0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Thực trạng sản xuất lúa của nông hộ Error! Bookmark not defined.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ THAM GIA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN VỤ ĐÔNG XUÂN 2012 2013 TẠI XÃ ĐÔNG BÌNH, HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 43 -51 )

4.1.2.1 Giống lúa sản xuất

Việc lựa chọn giống trong sản xuất lúa cũng góp phần quan trọng trong việc ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Tại địa bàn nghiên cứu các loại giống đƣợc nông hộ sử dụng là Jasmine 85, OM4218, IR50404. Tình hình sử dụng các loại giống của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:

44 Bảng 4.3: Loại giống nông hộ sử dụng

Loại giống

Trong mô hình Ngoài mô hình Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Jasmine 85 50 100 30 60 OM4218 0 0 2 4 IR50404 0 0 18 36 Tổng 50 100 50 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Đông Bình, 9/2013

Qua bảng 4.3 ta thấy, 100% nông hộ tham gia mô hình CĐML đều đồng loạt sử dụng một loại giống duy nhất đó là giống Jasmine 85. Khi nông hộ đồng loạt sử dụng cùng một loại giống nhƣ vậy thì khi sản xuất sẽ xuống giống và thu hoạch cùng thời điểm, giúp cây lúa giảm đƣợc dịch bệnh, sâu rầy đồng thời khâu cơ giới hóa trong sản xuất đƣơc áp dụng đồng loạt góp phần giảm đƣợc thất thoát trong thu hoạch cũng nhƣ chi phí sản xuất của nông hộ tham gia mô hình. Đối với nông hộ ngoài mô hình có 30 hộ (chiếm 60%) sử dụng giống Jasmine 85 và có tới 18 hộ tƣơng ứng với tỉ lệ 36% sử dụng giống IR50404 do những hộ này chỉ sản xuất theo kinh nghiệm chƣa áp dụng giống mới vào sản xuất, vì họ còn bảo thủ cũng nhƣ chƣa biết cách chăm sóc giống lúa mới nên chƣa mạnh dạn đầu tƣ.

Nguồn cung cấp giống cho nông hộ đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng 4.4 sau:

Bảng 4.4: Nguồn cung cấp giống cho nông hộ

Nguồn giống

Trong mô hình Ngoài mô hình Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Tự sản xuất 5 10 11 22 Công ty Gentraco 20 40 0 0

Mua từ ngƣời quen 0 0 11 22

Trung tâm giống 25 50 28 56

Tổng 50 100 50 100

45

Qua bảng trên ta thấy có 20 nông hộ trong mô hình (chiếm 40%) đƣợc cung cấp giống từ công ty Gentraco, do mô hình mới đƣợc thành lập nên chƣa thu hút sự đầu tƣ của các công ty nên khâu cung cấp đầu vào cũng nhƣ đầu ra còn hạn chế. Có 25 hộ trong mô hình (chiếm 50%) và 28 nông hộ ngoài mô hình với tỉ lệ tƣơng ứng là 56% mua giống từ trung tâm giống, điều này cho thấy những nông hộ này nhận thức đƣợc tầm quan trong của việc chon giống tốt vì giống tốt sẽ đạt đƣợc năng suất cao. Một số khác mua giống nguyên chủng để tự sản xuất có 22% nông hộ trong mô hình và 10% nông hộ ngoài mô hình. Và có 11 hộ chiếm tỉ lệ 22% nông hộ nằm ngoài mô hình mua giống từ ngƣời quen để sản xuất.

4.1.2.2 Kỹ thuật sản xuất

Kỹ thuật canh tác mới đƣợc nông dân trên cả nƣớc áp dụng và mang lại nhiều hiệu quả khá cao. Cán bộ khuyến nông cùng với nhân viên công ty đã giới thiệu cũng nhƣ hƣớng dẫn để nông hộ có thể áp dụng KHKT mới vào sản xuất.

Bảng 4.5: Kỹ thuật áp dụng

Mô hình Trong mô hình Ngoài mô hình

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Giống mới 50 100 24 48 IPM 37 74 18 36 Sạ hàng 35 75 18 36 3 giảm 3 tăng 41 82 12 24 1 phải 5 giảm 31 62 3 6

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Đông Bình, 2013

Mô hình giống mới luôn đƣợc cán bộ khuyến nông cũng nhƣ thông tin báo đài khuyến khích nông dân áp dụng. Có 100% nông hộ trong mô hình và 48% nông hộ nằm ngoài mô hình áp dụng mô hình này. Mô hình IPM cũng đang đƣợc ứng dụng rộng rãi với 37 hộ (chiếm 74%) trong mô hình và 5 hộ (chiếm 10%) ngoài mô hình áp dụng. Mô hình này giúp nông dân quản lý tốt dịch bệnh tổng hợp, có biện pháp đúng và kịp thời để bảo vệ cây lúa.

