế

• Tiếp tục hoàn thiện hệ thống ngân hàng

Việc hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian tới không thể tách rời quá trình hoàn thiện hệ thống ngân hàng nói chung và bộ máy tổ chức, điều hành của ngân hàng Nhà nớc nói riêng. Bởi lẽ, hệ thống ngân hàng mà trớc

hết là bộ máy tổ chức ngân hàng trung ơng tơng đối độc lập, lành mạnh và vững chắc là yếu tố đầu tiên đảm bảo tính hiệu lực của chính sách tiền tệ.

Mục tiêu xuyên suốt trong chiến lợc đổi mới và hoàn thiện hệ thống ngân hàng là phải tạo lập một hệ thống ngân hàng đủ mạnh cả về năng lực hoạch định và thực thi chính sách, năng lực quản lý điều hành kinh doanh, đủ mạnh về trình độ công nghệ và kỹ thuật hiện đại để thích ứng với cơ chế thị trờng, trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế của đất nớc và sớm hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế.

• Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, ngân hàng Nhà nớc cần tìm ra điểm dung hòa giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ để đi đến chỗ kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Vì giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ nh tăng trởng, lạm phát và công ăn việc làm có khi mâu thuẫn nhau nên trong quá trình điều hành kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng không nên cực đoan một phía, nhấn mạnh một chiều. Nếu có sự ổn định giá cả, ổn định tiền tệ mà nền kinh tế chỉ dậm chân tại chỗ thì sự ổn định coi nh vô nghĩa. Ngợc lại, nếu tăng trởng mà không ổn định thì sẽ mất đi điều kiện để phát triển, dễ dẫn đến tình trạng kinh tế hỗn loạn và thậm chí còn thụt lùi. Vì vậy, tìm ra điểm dung hòa không chỉ là kỹ thuật mà còn là nghệ thuật điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà n- ớc.

Việt Nam là một nớc nghèo quá độ lên sản xuất lớn. Tăng trởng nhanh và bền vững là lối thoát duy nhất để tránh nguy cơ tụt hậu nhng bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam vừa đi qua khủng hoảng, còn nhiều bất ổn và tiềm ẩn lạm phát cao thì ổn định là mục tiêu rất quan trọng. Vấn đề đặt ra là trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ, ngân hàng Nhà nớc phải tìm ra điểm dung hòa để vừa đảm bảo kiềm chế lạm phát, vừa đa nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trởng với nhịp độ cao.

Để tìm đợc điểm dung hòa cần có sự điều chỉnh của ngân hàng Nhà nớc theo từng thời gian và tình hình cụ thể mà sự điều chỉnh từng mục tiêu là cần thiết và không đồng đều nh nhau, nhng phải quán triệt nguyên tắc: các mục tiêu ngắn hạn phải phục vụ cho mục tiêu dài hạn, còn mục tiêu dài hạn phải chi phối các mục tiêu ngắn hạn. Ngân hàng Nhà nớc phải tập trung vào việc nhấn mạnh tăng trởng kinh tế và toàn dụng nhân công tuy nhiên vẫn phải chú ý đến kiềm chế lạm phát. Đây chính là điểm dung hòa, điều này chứng tỏ nghệ thuật điều hành chính sách tiền tệ là làm sao tạo ra sức tác động tối đa đến mục tiêu chủ yếu nhất trong khi không làm tổn hại quá mức đến các mục tiêu khác của toàn bộ hệ thống kinh tế vĩ mô.

• Sử dụng linh hoạt và mềm dẻo các công cụ điều tiết của chính sách tiền tệ. Mục đích chủ đạo, lâu dài của Việt Nam là hớng tới sự tăng trởng cao và bền vững, các công cụ chính sách tiền tệ thờng đợc sử dụng là: duy trì nguyên tắc lãi suất thực dơng, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp với các tổ chức tín dụng, duy trì chế đọ tỷ giá hối đoái ổn định, … Tuy nhiên, nếu những công cụ trên sử dụng một cách cứng nhắc sẽ gây tác động xấu đối với những mục tiêu ngắn hạn và những

biến động bất thờng có thể xảy ra. Vì vậy, lãi suất dơng đến mức độ nào để hiệu quả chống lạm phát không ảnh hởng đến đầu t của đất nớc; hoặc tỷ giá ổn định nh- ng khi cần thiết thì phải phá giá để tạo động lực cho xuất khẩu; … làm nh vậy là thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ, nh thế ngân hàng Nhà nớc sẽ thực sự thành công trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô.

• Nâng cao hơn nữa tính độc lập tơng đối của ngân hàng Nhà nớc Việt Nam trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ.

• Cần có sự thống nhất và đồng bộ của các bộ luật, văn bản pháp quy có liên quan mà chính phủ đã ban hành, từ đó đảm bảo tính hiệu lực của hai bộ luật ngân hàng cũng nh toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy của ngành.

• Cần xây dựng và ban hành các văn bản dới luật bổ sung cho hai luật nhanh chóng và kịp thời. Tuy ngân hàng đã có nhiều văn bản pháp quy mới ban hành nh- ng cha đầy đủ. Vì vậy, nay trong hệ thống văn bản pháp luật vẫn còn nhiều chỗ bị “bỏ ngỏ” vì cha có văn bản thay thế hoặc nếu có thì cũng cha có nghị định hớng dẫn cụ thể.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động thanh toán, tạo điều kiện cho thanh toán không dùng tiền mặt đến năm 2005; trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật có liên quan khác nhằm xây dựng môi tr- ờng kinh doanh tiền tệ, ngân hàng minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, phù hợp dần với thông lệ và chuẩn mực quốc té.

Khi hành lang pháp lý cha đầy đủ thì hoạt động tiền tệ ngân hàng nói chung

và quá trình thực thi chính sách tiền tệ nói riêng vẫn nằm trong thế bất ổn. Vì vậy, trong những năm trớc mắt, việc hoàn thiện, bổ sung triển khai có hiệu quả hệ thống văn bản pháp luật của ngân hàng là những việc cần làm ngay, góp phần nâng cao hiệu lực điều tiết vĩ mô của chính sách tiền tệ quốc gia.

Một phần của tài liệu ngân hàng nhà nước việt nam với việc điều hành chính sách tiền tệ hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w