Nghĩa của việc nghiên cứu thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Một phần của tài liệu Thiền phái trúc lâm yên tử và ảnh hưởng của nó đến đời sống người việt ở thế kỉ XIII (Trang 44 - 51)

Phật giáo quan niệm tất cả chúng sinh, không kể là loài hữu tình hay vô tình, đều có Phật tính, tức là đều có khả năng thành Phật, chẳng qua vì đặc tính riêng của mỗi loài khác nhau mà việc biến khả năng đó thành hiện thực

khó dễ, nhanh chậm khác nhau mà thôi. Có thể nói rằng: “Ý nghĩa xã hội và

nhân văn cao cả của Phật giáo chính là ở chỗ khẳng định khả năng thành Phật của chúng sinh; mong muốn và thực hành việc giáo hoá, giác ngộ chúng sinh, kích thích, khơi dậy Phật tính ở mỗi con người, khiến cho con người có ý thức làm chủ mọi hành vi, làm chủ số phận của chính mình, từ đó góp phần làm cho xã hội được an lạc và thanh tịnh” [15, tr. 18].

Từ góc nhìn di sản văn hóa, ta thấy thiền phái Trúc Lâm Yên Tử có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Chỉ xét riêng trong lĩnh vực di tích lịch sử văn hóa, các ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng và hiện đang phát huy giá trị trong đời sống xã hội.

Thứ nhất, xét về khía cạnh văn hóa vật thể, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

để lại dấu tích những ngôi chùa, tháp, am, đường tùng, trúc, suối Giải Oan, vườn Ngự Dược, tượng đá An Kỳ Sinh, chùa Đồng trên đỉnh núi hợp thành một quần thể sống động giữa nơi non cao, rừng thẳm. Chỉ nói riêng cái tên Trúc Lâm Yên Tử cũng đã khơi dậy được vẻ cổ kính và chiều sâu thế giới tâm linh trong lòng mỗi người dân đất Việt, là nơi tu hành, giảng đạo của người xưa và là điểm du lịch, tham quan danh lam thắng cảnh của người hiện đại.

Thứ hai, các ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ngoài chức

đặc biệt thờ các vị Tổ Trúc Lâm, có tháp Phật, tượng Tam Tổ và tượng Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. Điều đó chứng tỏ ngoài giá trị kiến trúc, nghệ thuật, các ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử còn mang ý nghĩa lưu niệm danh nhân, gắn với cuộc đời, sự nghiệp của các bậc cao tăng, danh nhân văn hóa của đất nước là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang…

Thứ ba, do vị thế của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trong đời sống xã hội

đương thời mà các ngôi chùa gắn với Thiền phái này luôn được xây dựng ở những địa điểm có cảnh trí thiên nhiên đẹp hùng vĩ, với quy mô kiến trúc rất đồ sộ và đã trở thành danh lam thắng cảnh có ảnh hưởng lớn trong tâm thức dân gian. Các ngôi chùa đó phần lớn đều được vinh danh là những đại danh lam như: Yên Tử, Quỳnh Lâm, chùa Vĩnh Nghiêm (Đức La), chùa Côn Sơn, chùa Thanh Mai, chùa tháp Phổ Minh... và đã trở thành những điểm đến du lịch rất hấp dẫn với những hoạt động lễ hội dài ngày có ảnh hưởng trong những vùng rộng lớn của đất nước.

Thứ tư, xét về nguồn văn hóa phi vật thể thì chính tác phẩm của ba vị Sư

tổ đã trở thành những giá trị tinh thần của dân tộc, vừa là di sản tư tưởng nhân văn của ông cha vừa là những áng thơ vượt thời gian. Nhiều chuyên ngành khoa học xã hội như lịch sử tư tưởng, triết học, văn học, tôn giáo, ngôn ngữ…đều có thể tìm đến khai thác các văn bản này.

Thứ năm, tư tưởng triết lý của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là tu dưỡng

thân tâm mình để phụng sự lợi ích của dân tộc, lợi ích cộng đồng, đất nước có được độc lập thì Phật giáo mới có điều kiện hưng thịnh. Từ nhận thức như vậy, chúng ta cần xác định thái độ trân trọng, tôn vinh và phát huy đến mức cao nhất những triết lý cơ bản và những di sản văn hóa tiêu biểu của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử phục vụ cho mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Thứ sáu, giá trị lớn nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đó chính là tư

tưởng triết lý Phật giáo thuần Việt.