Trong những năm gần đây, sử dụng máy sạ hàng kéo lúa để gieo sạ giúp giảm đƣợc công lao động thay vì sạ tay nhƣ trƣớc kia, đồng thời cũng giảm đƣợc lƣợng giống cũng nhƣ giảm dịch bệnh, giúp tiết kiệm chi phí. Có 35 hộ

46

(chiếm 75%) trong mô hình và 18 hộ (chiếm 36%) ngoài mô hình đã áp dụng phƣơng pháp sạ hàng trong sản xuất lúa.

Mô hình 3 giảm 3 tăng và 1 phải 5 giảm cũng đang đƣợc nông dân tại địa bàn nghiên cứu ứng dụng rộng rãi. Có 41 nông hộ trong mô hình và 12 nông hộ ngoài mô hình áp dụng mô hình 3 giảm 3 tăng. Mô hình 1 phải 5 giảm đƣợc mở rộng từ mô hình “3 giảm 3 tăng” có 62% (31 hộ) trong mô hình áp dụng. Chỉ có 3 hộ ngoài mô hình chiếm 6% ứng dụng mô hình này. Từ đó cho thấy những nông hộ trong mô hình áp dụng nhiều các mô hình KHKT mới hơn so với các nông hộ ngoài mô hình, do các nông hộ trong mô hình đƣợc các cán bộ khuyến nông, nhân viên công ty giới thiệu cũng nhƣ hƣớng dẫn cho nông dân biết đƣợc cách áp dụng cũng nhƣ cho họ biết đƣợc tầm quan trong trong việc ứng dụng KHKT vào trong sản xuất lúa nên họ áp dụng nhiều hơn

Nông dân biết đến nguồn thông tin KHKT trên từ các nguồn khác nhau. Cụ thể đƣợc thể hiện qua hình 4.1 nhƣ sau:

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Đông Bình, 2013

Hình 4.1: Nguồn thông tin KHKT của nông hộ

Đa số các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu đều tiếp cận nguồn thông tin khoa học kỹ thuật bằng phƣơng tiện thông tin đại chúng. Vì ngày nay xã hội càng phát phát triển, hầu hết các nông hộ củng cố các phƣơng tiện nghe nhìn để tiếp thu nguồn kiến thức mới. Sau kết quả điều tra thực tế cho thấy có 100%

47

nông hộ trong mô hình và 70% nông hộ ngoài mô hình tiếp cận bằng phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Đối với nông hộ nằm trong mô hình CĐML có tần số tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật khá cao bằng nhiều hình thức khác nhau. Có 72% nông hộ biết đến KHKT nhờ nhân viên công ty thuốc BVTV. Vì tham gia mô hình nông dân sẽ có đƣợc các nhân viên công ty thuốc BVTV thƣờng xuyên hỗ trợ kỹ thuật cũng nhƣ hƣớng dẫn cách thức sản xuất mới đạt hiệu quả cao. Trên địa bàn nghiên cứu có 66% nông hộ đƣợc biết đến thông tin KHKT từ các cán bộ khuyến nông. Ngoài ra có 34% nông hộ đƣợc biết đến từ ngƣời quen và còn lại 28% nông hộ tiếp cận đƣợc với KHKT từ các trƣờng, viện.

Còn đối với nông hộ ngoài mô hình tiếp cận đƣợc với thông tin KHKT từ các nguồn với tấn số thấp hơn. Có 38% nông hộ biết đến KHKT từ cán bộ khuyến nông, 26% nông hộ tiếp cận từ ngƣời quen. Bên cạnh đó có 20% và 6% nông hộ biết đến KHKT lần lƣợt từ nhân viên công ty thuốc BVTV và cán bộ từ các trƣờng, viện. Nguyên nhân nông hộ chƣa biết đến KHKT nhiều là do họ chƣa có nhận thức cao về tầm quan trọng của KHKT. Bên cạnh đó, các nông hộ ngoài mô hình chƣa có nhiều điều kiện để tiếp cận với KHKT hơn so với các nông hộ trong mô hình.

