Tổng chi phí sản xuất lúa của nông hộ trong suốt quá trình sản xuất bao gồm chi phí giống. chi phí phân, chi phí thuốc BVTV, chi phí lao động thuê, chi phí lao động gia đình và chi phí máy móc, nhiên liệu.
52
Bảng 4.10: Tổng hợp chi phí đầu vào của nông hộ
Đơn vị tính: Ngàn đồng/1000m2
Khoản mục
Ngoài mô hình Trong mô hình
Giá trị t Mức ý nghĩa Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Chi phí giống 203,20 10,29 189,61 10,51 1,809 0,074 Chi phí phân 526,24 26,64 468,94 25,99 4,268 0,000 Chi phí thuốc BVTV 526,68 26,66 474,61 26,30 2,735 0,007 Chi phí lao động thuê 219,32 11,10 216,33 11,99 0,207 0,836 Chi phí lao động
gia đình 144,91 7,33 120,46 6,68 1,514 0,133
Chi phí máy móc,
nhiên liệu 355,23 17,98 334,46 18,54 2,413 0,018
Tổng chi phí 1975,60 100,00 1804,40 100,00 6,988 0,000
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Đông Bình, 2013
Các chi phí sản xuất lúa trung bình trên 1000m2 tại xã Đông Bình đƣợc thể hiện ở bảng 4.10. Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ, do đó tiết kiệm chi phí sẽ nâng cao lợi nhuận thu đƣợc. Từng loại chi phí chiếm một tỷ trọng khác nhau ở trong và ngoài mô hình CĐML, cho thấy tùy theo mỗi mô hình mà chúng ta có kỹ thuật sản xuất riêng, biết đƣợc những chi phí chủ chốt sẽ góp phần điều chỉnh yếu tố đầu vào hợp lý hơn. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí là chi phí thuốc BVTV chiếm khoảng 26,3% đối với nông hộ trong mô hình và nông hộ ngoài mô hình chiếm khoảng 26,66% tổng chi phí sản xuất. Kế đến là chi phí phân chiếm khoảng 25,99% tổng chi phí của nông hộ trong mô hình và 26,64% tổng chi phí của nông hộ ngoài mô hình. Tiếp theo là chi phí máy móc, nhiên liệu chiếm 18,54% chi phí của nông hộ trong mô hình và chi phí của nông hộ ngoài mô hình chiếm 17,98%. Kế đến chiếm 11,99 % và 11,10% tổng chi phí của nông hộ trong và ngoài mô hình là chi phí lao động thuê. Chi phí giống trong mô hình chiếm 10,51% so với 10,29% nông hộ ngoài mô hình. Thấp nhất là chi phí lao động gia đình với 7,33% và 6,68% đối với nông hộ trong và ngoài mô hình. Một cách tổng quát hơn, tổng chi phí canh tác của 2 mô hình đƣợc thể hiện bằng biểu đồ dƣới đây:
53
ĐVT: Ngàn đồng/1000m2
Hình 4.3: Tổng chi phí sản xuất của nông hộ trong và ngoài mô hình CĐML
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Đông Bình, 2013
Nhìn chung có sự khác biệt về tổng chi phí sản xuất trung bình của nông hộ trong và ngoài mô hình ở mức ý nghĩa 1%. Tổng chi phí trung bình của nông hộ trong mô hình là 1804,40 ngàn đồng/1000m2
so với nông hộ ngoài mô hình là 1975,6 ngàn đồng/1000m2. Để thấy rõ hơn về sự chênh lệch các khoản chi phí trong và ngoài mô hình ta nhìn vào hình dƣới đây:
Đơn vị tính: Ngàn đồng/1000m2
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Đông Bình, 2013
54
Nhìn vào hình trên ta thấy các khoản chi phí của nông hộ sản xuất lúa trong mô hình đều thấp hơn nông hộ nằm ngoài mô hình. Nguyên nhân là do các nông hộ trong mô hình đƣợc công ty bao hỗ trợ giá giống, sản xuất và thu hoạch đồng loạt giảm đƣợc các chi phí về máy móc và nhiên liệu, áp dụng đồng loạt cơ giới hóa trong sản xuất, đồng thời đƣợc sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông và cán bộ kỹ thuật giúp nông dân thăm đồng và phát hiện dịch bệnh kịp thời chữa trị theo các biện pháp KHKT giúp nông dân giảm bớt chi phí đầu tƣ. Từng loại chi phí sẽ sẽ có sự khác biệt khác nhau, sau đây ta sẽ lần lƣợt tìm hiểu về từng khoản mục chi phí của nông hộ trong và ngoài mô hình.