Theo Tiến sĩ Thích Đồng Bổn, Trưởng ban Phật giáo Việt Nam - Viện

nghiên cứu Phật học Việt Nam nói: “Nói về lĩnh vực văn hóa, kho tàng lớn

nhất của Thiền phái Trúc Lâm là những bài kể, những bài thơ do Trúc Lâm Đầu Đà - Vua Trần Nhân Tông để lại. Điển hình nhất là bài Cơ Trần Lạc Đạo Thế, đây được coi là một bài tuyệt tác văn học và hàng loạt những bài thơ về cuộc đời về Yên Tử. Những thơ này luôn luôn mang tư tưởng Việt Nam và tư tưởng dung thông tất cả” [1, tr. 45].

Thứ bảy, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử còn để lại cho chúng ta vô số

những bài học quí giá. Trong đó bài học về sự thịnh suy và sự thống nhất trong tinh thần hòa hợp như sữa với nước của Phật giáo Trúc Lâm.

Chúng ta thấy những lúc Phật giáo cực thịnh không phải là lúc lắm chùa, nhiều sư, có được sự hưng thịnh của Phật giáo là nhờ vào trí tuệ Phật chất tỏa ra từ mỗi người con Phật. Phật chất ấy là hoa trái của những ngày tháng công phu tu tập. Chính cái đó mới có thể luân lưu trong dòng đời bất tận mà tỏa sáng muôn ngàn thế hệ hôm nay và mai sau. Tuy rằng trong mỗi đời vua Trần, số người tu chứng không phải là nhiều, chỉ một hai người, nhưng cũng đủ làm rạng sáng tông phong nhà Phật, cũng như cũng đủ làm chỗ qui ngưỡng, nương tựa vào Tăng Ni, tín đồ Phật giáo. Ở đây với tinh thần ấy hòa hiệp thống nhất thực tu thực chứng các vị tổ Trúc Lâm đã khai quang được đạo Phật ở Việt Nam, để Phật pháp vẫn được xương minh và truyền bá rộng khắp mọi nơi, mọi lúc trong nước Đại Việt.

Thứ tám, sự ra đời Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã góp phần cổ vũ tinh

thần người dân nước Việt về khả năng phát triển những giá trị văn hóa bản địa, nội sinh trong lòng dân tộc. Ðây cũng chính là sự đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh, tín ngưỡng của mỗi cộng đồng người ở từng thời đại, giai đoạn lịch sử cụ thể. Có thể nói sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã tạo

nên trường lực hấp dẫn mạnh mẽ, tạo đà thúc đẩy sự ra đời hàng trăm ngôi chùa lớn, nhiều tầng lớp Tăng chúng cùng quy hướng theo một dòng tu hành in đậm sắc thái Phật giáo dân tộc. Bản thân hình tượng ba vị sư tổ cũng được tôn thờ, nghệ thuật hóa thành tranh, tượng và nhân vật trong văn học viết

cũng như truyền thuyết dân gian. Nguyễn Lang, trong Việt Nam Phật Giáo Sử

Luận đã viết: “Phật Giáo Trúc Lâm là một nền Phật Giáo độc lập, uy tín tinh thần của nó là uy tín tinh thần quốc gia Đại Việt. Nó là xương sống của một nền văn hóa Việt Nam độc lập. Nền Phật giáo này tuy có tiếp nhận những ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, Ấn Độ và Tây Tạng nhưng vẫn giữ cá tính đặc biệt của mình” [8, tr. 78]. Mặc dù đến hết triều Trần, Phật giáo không còn

giữ được địa vị như giai đoạn trước, song tinh thần Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã kịp chuyển hóa, thấm sâu trong đời sống tinh thần dân chúng và trở thành những giá trị văn hóa bền vững trước thời gian.