Ở địa bàn nghiên cứu thì cán bộ huyện, xã có tổ chức các buổi tập huấn về kỹ thuật canh tác cho nông dân.

Bảng 4.6 : Tỷ lệ tham gia tập huấn của nông hộ

Tập huấn kỹ thuật Ngoài mô hình Trong mô hình Số hộ Tỷ trọng

(%)

Số hộ Tỷ trọng (%)

Có tham gia tập huấn 11 22 43 86

Không tham gia tập huấn 39 78 7 14

Tổng 50 100 50 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Đông Bình, 2013

Trong 100 nông hộ đƣợc phỏng vấn thì có 43 hộ (chiếm 86%) trong mô hình và 11 hộ nằm ngoài mô hình đƣợc tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật. Còn lại có 7 hộ trong mô hình và 39 hộ ngoài mô hình không tham gia buổi tập huấn nào.Nội dung tập huấn chủ yếu là kỹ thuật trồng lúa, sử dụng thuốc BVTV theo quy tắc “4 đúng”, phổ biến lịch gieo sạ hợp lý để có thể tập trung hơn….Tuy nhiên, nông dân vẫn còn trồng lúa dựa theo kinh nghiệm bản thân tƣơng đối nhiều, chứ không áp dụng những gì đã đƣợc tập huấn. Sở dĩ các hộ

48

không tham gia các buổi tập huấn là do họ không có thời gian để tham gia, một phần vì nơi tổ chức xa chỗ ở của họ, điều kiện đi lại còn khó khăn. Các hộ đƣợc tập huấn kỹ thuật chủ yếu từ cán bộ xã, phó Chi cục bảo vệ thực vật, và một số hộ đƣợc tập huấn do công ty thuốc bảo vệ thực vật tổ chức.

4.1.2.3 Tình hình áp dụng cơ giới hóa

Hiện nay do tình trạng thiếu lao động trong nông nghiệp, làm đẩy giá lao động lên cao. Do đó đòi hỏi cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng thiếu lao động trong nông nghiệp. Từ đó các loại cơ giới hóa đƣợc ra đời và góp phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Bảng 4.7: Tình hình áp dụng cơ giới hóa Mô hình

Trong mô hình Ngoài mô hình Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Máy bơm nƣớc 50 100 50 100 Máy xịt thuốc 40 80 36 72 Máy sạ hàng 36 72 21 42 Máy xới Máy gặt đập liên hợp 33 50 66 100 23 50 46 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Đông Bình, 2013

Qua bảng 4.7 ta thấy, các nông hộ trong và ngoài mô hình đều áp dụng hầu hết các loại máy móc trong sản xuất. Cụ thể có 100% (50 hộ) trong và ngoài mô hình đều áp dụng máy bơm nƣớc và máy gặt đập liên hợp. Việc sử dụng máy gặt đập liên hợp nhƣ hiện nay giúp nông dân trên địa bàn tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí và khi sử dụng loại máy này thì các khâu cắt, suốt, kéo sẽ đƣợc thực hiện đồng loại thay vì phải mƣớn từ khâu nhƣ trƣớc kia. Nông hộ trong mô hình sử dụng máy xịt thuốc với tỷ lệ 80% (40 hộ) và có 36 hộ ngoài mô hình áp dụng với tỉ lệ 72%. Đối với máy sạ hàng, những nông hộ trong mô hình đƣợc sự hƣớng dẫn của cán bộ khuyến nông khuyến cáo sạ hàng thay vì sạ tay theo truyền thống đƣợc 36 hộ áp dụng và có 21 nông hộ ngoài mô hình áp dụng loại máy này do một số nông hộ trong mô hình còn sản xuất theo kinh nghiệm, chƣa dám áp dụng sạ hàng trong sản xuất nên số ngƣời áp dụng chƣa đƣợc cao. Có 33 nông hộ trong mô hình áp dụng máy xới trong sản xuất chiếm tỷ lệ 66% và 46% (23 hộ) ngoài mô hình áp dụng. Cơ giới hóa đã góp phần

49

đáng kể trong vệc giảm chi phí sản xuất cho nông dân, tăng năng suất và giảm thất thoát sau thu hoạch.

