PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu đường cầu của sản phẩm gạo thân thiện với môi trường ở thành phố cần thơ trường hợp sử dụng phân tích nhân tố (Trang 25)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp về tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng tiêu thụ gạo của ngƣời dân ở thành phố Cần Thơ đƣợc thu thập từ các báo cáo, các tạp chí chuyên ngành trong giai đoạn 2011 - 2012.

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Đối với phƣơng pháp CVM thì số quan sát tƣơng ứng với mỗi mức giá đƣa ra là phải bằng nhau, đề tài nghiên cứu đƣa ra là 6 mức giá và với mỗi mức giá thì sẽ cần 35 quan sát vì vậy cỡ mẫu của đề tài đƣợc xác định là 210 quan sát

b. Phương pháp chọn mẫu

Sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện đây là phƣơng pháp chọn dựa vào cơ hội thuận tiện dễ dàng trong qua trình chọn mẫu. Viêc chọn lựa đối tƣợng để phỏng vấn đƣợc giao phó cho phỏng vấn viên.

Ƣu điểm của phƣơng pháp này là rất thuận lợi cho việc chọn đáp viên, tiết kiệm đƣợc thời gian, tiến hành thu dữ liệu rất nhanh chóng vì vậy sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí điều tra. Tuy nhiên, phƣơng pháp này cũng có một số hạn chế cần lƣu ý là mẫu có tính đại diện không cao, chỉ áp dụng cho các nghiên cứu thăm dò, điều tra thị trƣờng.

c. Nội dung bảng câu hỏi

Nội dung bảng câu hỏi bao gồm 5 phần:

 Phần 1: Hành vi và thái độ bảo vệ môi trƣờng

Phần này gồm có 15 câu hỏi sử dụng thang đo likert 5 mức độ từ: 1 là hoàn toàn không đồng ý, 2 là không đồng ý, 3 là không ý kiến, 4 là đồng ý, 5 la hoàn toàn đồng ý nhằm mục đích tìm hiểu ý kiến, thái độ của đáp viên đối với môi trƣờng.

 Phần 2: Kiến thức về vƣờn quốc gia Tràm Chim

Phần này gồm có 5 câu hỏi nhằm tìm hiểu về sự hiểu biết của đáp viên đối vƣờn quốc gia tràm chim và sếu đầu đỏ cũng nhƣ các mối đe dọa và nguyên nhân làm suy giảm loài sếu

 Phần 3: Câu hói CVM về nhãn hiệu gạo “thân thiện với sếu đầu đỏ” Phần này có 3 câu hỏi và chia làm 2 nội dung:

Nội dung thứ 1: là mô tả phần kịch bản trong đó có giới thiệu sản phẩm thân thiện với môi trƣờng, khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn thân thiện với môi trƣờng và đã đƣợc áp dụng thành công ở các nƣớc phát triển. Phần còn lại là đặt ra giả định là Ủy Ban Nhân Dân Đồng Tháp và khu bảo tồn Tràm Chim sẽ chịu tránh nhiệm cung cấp nhãn hiệu lúa sản xuất “thân thiện với sếu đầu đỏ” cho nông dân ở xung quanh vùng Tràm Chim nếu họ sản xuất lúa sử dụng liều lƣợng hóa chất theo tiêu chuẩn quy định và hình thức canh tác không ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng sống của sếu đầu đỏ cũng nhƣ các loài chim thú khác.

Nội dung thứ 2: đặt ra các câu hỏi về mức sẵn lòng trả tiền của đáp viên đối với sản phẩm gao thân thiện với sếu đầu đỏ và sự chắc chắn của đáp viên đối với mức sẵn lòng trả đó

 Phần 4: Hành vi đối với việc sản xuất thân thiện với môi trƣờng

Phần này gồm có 16 câu hỏi và cũng sử dụng thang đo likert 5 mức độ từ 1 là hoàn toàn không đồng ý, 2 là không đồng ý, 3 là không ý kiến, 4 là đồng ý, 5 là hoàn toàn đồng ý để tìm hiểu ý kiến của đáp viên với các hành vi sản xuất thân thiện với môi trƣờng.

 Phần 5: Thông tin cá nhân

Phần này gồm có 10 câu hói nhằm để tìm hiểu thông tin của đáp viên nhƣ là: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập,…

d Hình thức phỏng vấn

Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp đây là phƣơng pháp phỏng vấn hoàn thiện nhất trong việc trao đổi trực tiếp giữa đáp viên và phỏng vấn viên, phỏng vấn viên có thể giải thích một cách sinh động các nội dung câu hỏi bằng lời hoặc hình ảnh minh họa. Do vậy, những câu hỏi dài và phức tạp có thể dùng để hỏi. Ngoài ra, hình thức này còn tạo ra đƣợc mối quan hệ trong một chừng mực nhất định giữa phỏng vấn viên và đáp viên để kích thích đáp viên trả lời trong quá trình phỏng vấn.