Tóm lại, có thể khẳng định: Phật giáo Việt Nam nói chung, thiền phái

Trúc Lâm Yên Tử nói riêng là một thành tố của văn hóa Việt Nam. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã chứng tỏ khả năng dung hợp và tiếp biến văn hóa của người Việt Nam đối với các yếu tố văn hóa và tôn giáo ngoại lai. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một thiền phái Phật giáo thuần Việt, do các thiền sơ Việt Nam đã chọn lọc và “Việt Nam hóa” được những tư tưởng cao đẹp từ Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa. Đóng góp to lớn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là ở chỗ, nó luôn đồng hành với dân tộc, là “điểm tựa tinh thần”, góp phần củng cố và nâng cao ý thức liên kết cộng đồng, tinh thần độc lập tự chủ của Đại Việt trước mọi thử thách cam go của lịch sử. Đồng thời chính các giá trị vật thể và phi vật thể liên quan đến thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã là một minh chứng sâu sắc cho khả năng tồn tại và phát triển của một di sản văn hóa, bất chấp năm tháng và mọi thăng trầm thế sự. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tỏa sáng thành "tâm thức Trúc Lâm" trong lòng mỗi con người thuộc mọi thế hệ, ở khắp mọi vùng đất nước.

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phật Giáo Trúc Lâm Yên Tử gắn với vị vua Trần Nhân Tông, là một nền Phật Giáo độc lập: uy tín tinh thần của nó là uy tín tinh thần quốc gia Ðại Việt. Nó là xương sống của nền văn hóa Việt Nam độc lập. Phật Giáo Trúc Lâm Yên Tử tuy có tiếp nhận những ảnh hưởng của Phật Giáo Trung Hoa, Ấn Ðộ và Tây Tạng nhưng vẫn giữ cá tính đặc biệt của mình. Ðứng về phương diện tư tưởng, tổ chức, cũng như hành đạo, giáo hội Trúc Lâm Yên Tử có những nét độc đáo khiến cho nó chỉ có thể là một giáo hội Việt Nam, phục vụ cho người Việt, duy trì và bồi đắp cá tính Việt.

Sự dung hợp các dòng thiền thành một dòng thiền Việt Nam, trong ý nghĩa thầm kín sâu xa, là một nhát đánh động lòng tin của dân tộc. Không phải phái này chỉ trích phái nọ mà chỉ ngộ bản tâm là chính. Không tông môn này đối chọi tông môn kia, chỉ sáng tâm là trên. Quả thật, chính đây là một nét chấm phá làm nổi bật nền Phật giáo Việt Nam và đó là ngọn đèn sáng cho những thế hệ sau này cần soi sáng. Đối với lịch sử và văn hóa Phật giáo thì thiền phái Trúc Lâm vẫn để lại dấu ấn thiêng liêng trên dãy núi Yên Tử mà ngàn đời sau con cháu người Việt dù có phải là tín đồ của Phật giáo hay không thì cũng luôn hướng về nơi đó, nơi có một vị vua của dân tộc Việt đã để lại những giá trị quý giá mà không phải đất nước nào cũng có được.

Cuộc sống đã bao lần thay đổi theo thời gian, giá trị hiện thực của Phật giáo thời Trần cũng được tăng thêm qua mỗi lần nhìn lại. Ngày hôm nay, xã hội đang trên đà tiến đến giai đoạn kinh tế phát triển mạnh, thì những giá trị của quá khứ cần phải được trân trọng, bảo lưu và giữ gìn cẩn thận. Bởi vì lịch sử là chấn tích sinh động làm cơ sở cho niềm tự hào của dân tộc. Đặc sắc của Phật giáo đời Trần là một thực thể sống, việc giải thoát cho tự thân mà các thiền sư đời Trần đã đem tinh thần ấy làm hành trang để hòa vào đời, giúp người, giúp đời.