4.1.3 Tình hình tiêu thụ

4.1.3.1 Hình thức bán lúa

Theo số liệu điều tra thực tế tại xã Đông bình thì vụ Đông Xuân năm 2012-2013 vừa rồi do thời tiết thuận lợi vào thời điểm thu hoạch nên đa phần nông dân đều phơi lúa khô rồi mới bán. Vì việc bán lúa ƣớt nông dân thƣờng không chủ động đƣợc giá và thƣờng sau khi thu hoạch nông dân đều bán lúa ngay để thanh toán các khoản tiền vật tƣ nông nghiệp và chi phí thuê lao động nên thƣờng bị thƣơng lái ép giá. Bên cạnh đó nông dân chỉ có thu hoạch chính là từ việc sản xuất lúa nên thay vì bán lúa ƣớt với giá thấp thì nông dân bỏ công lao động gia đình ra để phơi khô bán đƣợc giá cao hơn nhằm kiếm thêm thu nhập. Có 45 hộ trong mô hình và 48 hộ ngoài mô hình chọn hình thức bán lúa ngay sau khi phơi. Ngoài ra có 4 và 2 nông hộ trong và ngoài trự lúa lại để chờ giá cao.

Bảng 4.8: Hình thức bán lúa của nông hộ

Hình thức bán

Trong mô hình Ngoài mô hình Số hộ Tỷ trọng

(%) Số hộ Tỷ trọng (%) Bán ngay tại ruộng

(lúa ƣớt)

0 0 0 0

Bán ngay sau khi phơi 45 90 48 48

Trữ lại 4 8 2 2

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Đông Bình, 2013

4.1.3.2 Đối tượng thu mua

Những nông hộ tham gia mô hình CĐML sau khi thu hoạch sẽ đƣợc công ty Gentaco bao tiêu sản phẩm và bán đƣợc giá cao hơn những nông hộ nằm ngoài mô hình. Tuy nhiên mô hình CĐML ở xã Đông Bình mới đƣợc thành lập chƣa đƣợc lâu nên tình hình đầu ra còn hạn chế, công ty chỉ kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân chỉ đƣợc 40% (20 hộ) nên số nông hộ này bán lúa cho công ty (bán theo hợp đồng).

50

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Đông Bình, 2013

Hình 4.2 Đối tƣợng thu mua của nông hộ

Có 100% nông hộ ngoài mô hình bán lúa cho thƣơng lái vì họ cho rằng thƣơng lái thƣờng lái dễ liên lạc và trả tiền mặt ngay do nhu cầu cần tiền để thanh toán các khoản chi phí của nông dân. Và những nông hộ trong mô hình mà không đƣợc công ty bao tiêu cũng chọn hình thức này với số hộ là 48 (chiếm 34%). Còn lại 9 và 3 nông hộ trong mô hình tham gia bán cho địa lý lúa giống và chở đến nhà máy bán với tỉ lệ lần lƣợt là 18% và 6%. Vì những đối tƣợng này là những mối quên của nông dân và khi bán sẽ bán cho địa lý lúa giống sau một thời gian trữ lại nông dân sẽ bán đƣợc giá cao.

4.1.4 Lý do tham gia mô hình

Mô hình CĐML tại xã Đông Bình chỉ mới triển khai và thành lập vào vụ đông xuân 2011-2012 nhƣng hiệu qủa của nó đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Qua số liệu điều tra, nông dân chọn tham gia mô hình này với những lí do sau:

51 Bảng 4.9: Lý do tham gia mô hình CĐML

Lý do tham gia Số hộ Tỷ trọng

(%)

Khuyến cáo của địa phƣơng 41 82,0

Thu nhập cao hơn 28 56,0

Quy trình sản xuất mới có hiệu quả 15 30,0

Giảm đƣợc chi phí đầu vào 21 22,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Đông Bình, 2013

Qua bảng 4.9 ta thấy, đa số các nông hộ tham gia mô hình này là do khuyến cáo của địa phƣợng với tỉ lệ là 82%. Lý do tiếp theo mà nông dân tham gia mô hình này vì họ cho rằng tham gia mô hình sẽ đem lại cho họ thu nhập cao hơn (chiếm 56%). Có 30% nông hộ chọn tham gia mô hình vì họ cho rằng khi tham gia mô hình thì họ đƣợc tìm hiểu và sản xuất theo quy trình mới có hiệu quả hơn. Và có 22% nông hộ quyết ddingj tham gia mô hình này do giảm đƣợc chi phí đầu vào (giống, phân, thuốc BVTV,…).

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ THAM GIA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN VỤ ĐÔNG XUÂN 2012 2013 TẠI XÃ ĐÔNG BÌNH, HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 43 -51 )

×