2.2.1 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Số liệu thứ cấp

Sử dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối và số tuyệt đối để phân tích thực trạng kinh tế xã hội cũng nhƣ tình hình tiêu thụ gạo ở thành phố Cần Thơ trong 3 năm vừa qua.

Số liệu sơ cấp

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài sử dụng phần mềm SPSS, STATA để phân tích số liệu.

Mặc khác đề tài còn sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả (descriptive satatistics). Thống kê mô tả là tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả và trình bày số liệu đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập trong điều kiện không chắc chắn. Đối với đề tài này thì các phƣơng pháp lập bảng, biểu đồ, và các phƣơng pháp số trong thống kê mô tả đƣợc sử dụng nhằm mô tả tổng quát về thông tin đáp viên và thái độ đáp viên Cần Thơ đối với sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng.

Sử dụng phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để xác định sự sẵn lòng trả (WTP) cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng của ngƣời dân thành phố Cần Thơ.

Sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố để phân loại hành vi đối với việc sản xuất thân thiện với môi trƣờng của các đáp viên ở thành phố Cần Thơ.

Phƣơng pháp hồi quy bằng mô hình kinh tế lƣợng:

 Mô hình logit (logistic)

Mô hình hồi quy logit nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến nhị phân vào các biến độc lập khác. Mục đích của mô hình là sử dụng các nhân tố có ảnh hƣởng đến biến độc lập để xác định khả năng những biến độc lập này sẽ có mối quan hệ với biến phụ thuộc nhƣ thế nào.

Trong phạm vi bài nghiên cứu này, mô hình logit đƣợc sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến mức sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng của ngƣời dân thành phố Cần Thơ.

Mô tả các biến đƣợc sử dụng trong mô hình logit:

Biến phụ thuộc Y: sự sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng. Y = 1 nếu đáp viên sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện vơi môi trƣờng. Y = 0 nếu đáp viên không sẵn lòng cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng.

Trong mô hình logistic các biến độc lập đƣợc đƣa vào nhƣ sau:

 Giá: là các mức giá từ 11.500 đến 19.000 đƣợc đƣa ra trong bảng câu hỏi để khảo sát đáp viên có sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng hay không, đơn vị tính là đồng. Biến này đƣợc kỳ vọng sẽ ảnh hƣởng ngƣợc chiều với sự sẵn lòng trả của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng, nghĩa là số tiền bỏ ra càng nhiều thì sự sẵn lòng trả của đáp viên càng thấp.

 Giới tính: là gới tính của đáp viên , đƣợc mã hóa là 1 nếu đáp viên là nam và là 0 nếu đáp viên là nữ. Biến này đƣơc kỳ vọng sẽ ảnh hƣởng cùng chiều với sự sẵn lòng trả của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng nếu đáp viên là nữ vì phụ nữ có xu hƣớng chăm lo cho sức khỏe của gia đình nhiều hơn nên sự sẵn lòng trả sẽ cao hơn.

 Thu nhập: là thu nhập bình quân hàng tháng của cả gia đình đáp viên (bao gồm thu nhập bằng tiền của tất cả các thành viên có việc làm) đơn vị tính là triệu đồng/hộ/tháng. Biến này đƣợc kỳ vọng sẽ ảnh hƣởng cùng chiều với sự sẵn lòng trả của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng, có nghĩa là thu nhập

của gia đình càng cao thì sự sẵn lòng trả của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng càng cao.

 Trình độ học vấn: là số năm đi học của đáp viên. Biến này đƣợc kỳ vọng sẽ ảnh hƣởng cùng chiều với sự sẵn lòng trả của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng, có nghĩa là trình độ học học vấn càng cao sự hiểu biết càng nhiều thì sự sẵn lòng trả của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng càng cao.

 Nhóm ngƣời quan tâm đến giá: là nhóm các đáp viên quan tâm nhiều đến giá cả. biến này kỳ vọng sẽ sẽ ảnh hƣởng ngƣợc chiều với sự sẵn lòng trả của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng, có nghĩa là các mức giá mà đề tài nghiên cứu đƣa ra càng cao thì sự sẵn lòng trả của nhóm ngƣời quan tâm tới giá cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng càng thấp.