Thế hệ chúng ta bước sang thế kỷ XXI, nền văn minh khoa học kỹ thuật nhằm cung ứng phương tiện vật chất phục vụ cuộc sống con người ngày càng phát triển cực độ. Nhưng cùng lúc, con người cũng đang báo động sự xuống cấp tinh thần của con người, không phải chỉ riêng ở Việt Nam mà trên khắp hành tinh. Thế giới đang kêu gọi con người biết kiềm chế, dừng lại với chính mình. Bên ngoài dù phát triển kinh tế nuôi dưỡng sự sống, nhưng cũng phải biết làm thế nào để bảo vệ môi sinh, môi trường cho cuộc sống. Đồng thời, bên ngoài có cuộc sống vật chất tốt rồi thì bên trong con người cũng phải biết quay về tìm lại cội nguồn truyền thống văn hóa tổ tiên của mỗi dân tộc. Nếp sống hiền đẹp của các thế hệ tiền nhân là luôn luôn gánh chịu gian nan khổ cực, hy sinh cho con cháu, xả thân vì đại nghĩa, vì an nguy của dân tộc và nhân loại. Hiện nay đa số những người trí thức phương Tây đang bất lực trước làn sống văn minh khoa học và sự xuống cấp trầm trọng tinh thần đạo đức con người trong xã hội. Họ đang tìm về phương Đông như tìm kiếm một ánh sáng mới mà họ tin là có chỗ dựa tinh thần căn bản về đạo đức, một phương thức sống với đầy đủ ý nghĩa về nền tảng sống cao đẹp của con người. Sống chung trong cộng đồng mà tự ý thức được mình, biết “thương người như thể thương thân” hay biết “lá lành đùm lá rách” vv… đâu phải ở đâu và thời nào cũng có được. Con người sống mà biết sống cho mình và cho người thì chắc chắn con người sẽ tìm ra ý nghĩa sống, biết trân trọng và yêu thương cuộc sống. Những tăng ni trẻ chúng ta, những người trí thức của thế kỷ, chắc hẳn đã thấy thực trạng của Phật giáo ngày nay, có lẽ mỗi chúng ta nên có giây phút nhìn lại mình, để thấy mình như thế nào, đang tư duy và hành động ra sao cho cuộc sống hiện tại và tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thích Đông Bổn (2006), Vai trò chính trị của tăng Sĩ thời đại Lý - Trần,

Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

2. Trương Văn Chung (1998), Tư tưởng triết học của thiền phái Trúc Lâm đời

Trần, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Hòa thượng Phúc Điền (1851), Đại Nam Thiền Uyển Đăng Tập Lục, Nxb

Viện nhgiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.

4. Nguyễn Hùng Hậu (1989), “Thử bàn về một vài tư tưởng triết học Phật

giáo qua tác phẩm Khoa hư lục”, Tạp chí triết học, số 1, trang 62 - 67,

Viện triết học.

5. Nguyễn Hùng Hậu (1990), “Góp phần nghiên cứu một số tưởng triết học

phật giáo của thiền phái Vinitaria”, Tạp chí triết học, số 2, trang 49 - 52,

Viện triết học.

6. Phạm Kế (1995), Danh sơn Yên Tử, Nxb Lao động, Hà Nội.

7. Nguyễn Lang (1974), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nxb Lá bối,

Sài Gòn.

8. Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nxb Văn học,

Hà Nội.

9. Ngô Sĩ Liên (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội.

10. Thích Thông Phương (2009), Trần Nhân Tông với thiền phái Trúc Lâm,

Nxb Tôn giáo, Viện nghiên cứu Phật học.

11. Thích Phước Sơn (1995), Tam Tổ thực lục, Viện nghiên cứu Phật học. 12. Lê Mạnh Thát (2000), Toàn tập Trần Nhân Tông, Nxb TP, Hồ Chí Minh. 13. Lưu Thị Quyết Thắng (2008), “Bàn về trí tuệ trong đạo đức Phật”, Tạp chí

14. Trần Thái Tông (1974), Khóa hư lục (Đào Duy Anh dịch), Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

15. Trần Nhân Tông (1989), Cư Trần lạc đạo phú, trong sách thơ văn Lý - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trần, tập 2, quyển thượng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Nguyễn Tài Thư (1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội.

17. HT. Thích Thanh Từ (1997), Trúc Lâm Tam Tổ giảng giải, Viện nghiên

cứu Phật học Viện Nam.

18. Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1977), Thơ văn Lý - Trần, tập 2, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Đoàn Thị Thu Vân (2000), Tuệ Trung Thượng Sĩ và Thiền phong đời

Trần, Nxb Đà Nẵng.

20. Viện khoa học xã hội Việt Nam (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

21. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin,

Một phần của tài liệu Thiền phái trúc lâm yên tử và ảnh hưởng của nó đến đời sống người việt ở thế kỉ XIII (Trang 44 - 51)