II. Thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty cổ phần Đầu Tư – Tư Vấn và Xây Dựng
1. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty cổ phần Đầu Tư – Tư Vấn và Xây Dựng
1.4. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo trình độ lành nghề của người lao động
Hv = 13.894.246.440
168
Chỉ số lợi nhuận trên vốn đầu tư HP/V năm 2009:
HP/V = 1.287.280.321
13.894.246.440
Như vậy cứ 100 đồng tiền vốn đầu tư công ty sẽ thu được 9,26 triệu đồng
1.4. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo trình độ lành nghề của người lao động người lao động
Bởi đây là công ty chuyên đầu tư – tư vấn và xây dựng để đảm bảo trình độ thi công nên bộ phận lao động thường xuyên của công ty bao gồm 5 bậc thợ từ bậc 3 đến bậc 7 được thể hiện rõ qua bảng sau:
Bảng 13. Bậc thợ công nhân của công ty
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Người Tỷ trọng % Người Tỷ trọng % Người Tỷ trọng % 1 Bậc 3 48 40 51 40 42 30 2 Bậc 4 - 5 36 30 38 30 50 35 3 Bậc 6 - 7 36 30 38 30 50 35 Tổng số 120 100 127 100 142 100
( Nguồn: Báo cáo nhân lực của công ty năm 2009 )
Qua bảng ta thấy bậc thợ công nhân của công ty khá cao. Điều đó chứng trình độ lành nghề của công nhân về cơ bản là vững, nhưng ta lại thấy tổng số công
nhân qua các năm đều tăng mà tỷ trọng bậc thợ từ năm 2007 đến năm 2008 vẫn giữ nguyên, đến năm 2009 mới tăng lên là do việc tổ chức thi nâng bậc của công ty 2 năm mới được tổ chức một lần. Bởi vậy có thể sẽ dẫn đến một số bất cập về kết quả sản xuất kinh doanh từ đó ảnh đến việc sử nhân lực không đạt hiệu quả như mong muốn của công ty.
Khi phân tích hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo trình độ lành nghề của người lao động thì một trong các yếu tố cũng rất quan trọng không thể thiếu để đánh giá trình độ lành nghề của người lao động đó là cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo của công ty. Từ Bảng 4: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ trang 27, ta thấy trình độ trên đại học, đại học và công nhân sản xuất tăng đều qua các năm và số lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng đều đặn, còn trình độ cao đẳng , trung cấp có xu hướng giảm dần, điều đó cho thấy trình độ lành nghề của người lao động ở đây khá là chọn lọc và chuyên nghiệ. Tuy nhiên công nhân lái xe, máy lại tăng khá nhiều trong đội ngũ lao động thường xuyên củ công ty, nhất là năm 2009 lên tới 32 người trên tổng số lao động của công ty là 168 người, như vậy là hơi lãng phí nhân lực, bởi công nhân lái xe có thể thuê ngoài theo mùa vụ tại các địa phương thi công.
Khi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của mình, công ty đã đánh giá thông qua các tiêu chuẩn do chính người lao động tự đánh giá như sau:
* Đối với cán bộ thuộc khối văn phòng của công ty, các chỉ tiêu bao gồm:
- Có kiến thức nghề nghiệp chuyên môn. - Có khả năng nhìn xa trông rộng.
- Có kỹ năng thuyết phục và biết tham khảo ý kiến của người khác . - Có tính nguyên tắc, vui vẻ, nhạy bén
- Biết bố trí các công việc quản lý và phối hợp hoạt động cùng nhóm nhân viên khác.
- Biết xử lý thông tin, hành động kịp thời...
Tuỳ từng loại lao động quản lý mà mức độ quan trọng của các chỉ tiêu khác nhau.
* Đối với lao động trực tiếp:
- Có tinh thần đồng đội.
- Giữ gìn vệ sinh nơi làm việc đảm bảo an toàn lao động. - Tôn trọng kỷ luật.
- Có sự tận tâm.
- Phục vụ khách hàng lịch sự.
Với việc đánh giá này mỗi chỉ tiêu là 10 điểm. Bảng này được đánh giá bởi các trưởng phó phòng hoặc giám đốc công ty.
Việc đánh giá chất lượng lao động trong từng công việc ở từng phòng ban, bộ phận được làm bởi một ban kiểm tra. Sau khi kiểm tra nếu thấy đầy đủ tiêu chuẩn sẽ thuyên chuyển đến vị trí khác hoặc tiếp tục đào tạo. Ta có thể thấy kết quả kiểm tra qua báo cáo kiểm tra chất lượng tại phân xưởng hoàn thành
Bảng 14:Đánh giá chất lượng công việc một số bộ phận của công ty tại thời điểm năm 2009
Tên công việc Chất lượng nhân viên
Giỏi Tốt TB Kém
Xây dựng
Thiết kế lập dự án Kinh doanh vận tải
69% 60% 67% 21,8% 30,6% 23% 9,2% 7% 30% 2,4%
( Nguồn: Báo cáo chất lượng nguồn nhân lực năm 2009)
Qua bảng số liệu trên ta thấy chất lượng nhân lực tại công ty là rất tốt, chất lượng nguồn nhân lực đạt lọai giỏi chiếm từ 60% trở lên. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một 2,4% tại bộ phận thiết kế lập dự án chưa đạt yêu cầu. Do vậy công ty cần có phương pháp đào tạo nhân công để nâng cao tay nghề, làm việc có hiệu quả hơn cho công ty.
Tổng số người lao động trong công ty là 150 người tính đến năm 2009. Trong đó 5 người trên đại học, 25 người trình độ đại học còn lại là bậc trung học và cao đẳng và các một sồ người lao động trực tiếp với trình độ tay nghề bậc 5 tở lên.
Như vậy, trình độ lao động tại công ty cổ phần Đầu Tư – Tư Vấn và Xây Dựng 289 chưa cao: Số lao động có trình độ đại học và tên đại học thấp (chiếm 20%): Số công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn điều đó tạo điều kiện cho việc phân
công bố trí lao động, huy động được tối đa số lượng công nhân vào sản xuất. Nhưng lại có sự hạn chế về trình độ kỹ thuật của đội ngũ công nhân. Vì vậy công ty cần có những biện pháp, chính sách nhằm đào tạo buồi dưỡng và phát triển người lao động. Có biện pháp thu hút nhân tài( những người cò trình độ tay nghề, chuyên môn, có khả năng tổ chức, bố trí sắp xếp công việc hợp lý nhằm quản lý và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả) cho công ty.