 Nhóm ngƣời bàng quan: là nhóm các đáp viên không quan tâm đến các sản phẩm thân thiện môi trƣờng, cũng nhƣ không quan tâm nhiều đến giá. Biến này kỳ vọng sẽ ảnh hƣởng ngƣợc chiều với sự sẵn lòng trả của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng, có nghĩa là sự sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng của nhóm đáp viên bàng quan này sẽ không cao.

 Nhóm ngƣời quan tâm đến môi trƣờng: là nhóm các đáp viên quan tâm nhiều đến môi trƣờng sống. Biến này kỳ vọng sẽ ảnh cùng chiều với sự sẵn lòng trả của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng, có nghĩa là sự sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng của nhóm đáp viên quan tâm tới môi trƣờng sẽ càng cao.

 Nhóm ngƣời quan tâm đến sản phẩm môi trƣờng: là nhóm các đáp viên quan tâm nhiều đến các sản phẩm tốt cho môi trƣờng. Biến này đƣợc kỳ vọng sẽ ảnh hƣởng cùng chiều với sự sẵn lòng trả của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng, có nghĩa là sự sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng của nhóm đáp viên đến quan tâm sản phẩm môi trƣờng sẽ càng cao.

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ GẠO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Tổng quan về thành phố Cần Thơ

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lƣu của sông Mê Kông và ở vị trí trung

tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách

thành phố Cà Mau 178 km, cách thành phố Rạch Giá 128 km, cách biển khoảng 100 km theo đƣờng sông Hậu.

Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu. Phía bắc giáp tỉnh An

Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang,

phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Diện tích nội thành là 53 km². Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng.

Hình 3.3: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ 3.1.1.2 Địa hình, sông ngòi

Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông bồi đắp và đƣợc bồi lắng thƣờng xuyên qua nguồn nƣớc có phù sa của dòng sông Hậu. Địa chất trong thành phố đƣợc hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 mét có hai loại trầm tích là

Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).

Địa hình nhìn chung tƣơng đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngƣ nghiệp, với độ cao trung bình khoảng 1 – 2 mét dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đông bắc sang phía tây nam. Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu nhƣ Cồn Ấu, Cồn Khƣơng, Cồn

Sơn, Cù lao Tân Lập. Thành phố Cần Thơ có 3 dạng địa hình chính là địa hình ven sông

Hậu hình thành dải đất cao là đê tự nhiên và các cù lao ven sông Hậu.

Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lƣới sông, kênh, rạch khá chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hƣởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hƣởng của thủy triều cùng lũ cuối vụ.

Thành phố Cần Thơ có Sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài là 65 km, trong đó đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Tổng lƣợng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lƣu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đƣờng thủy. Các sông rạch lớn khác là rạch Bình

Thủy, Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt, kênh Tham Rôn và nhiều kênh lớn khác tại các huyện

ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nƣớc ngọt suốt hai mùa mƣa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.

3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28°C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.249,2h, lƣợng mƣa trung bình năm đạt 1600 mm. Độ ẩm trung bình năm giao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh hƣởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về

nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm.

Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trƣởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra 1 hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trongsản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, mùa mƣa thƣờng đi kèm với ngập lũ ảnh hƣởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố, mùa khô thƣờng đi kèm với việc thiếu nƣớc tƣới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất

là khu vực bị ảnh hƣởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng nhƣ nhu cầu dùng nƣớc không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.4 Kinh tế - xã hội

Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ƣơng, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Từ hơn trăm năm trƣớc, Cần Thơ đƣợc mệnh danh là Tây Đô – thủ phủ của miền Tây Nam bộ và giờ đây Cần Thơ đã trở thành đô thị loại 1, một trong 4 tỉnh – thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL và là vùng kinh tế trọng điểm thứ 4 của Việt Nam. Lợi thế của TP. Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý cho phép phát triển các lĩnh vực: hạ tầng đô thị; hạ tầng giao thông; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông - thủy - hải sản; du lịch, hạ tầng phục vụ du lịch và các ngành công nghiệp phụ trợ.

Nghị Quyết 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị ra đời đã mở hƣớng tháo gỡ những khó khăn và huy động sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng. Nhiều công trình, dự án mang tầm quốc gia, có sự lan tỏa trong vùng đã và đang triển khai, nhằm đƣa Cần Thơ phát triển ngang tầm một thành phố trung tâm của cả nƣớc. Những khó khăn về giao thông đang đƣợc giải quyết bằng các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đường cầu của sản phẩm gạo thân thiện với môi trường ở thành phố cần thơ trường hợp sử dụng phân tích nhân tố (Trang 25)