4.2.1.1 Chi phí giống
Giống là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Chi phí giống phụ thuộc vào giá giống và lƣợng giống mà nông hộ sử dụng. Giá giống của các nông hộ khác nhau tùy thuộc và nguồn giống mà nông hộ lấy để sản xuất. Còn về lƣợng giống, đa số nông hộ trong mô hình chọn phƣơng pháp sạ hàng nên lƣợng giống sử dụng đã hạn chế, còn nông hộ ngoài mô hình vẫn còn sản xuất theo kinh nghiệm đa số chọn phƣơng pháp sạ tay truyền thống nên lƣợng giống vẫn còn cao. Cụ thể lƣợng giống mà nông hộ sử dụng đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:
Bảng 4.11: Lƣợng giống nông hộ sử dụng Khoản mục Ngoài mô hình
(Kg/1000m2) Trong mô hình (Kg/1000m2) Giá trị t Mức ý nghĩa Trung bình 18,86 14,18 8,34 0,000 Lớn nhất 24 18 Nhỏ nhất 12 12
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Đông Bình, 2013
Nhìn vào bảng 4.11 ta thấy có sự khác biệt về lƣợng giống trung bình mà nông hộ trong và ngoài mô hình sử dụng ở mức ý nghĩa 1%, nông hộ ngoài mô hình sử dụng lƣợng giống trung bình là 18,86 kg/1000m2, lớn nhất là 24 kg/1000m2 và nhỏ nhất là 12 kg/1000m2 và lƣợng giống trung bình của nông hộ trong mô hình là 14,18 kg/1000m2
(thấp hơn nông hộ ngoài mô hình là 4,68 kg/1000m2), với lƣợng sử dụng cao nhất là 18 kg/1000m2, nhỏ nhất là 12 kg/1000m2.
Từ sự khác biệt đó, ta thấy chi phí giống của nông hộ có sự chênh lệch. Cụ thể dựa vào bảng 4.11 ta thấý chi phí giống trung bình của nông hộ trong mô hình là 189,61 ngàn đồng/1000m2, thấp hơn nông hộ ngoài mô hình là
55
13,59 ngàn đồng/1000m2, có sự khác biệt về chi phí giống trung bình của nông hộ trong và ngoài mô hình ở mức ý nghĩa 10%. Do các nông hộ trong mô hình đƣợc công ty hỗ trợ giá giống, bên cạnh đó họ còn sử dụng phƣơng pháp sạ hàng thay vì sạ tay nên chi phí giống của nông hộ trong mô hình thấp hơn nông hộ ở ngoài mô hình.
4.2.1.2 Chi phí phân bón
Chi phí phân bón là tổng số tiền nông hộ bỏ ra mua phân bón cho trên diện tích sản xuất của họ. Công thức bón, loại phân, thời điểm bón của nông hộ trong thƣờng dựa vào kinh nghiệm của bản thân, hoặc do đƣợc tập huấn kỹ thuật.
Các loại phân thƣờng đƣợc nông hộ sử dụng là NPK (20-20-15), NPK (16-16-8), Urê , DAP, Kali,…
+ Phân Urê là chất tạo hình của cây lúa đƣợc xem là thành phần chủ yếu của protein.
+ Phân Lân giúp hình thành các bộ phận mới của cây, kích thích sự phát triển của rễ cây, đẻ nhánh nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều, giúp rễ cây ăn sâu vào đất, lan rộng ra chung quanh, chống chịu đƣợc hạn và ít đỗ ngã. Lân giúp tăng đặc tính chống chịu với yếu tố không thuận lợi nhƣ : chống rét, chống hạn, độ chua đất, một số sâu bệnh..
+ Phân Kali giúp tổng hợp và vận chuyển các chất làm cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chống chịu đối với tác động không có lợi từ bên ngoài, chống một số bệnh..góp phần phẩm chất lúa góp phần tăng năng suất của cây. Kali làm hạt lúa tròn, sáng chắc tăng khả năng bảo quản.
Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy có sự khác biệt về chi phí phân bón trung bình của nông hộ trong và ngoài mô hình ở mức ý nghĩa 1%, chi phí phân bón của nông hộ trong mô hình là 468,94 ngàn đồng/1000m2
thấp hơn nông hộ ngoài mô hình là 57,3 ngàn đồng/1000m2
(nông hộ ngoài mô hình là 526,24 ngàn đồng/1000m2
). Việc sử dụng phân bón cũng còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và đặc tính của giống nên liều lƣợng sử dụng sẽ khác nhau.Theo số liệu điều tra thực tế 100 nông hộ tại địa bàn nghiên cứu thì lƣợng N, P, K nguyên chất mà nông hộ sử dụng đƣợc thể hiện qua bảng sau:
56 Bảng 4.12: Lƣợng N, P, K nông hộ sử dụng
Khoản mục Ngoài mô hình (Kg/1000m2) Trong mô hình (Kg/1000m2) Giá trị t Mức ý nghĩa Lƣợng N 10,92 8,78 6,55 0,000 Lƣợng P 7,53 6,67 3,51 0,001 Lƣợng K 4,50 4,27 0,81 0,418
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Đông Bình, 2013
Nhìn vào bảng 4.12, ta thấy lƣợng N, lƣợng P, lƣợng K nguyên chất của nông hộ trong mô hình đều thấp hơn nông hộ ngoài mô hình. Với mức ý nghĩa 1%, có sự khác biệt về lƣợng N và lƣợng P nguyên chất mà nông hộ trong và ngoài mô hình sử dụng. Lƣợng N nguyên chất đƣợc nông hộ sử dụng cao nhất và lƣợng này nông hộ trong mô hình sử dụng 8,78 kg/1000m2
thấp hơn nông hộ ngoài mô hình là 2,14 kg/1000m2 (nông hộ ngoài mô hình là 10,92 kg/1000m2). Lƣợng P nguyên chất cũng đƣợc sử dụng khá cao với 6,67 kg/1000m2 nông hộ trong mô hình sử dụng, thấp hơn nông hộ ngoài mô hình là 0,86 kg/1000m2. Thấp nhất là lƣợng K nguyên chất, lƣợng này đƣợc nông hộ trong mô hình sử dụng 4,27 kg/1000m2
và nông hộ ngoài mô hình sử dụng 4,5 kg/1000m2, tuy có phần chênh lệch nhƣng lƣợng K nguyên chất của 2 mô hình không có sự khác biệt cho thấy nhu cầu sử dụng lƣợng K nguyên chất của 2 mô hình là tƣơng đƣơng nhau. Để thấy rõ hơn về sự chênh lệch lƣợng N, P, K nguyên chất của hai mô hình ta quan sát hình sau:
57
Đơn vị tính: Kg/1000m2
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Đông Bình, 2013
Hình 4.5: So sánh lƣợng phân bón giữa hai mô hình
4.2.1.3 Chi phí thuốc BVTV
Đây là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí vì vụ đông Xuân năm 2012- 2013 có khoảng hơn 80% nông hộ sử dụng giống chất lƣợng cao (cụ thể là guống Jacmin 85, ) do đặc tính giống có hạt gạo dẽo và thơm nhẹ, bên cạnh đó thời tiết biến động thất thƣờng nên sâu bệnh và rầy nâu tƣơng đối nhiều. Qua phỏng vấn thực tế tại địa bàn nghiên cứu thì nông hộ sử dụng rất nhiều loại thuốc BVTV:
- Thuốc ốc: thời gian sạ lúa vụ Đông Xuân vào khoảng tháng 9-10, đó cũng là thời điểm nƣớc lũ vừa mới rút, nƣớc lũ mỗi năm tràn về ruộng, kéo theo đó là một lƣợng lớn ốc bƣơu vàng. Nếu không kịp thời tiêu diệt chúng, khi rút nƣớc chúng sinh sản nhanh, cắn phá, gây thiệt hại lớn cho bà con. Do đó, khi gieo sạ, nông dân thƣờng rãi hoặc xịt các loại thuốc diệt ốc: Boing, Tatoo, Snail,….
- Thuốc trị rầy: các loại gống lúa thƣờng rầy ít xuất hiện hơn loại giống Jasmine 85, do đó vào vụ Đông Xuân nông dân thƣờng sử dụng các loại thuốc : Chess, Schez gold, Bassa 50EC, Ameta 150SC,…
-Thuốc trừ sâu, bệnh: thời tiết thay đổi làm cho nấm bệnh xuất hiện nhiều trên cây lúa, các loại nấm bệnh thƣờng xuất hiện nhiều nhƣ: đạo ôn,
58
đốm vằn, cháy bìa lá,…. do đó để phòng trừ, nông dân thƣờng sử dụng các loại thuốc: TT Basu 250WP, Vitako, Indo super, sunfaron, Beam, Filia…
-Thuốc trừ cỏ: các loại cỏ khó trị nhƣ: đuôi phụng, cỏ chỉ, cỏ chác,… hiện nay, nông dân không phải mất nhiều công sức để ra ruộng làm cỏ do nhiều công ty đã tạo ra các loại thuốc hóa học có tính năng diệt cỏ hiệu quả: Pyanco, Topsop,Nominee 10SC,…
-Thuốc dưỡng: cây lúa cần nhiều chất dinh dƣỡng bổ sung cho cây, để cây phát triển tốt, năng suất cao hơn. Các loai thuốc: Comcat, Bom flower, Antracol,….
Nhìn vào bảng 4.10, với mức ý nghĩa 1% ta thấy có sự khác biệt về chi phí thuốc BVTV trung bình của nông hộ ở hai mô hình, nông hộ trong mô hình chi một khoảng trung bình là 474,61 ngàn đồng/1000m2, khoản chi phí này khá cao nhƣng vẫn thấp hơn nông hộ ngoài mô hình 52,07 ngàn đồng/1000m2
(chi phí của nông hộ ngoài mô hình là 526,68 ngàn đồng/1000m2
).
4.2.1.4 Chi phí lao động
Lao động là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Lao động bao gồm lao động gia đình và lao động thuê. Trong hoạt động sản xuất lúa thì lao động thuê ở hầu hết các khâu từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc quá trình canh tác: làm đất, gieo trồng, làm cỏ, bón phân, phun xịt thuốc BVTV, cắt lúa, suốt lúa, bốc vác, vận chuyển, phơi sấy. Tất nhiên, không phải nông hộ nào cũng thuê tất cả các khâu mà họ có thể sử dụng lao động nhà nhằm giảm bớt chi phí canh tác. Tùy vào mỗi khâu sẽ có cách trả tiền thuê lao động khác nhau. Khâu bón phân (tính theo bao phân), nông dân thƣờng thuê 30 ngàn đồng/bao; xịt thuốc (tính theo bình) 10 ngàn đồng/bình xịt. Còn về các khâu nhƣ đánh đƣờng nƣớc, đắp mẫu, dặm, phơi,… đƣợc tính theo ngày công, mỗi ngày công đƣợc hiểu là ngày làm việc bình thƣờng gồm có 8 tiếng, thƣờng bắt đầu từ 6 giờ sáng đến 14 giờ chiều đối với khâu đánh đƣờng nƣớc, đắp mẫu hay dặm, đơn giá là từ 120 -150 ngàn đồng/ngày công. Còn khâu phơi lúa thƣờng bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều, đơn giá là 120 ngàn đồng/ ngày công.
Dựa vào bảng 4.10 ta thấy chi phí lao động thuê trung bình của nông hộ trong mô hình là 219,3 ngàn đồng /1000m2
và ngoài mô hình là 216,33 ngàn đồng /1000m2, chi phí lao động gia đình của nông hộ trong và ngoài mô hình lần lƣợt là 120,91 ngàn đồng /1000m2 và 144,91 ngàn đồng /1000m2, cao hơn trong mô hình là 24,45 ngàn đồng /1000m2. Chi phí lao động thuê và gia đình
59
ở hai mô hình có sự chênh lệch nhƣng không có sự khác biệt cho thấy nhu cầu sử dụng lao động ở hai mô hình là nhƣ sau.
4.2.1.6 Chi phí máy móc, nhiên liệu
Ngoài yếu tố lao động thì thì các khâu sử dụng máy móc cũng chiếm phần quan trọng trong suốt quá trình sản xuất vì ngày nay cơ giới hóa đƣợc sử dụng rất phổ biến. Thƣờng thì các khâu nhƣ làm đất (cày, xới, trục đất), bơm nƣớc, cắt lúa nông dân thƣờng mƣớn máy và trả tiền theo cách giao khoán theo diện tích lúa (tính theo công). Ngoài ra các hộ có sẵn máy bơm nƣớc ở nhà thì khâu bơm nƣớc chỉ tính phần nhiên liệu đƣợc sử dụng trong suốt vụ sản xuất. Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy có sự khác biệt về chi phí máy móc, nhiên liệu trung bình của nông hộ trong và ngoài mô hình ở mức ý nghĩa 5%, trong mô hình chi phí máy móc, nhiên liệu là 334,46 ngàn đồng/1000m2
thấp hơn nông hộ ngoài mô hình là 20,77 ngàn đồng/1000m2
.